Bà Khin Ohmar đã sống lưu vong bên Thái Lan từ 23 năm qua, bà chưa muốn trở về:
“Rất khó biết đây có phải thực sự là lúc quay về hay không. Hiện thời, nếu ta phát biểu những gì không làm vừa lòng họ, ta vẫn còn gặp rắc rối. Chính quyền cần có một chính sách rõ ràng là họ sẽ thực sự đặc xá cho tất cả những người sống xa tổ quốc, và phải bảo đảm tính mạng của chúng tôi được an toàn.”
Năm 1988, Salai Ya là một sinh viên bỏ học để đi theo lực lượng nổi loạn và trở thành một cấp chỉ huy quân sự chống lại binh sĩ chính phủ. Trong những năm kế tiếp, cha anh và một người em còn ở lại trong nước đã bị cầm tù vì hoạt động chính trị, để lại cho anh những trrải nghiệm cay đắng:
“Cha tôi được bầu làm đại biểu Quốc hội nam 1990 vì nằm trong đảng NLD. Ông chết trong tù năm 1998 sau khi bị bắt và bị kêu án 11 năm tù. Ở trong tù ông còn bị tra tấn.”
Sau nhiều năm lưu vong, cuộc sống của nhiều người đã thay đổi. Nhiều người đã luống tuổi, không còn mong ngày trở về, nhiều người sinh con đẻ cái, giống như anh Salai:
“Bây giờ cuộc sống tôi thay đổi vì tôi có con nhỏ. Trước đây, tôi không lo chuyện đó, tôi muốn làm gì thì làm. Bây giờ tôi phải nghĩ đến tương lai con tôi, nó sẽ ra sao nếu không có tôi hoặc nếu tôi chết? Tôi phải suy nghĩ dữ lắm, nhưng tôi vẫn còn hoạt động để mang lại dân chủ cho nước tôi.”
Anh nói thái độ bây giờ của anh là chờ một thời gian:
“Miến Điện chưa có hòa bình. Có người nói ở đó đã có thay đổi nhưng đó chưa phải là thay đổi thực sự. Gia đình tôi muốn chờ một thời gian xem sao.”
Đối với anh Salai và nhiều người khác, Miến Điện chưa thay đổi đúng mức để có thể trở về.
Trong mấy chục năm phe quân đội nắm quyền, nhiều nhà hoạt động Miến Điện phải bỏ trốn ra nước ngoài, vừa mưu sinh vừa tìm cách mang lại dân chủ cho nước mình. Giờ đây, gần một năm sau khi chính phủ mới có những cải cách dân chủ, nhiều người Miến Điện lưu vong vẫn chưa sẵn sàng để hồi hương. Thông tín viên đài VOA trò chuyện với một số người Miến Điện đang sống lưu vong bên Thái Lan.