Các nhà lãnh đạo Ðông Phi kêu gọi những nước có liên quan trong vụ xung đột ở Nam Sudan bắt đầu đàm phán trước cuối năm để chấm dứt bạo động đã bao trùm đất nước. Các vị nguyên thủ quốc gia và những người lãnh đạo chính phủ đã họp tại thủ đô Nairobi của Kenya hôm thứ sáu trong khuôn khổ nhóm IGAD để thảo luận một giải pháp cho cuộc khủng hoảng.
Một thông cáo công bố vào lúc kết thúc hội nghị thượng đỉnh kêu gọi ‘các biện pháp cấp thiết để theo đuổi một cuộc đối thoại đầy đủ’ và nói các cuộc đàm phán trực diện giữa các bên liên quan trong vụ khủng hoảng Nam Sudan nên diễn ra trước ngày thứ ba 31 tháng 12.
Thông cáo cũng hoan nghênh một cam kết của chính phủ Sudan chấm dứt các hành động thù nghịch khắp nước và một cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng thống Salva Kiir và ông Machar, đối thủ chính trị chính của ông đã tăng thêm cường độ.
Cuộc giao tranh đã chia rẽ bên trong nội bộ quân đội ở một số khu vực và đã làm tăng thêm căng thẳng giữa các sắc tộc.
Cả ông Machar lẫn ông Kiir đều đồng ý trên nguyên tắc sẽ mở đàm phán, mặc dầu chính phủ đã bác bỏ các điều kiện của ông Machar, trong đó có việc phóng thích các đồng minh chính trị của ông đã bị bỏ tù trong những ngày đầu khủng hoảng.
Trong một bài phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta tuyên bố các nỗ lực phải được thực hiện để bao gồm cả các thủ lĩnh chính trị đang bị giam giữ.
Ông Kenyatta nói: "Những người bị giam giữ nằm trong giới lãnh đạo Nam Sudan và như thế nằm trong khuôn khổ một giải pháp. Hệ thống pháp lý Nam Sudan phải xét tới họ theo đúng lý trong khi họ được đối xử một cách nhân đạo và mau chóng được giao cho khả năng là một phần cấp thiết trong cuộc đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề chính trị cơ bản đã đưa chúng ta đến cuộc khủng hoảng bất hạnh này.”
Ông Kiir lên án ông Machar và các ủng hộ viên của ông là âm mưu đảo chính. Ông Machar bác bỏ lời cáo buộc, nhưng đã kêu gọi quân đội lật đổ tổng thống.
Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn, đương kim chủ tịch của IGAD, nói với hội nghị thượng đỉnh rằng quyền lực trong nước nằm trong tay tổng thống.
Ông nói: “Phải nhấn mạnh rằng chính phủ hợp pháp của Nam Sudan dưới quyền Tổng thống Salva Kiir Mayardit là đại diện dân cử hợp pháp của nhân dân Nam Sudan và có mọi trách vụ vãn hồi hòa bình và ổn định khắp nước.”
Tổng thống Kenyatta và ông Hailemariam đã họp với ông Kiir tại Juba hôm thứ Năm để thảo luận triển vọng đàm phán. Ông Kir không có mặt tại cuộc họp thượng đỉnh ngày thứ Sáu.
Trong khi đó, chiến cuộc tiếp diễn vào hôm thứ Năm trong khi lực lượng chính phủ giao tranh với phiến quân ở bang Thượng sông Nile.
Liên Hiệp Quốc ước tính có hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo động khắp nước, trong khi hơn 50.000 thường dân đã đi lánh nạn tại các căn cứ của Liên Hiệp Quốc.
Một thông cáo công bố vào lúc kết thúc hội nghị thượng đỉnh kêu gọi ‘các biện pháp cấp thiết để theo đuổi một cuộc đối thoại đầy đủ’ và nói các cuộc đàm phán trực diện giữa các bên liên quan trong vụ khủng hoảng Nam Sudan nên diễn ra trước ngày thứ ba 31 tháng 12.
Thông cáo cũng hoan nghênh một cam kết của chính phủ Sudan chấm dứt các hành động thù nghịch khắp nước và một cuộc tranh giành quyền lực giữa Tổng thống Salva Kiir và ông Machar, đối thủ chính trị chính của ông đã tăng thêm cường độ.
Cuộc giao tranh đã chia rẽ bên trong nội bộ quân đội ở một số khu vực và đã làm tăng thêm căng thẳng giữa các sắc tộc.
Cả ông Machar lẫn ông Kiir đều đồng ý trên nguyên tắc sẽ mở đàm phán, mặc dầu chính phủ đã bác bỏ các điều kiện của ông Machar, trong đó có việc phóng thích các đồng minh chính trị của ông đã bị bỏ tù trong những ngày đầu khủng hoảng.
Trong một bài phát biểu tại cuộc họp thượng đỉnh, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta tuyên bố các nỗ lực phải được thực hiện để bao gồm cả các thủ lĩnh chính trị đang bị giam giữ.
Ông Kenyatta nói: "Những người bị giam giữ nằm trong giới lãnh đạo Nam Sudan và như thế nằm trong khuôn khổ một giải pháp. Hệ thống pháp lý Nam Sudan phải xét tới họ theo đúng lý trong khi họ được đối xử một cách nhân đạo và mau chóng được giao cho khả năng là một phần cấp thiết trong cuộc đối thoại nhằm giải quyết các vấn đề chính trị cơ bản đã đưa chúng ta đến cuộc khủng hoảng bất hạnh này.”
Ông Kiir lên án ông Machar và các ủng hộ viên của ông là âm mưu đảo chính. Ông Machar bác bỏ lời cáo buộc, nhưng đã kêu gọi quân đội lật đổ tổng thống.
Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn, đương kim chủ tịch của IGAD, nói với hội nghị thượng đỉnh rằng quyền lực trong nước nằm trong tay tổng thống.
Ông nói: “Phải nhấn mạnh rằng chính phủ hợp pháp của Nam Sudan dưới quyền Tổng thống Salva Kiir Mayardit là đại diện dân cử hợp pháp của nhân dân Nam Sudan và có mọi trách vụ vãn hồi hòa bình và ổn định khắp nước.”
Tổng thống Kenyatta và ông Hailemariam đã họp với ông Kiir tại Juba hôm thứ Năm để thảo luận triển vọng đàm phán. Ông Kir không có mặt tại cuộc họp thượng đỉnh ngày thứ Sáu.
Trong khi đó, chiến cuộc tiếp diễn vào hôm thứ Năm trong khi lực lượng chính phủ giao tranh với phiến quân ở bang Thượng sông Nile.
Liên Hiệp Quốc ước tính có hơn 1.000 người đã thiệt mạng trong các cuộc bạo động khắp nước, trong khi hơn 50.000 thường dân đã đi lánh nạn tại các căn cứ của Liên Hiệp Quốc.