LONDON —
Các nhà thương thuyết của Iran sẽ gặp nhóm liên lạc của Liên Hiệp Quốc tại Geneve từ ngày mai để bàn xem liệu việc thay đổi chính phủ ở Tehran có giúp phá vỡ thế bế tắc bấy lâu nay về chương trình hạt nhân của nước này hay không. Iran đã gánh chịu các biện pháp trừng phạt kinh tế khắc nghiệt trong khi Liên Hiệp Quốc gây sức ép nhằm bảo đảm rằng Tehran sẽ không phát triển vũ khí hạt nhân, một điều mà giới lãnh đạo Iran nói họ không muốn thực hiện. Thông tín viên Al Pessin của VOA tường trình từ London.
Ba năm về trước trong một ngày mưa như thế này vào tháng 12 là lần cuối cùng các nhà đàm phán quốc tế và Iran gặp nhau tại Geneve để thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran.
Cũng như nhiều cuộc thảo luận khác, các cuộc đàm phán đó không mang lại những sự thỏa hiệp cần thiết để trấn an Liên Hiệp Quốc về các tham vọng hạt nhân của Iran.
Nhưng kể từ đó, rất nhiều điều đã thay đổi. Hồi tháng Sáu, người dân Iran bất ngờ bầu ông Hassan Rouhani, một người có tư tưởng ôn hòa, làm tổng thống. Các tuyên bố của ông Rouhani, đặc biệt là tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng trước, đã mang lại hy vọng mới về khả năng đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán. Đó là nhận định của chuyên gia về Iran, Mark Fitzpatrick tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế.
“Tôi nghĩ Iran sẽ đề xuất một điều gì đó mới mẻ. Tôi không tin rằng điều đó sẽ đủ để tạo nên một bước đột phá lớn, nhưng có thể dẫn tới một số tiến bộ nhỏ bé. Và rồi các cuộc đàm phán tiếp theo có thể mang lại thêm các tiến bộ khác nữa”.
Nhưng sau khi ngoại trưởng đại diện cho Tổng thống Rouhani gặp nhóm liên lạc của Liên Hiệp Quốc và đồng ý tiếp tục đàm phán ở Geneve cũng như sau khi ông Rouhani điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhà lãnh đạo Iran đối mặt với các chỉ trích trong nước là đã tiến hành mọi chuyện quá nhanh chóng.
Trong khi đó, Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội Mỹ không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran trong khi các nỗ lực ngoại giao mới vừa khởi sự.
Ông Fitzpatrick nhận định thêm:
“Ông Rouhani như đang trong một tình huống khó xử. Ông phải xoa dịu những người có tư tưởng cứng rắn, cũng giống như Tổng thống Obama phải đối mặt với các thành viên cứng rắn trong Quốc hội, những người không muốn giảm bớt các biện pháp trừng phạt mà ngược lại muốn tăng cường thêm. Vì thế, sẽ rất khó khăn để cân bằng mọi việc”.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không cho rằng các nhà lãnh đạo mới tìm được sự cân bằng đó.
Một số vòng đàm phán với Iran đã không đạt được kết quả trong thời gian bà Clinton nắm chức Ngoại trưởng Mỹ. Bà phát biểu tại Chatham House ở London hôm thứ Sáu tuần trước.
“Tại Geneve vào tuần tới, tôi sẽ là người quan tâm nhiều nhất xem các giới chức Iran có củng cố hy vọng rằng có thể có một cuộc đàm phán dẫn tới một giải pháp làm họ hài lòng, mà cùng lúc có thể chấp nhận được đối với chúng ta. Tôi nghĩ tại thời điểm này, không có cách gì chúng ta biết trước liệu điều dó có xảy ra hay không”.
Các chuyên gia cho rằng điều duy nhất mọi người biết rõ là đây sẽ là một tiến trình lâu dài, bị đè nặng dưới hành trang của quá khứ, sự hoài nghi và các mục tiêu đối nghịch.
Cho nên trong khi các giới chức hy vọng sẽ đạt được tiến bộ, họ sẽ không kỳ vọng bất kỳ bước đột phá nào.
Ba năm về trước trong một ngày mưa như thế này vào tháng 12 là lần cuối cùng các nhà đàm phán quốc tế và Iran gặp nhau tại Geneve để thảo luận về chương trình hạt nhân của Iran.
Cũng như nhiều cuộc thảo luận khác, các cuộc đàm phán đó không mang lại những sự thỏa hiệp cần thiết để trấn an Liên Hiệp Quốc về các tham vọng hạt nhân của Iran.
Nhưng kể từ đó, rất nhiều điều đã thay đổi. Hồi tháng Sáu, người dân Iran bất ngờ bầu ông Hassan Rouhani, một người có tư tưởng ôn hòa, làm tổng thống. Các tuyên bố của ông Rouhani, đặc biệt là tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hồi tháng trước, đã mang lại hy vọng mới về khả năng đạt được tiến bộ trong các cuộc đàm phán. Đó là nhận định của chuyên gia về Iran, Mark Fitzpatrick tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế.
“Tôi nghĩ Iran sẽ đề xuất một điều gì đó mới mẻ. Tôi không tin rằng điều đó sẽ đủ để tạo nên một bước đột phá lớn, nhưng có thể dẫn tới một số tiến bộ nhỏ bé. Và rồi các cuộc đàm phán tiếp theo có thể mang lại thêm các tiến bộ khác nữa”.
Nhưng sau khi ngoại trưởng đại diện cho Tổng thống Rouhani gặp nhóm liên lạc của Liên Hiệp Quốc và đồng ý tiếp tục đàm phán ở Geneve cũng như sau khi ông Rouhani điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhà lãnh đạo Iran đối mặt với các chỉ trích trong nước là đã tiến hành mọi chuyện quá nhanh chóng.
Trong khi đó, Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội Mỹ không áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Iran trong khi các nỗ lực ngoại giao mới vừa khởi sự.
Ông Fitzpatrick nhận định thêm:
“Ông Rouhani như đang trong một tình huống khó xử. Ông phải xoa dịu những người có tư tưởng cứng rắn, cũng giống như Tổng thống Obama phải đối mặt với các thành viên cứng rắn trong Quốc hội, những người không muốn giảm bớt các biện pháp trừng phạt mà ngược lại muốn tăng cường thêm. Vì thế, sẽ rất khó khăn để cân bằng mọi việc”.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton không cho rằng các nhà lãnh đạo mới tìm được sự cân bằng đó.
Một số vòng đàm phán với Iran đã không đạt được kết quả trong thời gian bà Clinton nắm chức Ngoại trưởng Mỹ. Bà phát biểu tại Chatham House ở London hôm thứ Sáu tuần trước.
“Tại Geneve vào tuần tới, tôi sẽ là người quan tâm nhiều nhất xem các giới chức Iran có củng cố hy vọng rằng có thể có một cuộc đàm phán dẫn tới một giải pháp làm họ hài lòng, mà cùng lúc có thể chấp nhận được đối với chúng ta. Tôi nghĩ tại thời điểm này, không có cách gì chúng ta biết trước liệu điều dó có xảy ra hay không”.
Các chuyên gia cho rằng điều duy nhất mọi người biết rõ là đây sẽ là một tiến trình lâu dài, bị đè nặng dưới hành trang của quá khứ, sự hoài nghi và các mục tiêu đối nghịch.
Cho nên trong khi các giới chức hy vọng sẽ đạt được tiến bộ, họ sẽ không kỳ vọng bất kỳ bước đột phá nào.