Một trong những nhân vật hàng đầu ở Quốc hội thường chỉ trích ông Barack Obama về các vấn đề chính sách đối ngoại đã có phản ứng mạnh trước một bài phát biểu trong đó Tổng thống phác họa quan điểm về sự cam kết của Hoa Kỳ trên khắp thế giới.
Ðối thủ của Tổng thống Obama trong cuộc vận động tranh cử năm 2008, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain đã nhiều lần đả kích điều ông coi là sự thiếu quyết tâm và thiếu hành động của Mỹ, từ Syria cho đến Ukraine. Không có gì là lạ khi ông chỉ trích bài diễn văn của tổng thống tại trường Võ bị Quốc gia Hoa kỳ trong đó ông Obama bênh vực cho chủ trương đa phương và ngoại giao trước tiên, với lực lượng quân đội của Hoa Kỳ luôn luôn ở tư thế sẵn sàng.
Ông McCain dường như đã tỏ ra bực bội cá nhân trước khẳng định của tổng thống rằng những người chỉ trích ông đã sốt sắng quá mức muốn thấy quân đội Hoa Kỳ được bố trí trên khắp thế giới.
Ông McCain phát biểu từ tiểu bang nhà là Arizon, trên đài phát thanh KFYI ở Phoenix, trong chương trình Barry Young:
“Không có ai trong chúng ta muốn gửi quân đến Syria, và đối với ông Obama, tiếp tục dựng lên người rơm cho rằng tất cả những người theo chủ nghĩa can thiệp muốn gửi binh sĩ mỹ đi khắp nơi - điều đó quả là hết sức sai lầm.”
Ông McCain nói tuy việc điều binh sĩ Hoa Kỳ đến Syria không phải là một phương án, Hoa Kỳ phải vũ trang cho phe nổi dậy chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Vị Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa cũng chỉ trích thời biểu mà ông Obama đề ra để triệt thoái binh sĩ Mỹ ra khỏi Afghanistan.
Ông McCain lập luận: “Nay chúng ta đang thấy diễn lại vở kịch Iraq ở Afghanistan, và ta chỉ có thể đặt câu hỏi phải chăng toàn bộ cơ sở này có phải là ông Obama có thể nói rằng đến cuối nhiệm kỳ của ông là quân đội đã rút ra khỏi cả hai nước. Nhưng điều đầu tiên mà Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ cần là lấy lại sự khả tín của mình.”
Ông McCain nói việc Hoa Kỳ dao động trên sân khấu thế giới sẽ đem lại “những giá cả nặng nề” về “xương máu và tài vật của Mỹ.”
Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện, Dân biểu Ed Royce của đảng Cộng hòa, cũng có phản ứng tương tự trước bài diễn văn của tổng thống. Trong một thông cáo, ông Royce nói, “Quá nhiều khi, những lời lẽ mạnh dạn lại được theo sau bởi các hành động yếu ớt, hay không có hành động nào.” Kết quả đã là một sự mất mát nói chung về tính khả tín của Hoa Kỳ, khiến cho chính sách đối ngoại có hiệu quả gần như không thể có được.
Phe Dân chủ có phản ứng thuận lợi hơn đối với bài diễn văn của ông Obama. Trong một thông cáo, đảng viên Dân chủ hàng đầu thuộc Ủy ban Ðối ngoại Hạ viện, dân biểu Eliot Engel, nói, “Tổng thống Obama đã bênh vực một cách rõ ràng và mãnh liệt cho sự lãnh đạo của Mỹ trong thế kỷ thứ 21, và lý do vì sao Hoa Kỳ phải giữ nguyên cam kết trên khắp thế giới … Bằng cách làm việc cùng với các đối tác của chúng ta trên khắp thế giới để cổ súy cho tự do, thịnh vượng, và cơ hội, chúng ta còn thúc đẩy các quyền lợi của chính chúng ta, tạo dựng các mối quan hệ vững mạnh hơn để góp phần vào nền kinh tế toàn cầu và đem lại sự ổn định ở khắp các khu vực.
