Lực lượng nổi dậy tại Syria đã chiến đấu chống chính phủ do Tổng Thống Bashar al-Assad lãnh đạo gần 18 tháng nay, nhưng như lời tường thuật của thông tín viên André de Nesnera của VOA thì hiện người ta vẫn chưa rõ phong trào đối lập Syria gồm những thành phần nào.
Nhiều chuyên gia nhận định, trên thực tế không chỉ có một phe đối lập duy nhất ở Syria.
Theo lời ông Fawaz Gerges, chuyên gia về khu vực Trung Đông tại Trường Kinh tế London, thì có “nhiều phe đối lập ở Syria.” Ông phân tích:
"Có hơn 100 phe đối lập vũ trang ở Syria. Có nhiều phe phái nhỏ, thái độ và quan điểm của họ khác biệt trong nội bộ phong trào đối lập, cả ở bên ngoài lẫn bên trong Syria. Cụ thể là có thành phần theo chủ thuyết Hồi giáo, không chỉ riêng nhóm Huynh đệ Hồi giáo; có thành phần theo chủ thuyết Hồi giáo cực đoan Salafi, và thành phần theo chủ thuyết Hồi giáo ôn hòa. Có người theo dân tộc chủ nghĩa, có người theo chủ nghĩa thế tục, có người theo phong trào cánh tả. Đây là một trong những bức tranh phức tạp và nhiều màu sắc nhất mà ta có thể phác họa khi nói đến những phe đối lập ở Syria.”
Ông Gerges nói sự chia rẽ giữa những phe phái khác nhau là điều không thể tránh khỏi:
"Không những có chia rẽ lớn giữa các nhóm đối lập bên ngoài Syria, đặc biệt là Hội đồng quốc gia Syria và các nhóm khác, mà ở trong nước, còn có chia rẽ sâu xa trong nội bộ phe đối lập, nói cách khác có chia rẽ giữa các nhóm đối lập vũ trang bên trong Syria và những nhóm đối lập bên ngoài Syria."
Các nhà phân tích theo một quan điểm, thì phong trào đối lập Syria bị chia rẽ, nội bộ lủng củng, làm việc kém hiệu quả, và không đưa ra được một giải pháp khả dĩ có thể thay thế chế độ Bashar al-Assad.
Tuy nhiên, ông Nadim Shehadi, một chuyên gia về Trung Đông thuộc tổ chức Chatham House ở London, lại có cách nhìn khác về phe đối lập Syria.
"Một cách khác nhìn khác về phong trào đối lập của Syria là sự chia rẽ đó thể hiện sức mạnh. Theo một cách nào đó, chia rẽ chính là dấu hiệu của một xã hội chính trị lành mạnh. Phong trào này thể hiện toàn bộ xã hội Syria với tất cả tính đa dạng về lịch sử, về sắc tộc và về ý thức hệ lần đầu tiên mới xuất hiện. Đây chính là nền tảng để tạo dựng một nền dân chủ trong tương lai. Trông đợi một phong trào đối lập đoàn kết sau lưng một vị lãnh tụ có quyền lực, là muốn có một nhà độc tài khác."
Các chuyên gia nói sẽ rất thú vị nếu lực lượng đối lập có thể gạt những bất đồng sang một bên để cai trị đất nước một khi ông Assad bị buộc phải từ chức, như các lực lượng đối lập tiên đoán.
Một nhân vật được coi là có triển vọng trở thành một khuôn mặt trong chính quyền chuyển tiếp là Tướng Manaf Tlass, người đã đào thoát sang Pháp cách đây vài tuần.
Cha của ông Tlass, Mustafa Tlass, từng giữ chức vụ bộ trưởng quốc phòng Syria trong nhiều thập kỷ, và bản thân ông Manaf Tlass là bạn thiếu thời và là người trợ lý gần gũi đáng tin cậy của Tổng thống Syria bây giờ.
Nhưng nhiều chuyên gia, kể cả ông Fawaz Gerges thuộc Trường Kinh tế London, nói uy tín của Tướng Tlass đã bị ảnh hưởng vì sự liên hệ với chế độ Assad. Ông nói:
"Nhiều người trong lực lượng đối lập, đặc biệt là bên trong Syria, vẫn còn nhớ rằng gia đình Tlass từng có quan hệ rất gần gũi với gia đình Assad. Quá trình gắn bó lâu dài với gia đình Assad như thế sẽ không cho phép ông Tlass đóng một vai trò hệ trọng trong chính quyền hậu Assad. "
Ông Nadim Shehadi thuộc tổ chức Chatham House ở London, nói rằng lực lượng đối lập bên ngoài Syria không có chính danh ở trong nước. Ngay cả Hội đồng Quốc gia Syria đặt căn cứ ở Istanbul cũng bị xem là quá gần gũi với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Shehadi nói rằng cuộc cách mạng chính trị đích thực đang diễn ra tại hiện trường, bên trong Syria:
"Ðây mới là điều làm chế độ Assad tức giận đến điên cuồng. Chế độ này có thể dùng bạo lực, có thể thắng bạo lực và từng cổ vũ cho bạo lực. Nó có thể tồn tại thêm 10 năm nữa với bạo lực. Nhưng chế độ Assad không thể chấp nhận - dù chỉ một ngày - rằng có một lực lượng đối lập chính đáng, một lực lượng đối lập chính trị chống lại chế độ. Cho đến bây giờ chế độ Assad vẫn mô tả lực lượng đối lập là lính đánh thuê và là một phần trong một âm mưu chống lại Syria. "
Nhiều chuyên gia tin rằng vẫn còn lâu phong trào đối lập mới giành được ưu thế bởi vì có dấu hiệu cho thấy ông Assad sẵn sàng quyết chiến tới cùng, như cựu lãnh đạo của Libya Moammar Gadhafi.