Ðối thủ của Tổng thống Obama trong cuộc vận động tranh cử năm 2008, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain đã nhiều lần đả kích điều ông coi là sự thiếu quyết tâm và thiếu hành động của Mỹ, từ Syria cho đến Ukraine. Không có gì là lạ khi ông chỉ trích bài diễn văn của tổng thống tại trường Võ bị Quốc gia Hoa kỳ trong đó ông Obama bênh vực cho chủ trương đa phương và ngoại giao trước tiên, với lực lượng quân đội của Hoa Kỳ luôn luôn ở tư thế sẵn sàng.
Ông McCain dường như đã tỏ ra bực bội cá nhân trước khẳng định của tổng thống rằng những người chỉ trích ông đã sốt sắng quá mức muốn thấy quân đội Hoa Kỳ được bố trí trên khắp thế giới.
Ông McCain phát biểu từ tiểu bang nhà là Arizon, trên đài phát thanh KFYI ở Phoenix, trong chương trình Barry Young:
“Không có ai trong chúng ta muốn gửi quân đến Syria, và đối với ông Obama, tiếp tục dựng lên người rơm cho rằng tất cả những người theo chủ nghĩa can thiệp muốn gửi binh sĩ mỹ đi khắp nơi - điều đó quả là hết sức sai lầm.”
Ông McCain nói tuy việc điều binh sĩ Hoa Kỳ đến Syria không phải là một phương án, Hoa Kỳ phải vũ trang cho phe nổi dậy chống lại chế độ của Tổng thống Bashar al-Assad.
Vị Thượng nghị sĩ của đảng Cộng Hòa cũng chỉ trích thời biểu mà ông Obama đề ra để triệt thoái binh sĩ Mỹ ra khỏi Afghanistan.
Ông McCain lập luận: “Nay chúng ta đang thấy diễn lại vở kịch Iraq ở Afghanistan, và ta chỉ có thể đặt câu hỏi phải chăng toàn bộ cơ sở này có phải là ông Obama có thể nói rằng đến cuối nhiệm kỳ của ông là quân đội đã rút ra khỏi cả hai nước. Nhưng điều đầu tiên mà Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ cần là lấy lại sự khả tín của mình.”
Ông McCain nói việc Hoa Kỳ dao động trên sân khấu thế giới sẽ đem lại “những giá cả nặng nề” về “xương máu và tài vật của Mỹ.”
Chủ tịch Ủy ban Ngoại vụ Hạ viện, Dân biểu Ed Royce của đảng Cộng hòa, cũng có phản ứng tương tự trước bài diễn văn của tổng thống. Trong một thông cáo, ông Royce nói, “Quá nhiều khi, những lời lẽ mạnh dạn lại được theo sau bởi các hành động yếu ớt, hay không có hành động nào.” Kết quả đã là một sự mất mát nói chung về tính khả tín của Hoa Kỳ, khiến cho chính sách đối ngoại có hiệu quả gần như không thể có được.
Phe Dân chủ có phản ứng thuận lợi hơn đối với bài diễn văn của ông Obama. Trong một thông cáo, đảng viên Dân chủ hàng đầu thuộc Ủy ban Ðối ngoại Hạ viện, dân biểu Eliot Engel, nói, “Tổng thống Obama đã bênh vực một cách rõ ràng và mãnh liệt cho sự lãnh đạo của Mỹ trong thế kỷ thứ 21, và lý do vì sao Hoa Kỳ phải giữ nguyên cam kết trên khắp thế giới … Bằng cách làm việc cùng với các đối tác của chúng ta trên khắp thế giới để cổ súy cho tự do, thịnh vượng, và cơ hội, chúng ta còn thúc đẩy các quyền lợi của chính chúng ta, tạo dựng các mối quan hệ vững mạnh hơn để góp phần vào nền kinh tế toàn cầu và đem lại sự ổn định ở khắp các khu vực.