Nhiều chuyên gia nhận định, trên thực tế không chỉ có một phe đối lập duy nhất ở Syria.
Theo lời ông Fawaz Gerges, chuyên gia về khu vực Trung Đông tại Trường Kinh tế London, thì có “nhiều phe đối lập ở Syria.” Ông phân tích:
"Có hơn 100 phe đối lập vũ trang ở Syria. Có nhiều phe phái nhỏ, thái độ và quan điểm của họ khác biệt trong nội bộ phong trào đối lập, cả ở bên ngoài lẫn bên trong Syria. Cụ thể là có thành phần theo chủ thuyết Hồi giáo, không chỉ riêng nhóm Huynh đệ Hồi giáo; có thành phần theo chủ thuyết Hồi giáo cực đoan Salafi, và thành phần theo chủ thuyết Hồi giáo ôn hòa. Có người theo dân tộc chủ nghĩa, có người theo chủ nghĩa thế tục, có người theo phong trào cánh tả. Đây là một trong những bức tranh phức tạp và nhiều màu sắc nhất mà ta có thể phác họa khi nói đến những phe đối lập ở Syria.”
Ông Gerges nói sự chia rẽ giữa những phe phái khác nhau là điều không thể tránh khỏi:
"Không những có chia rẽ lớn giữa các nhóm đối lập bên ngoài Syria, đặc biệt là Hội đồng quốc gia Syria và các nhóm khác, mà ở trong nước, còn có chia rẽ sâu xa trong nội bộ phe đối lập, nói cách khác có chia rẽ giữa các nhóm đối lập vũ trang bên trong Syria và những nhóm đối lập bên ngoài Syria."
Các nhà phân tích theo một quan điểm, thì phong trào đối lập Syria bị chia rẽ, nội bộ lủng củng, làm việc kém hiệu quả, và không đưa ra được một giải pháp khả dĩ có thể thay thế chế độ Bashar al-Assad.
Tuy nhiên, ông Nadim Shehadi, một chuyên gia về Trung Đông thuộc tổ chức Chatham House ở London, lại có cách nhìn khác về phe đối lập Syria.
"Một cách khác nhìn khác về phong trào đối lập của Syria là sự chia rẽ đó thể hiện sức mạnh. Theo một cách nào đó, chia rẽ chính là dấu hiệu của một xã hội chính trị lành mạnh. Phong trào này thể hiện toàn bộ xã hội Syria với tất cả tính đa dạng về lịch sử, về sắc tộc và về ý thức hệ lần đầu tiên mới xuất hiện. Đây chính là nền tảng để tạo dựng một nền dân chủ trong tương lai. Trông đợi một phong trào đối lập đoàn kết sau lưng một vị lãnh tụ có quyền lực, là muốn có một nhà độc tài khác."
Các chuyên gia nói sẽ rất thú vị nếu lực lượng đối lập có thể gạt những bất đồng sang một bên để cai trị đất nước một khi ông Assad bị buộc phải từ chức, như các lực lượng đối lập tiên đoán.
Một nhân vật được coi là có triển vọng trở thành một khuôn mặt trong chính quyền chuyển tiếp là Tướng Manaf Tlass, người đã đào thoát sang Pháp cách đây vài tuần.
Nhưng nhiều chuyên gia, kể cả ông Fawaz Gerges thuộc Trường Kinh tế London, nói uy tín của Tướng Tlass đã bị ảnh hưởng vì sự liên hệ với chế độ Assad. Ông nói:
"Nhiều người trong lực lượng đối lập, đặc biệt là bên trong Syria, vẫn còn nhớ rằng gia đình Tlass từng có quan hệ rất gần gũi với gia đình Assad. Quá trình gắn bó lâu dài với gia đình Assad như thế sẽ không cho phép ông Tlass đóng một vai trò hệ trọng trong chính quyền hậu Assad. "
Ông Nadim Shehadi thuộc tổ chức Chatham House ở London, nói rằng lực lượng đối lập bên ngoài Syria không có chính danh ở trong nước. Ngay cả Hội đồng Quốc gia Syria đặt căn cứ ở Istanbul cũng bị xem là quá gần gũi với Thổ Nhĩ Kỳ.
Ông Shehadi nói rằng cuộc cách mạng chính trị đích thực đang diễn ra tại hiện trường, bên trong Syria:
"Ðây mới là điều làm chế độ Assad tức giận đến điên cuồng. Chế độ này có thể dùng bạo lực, có thể thắng bạo lực và từng cổ vũ cho bạo lực. Nó có thể tồn tại thêm 10 năm nữa với bạo lực. Nhưng chế độ Assad không thể chấp nhận - dù chỉ một ngày - rằng có một lực lượng đối lập chính đáng, một lực lượng đối lập chính trị chống lại chế độ. Cho đến bây giờ chế độ Assad vẫn mô tả lực lượng đối lập là lính đánh thuê và là một phần trong một âm mưu chống lại Syria. "
Nhiều chuyên gia tin rằng vẫn còn lâu phong trào đối lập mới giành được ưu thế bởi vì có dấu hiệu cho thấy ông Assad sẵn sàng quyết chiến tới cùng, như cựu lãnh đạo của Libya Moammar Gadhafi.