JOHANNESBURG —
Hơn một nửa dân số thế giới sinh sống tại các thành phố. Các vị thị trưởng của những thành phố lớn trên thế giới đang họp tại Nam Phi trong tuần này để thảo luận về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu và về những gì họ có thể làm để ứng phó. Từ địa điểm hội nghị ở Johannesburg, thông tín viên Anita Powell của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Trong vài năm qua, thời tiết xấu đã hoành hành các thành phố nhiều hơn bao giờ hết – từ bão lớn ở Hồng Kông, bão tuyết ở New York cho tới những đợt nắng nóng ở Rio de Janeiro.
Hơn 3 tỉ 500 triệu người trên thế giới sinh sống tại các thành phố, là những nơi tiêu thụ hơn hai phần ba năng lượng của thế giới và thải ra hơn 70% lượng khí thải carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính.
Các vị thị trưởng của hơn 40 thành phố lớn đã tụ tập tại Johannesburg để thảo luận về việc làm thế nào để giảm bớt khí thải và ứng phó với những sự thay đổi lớn của thời tiết.
Người đứng đầu thành phố tổ chức hội nghị, Thị trưởng Mpho Parks Tau cho biết các thành phố nhận thức được ảnh hưởng của họ đối với khí hậu của thế giới.
"Các thành phố thật sự là nơi bánh xe chạm mặt đường, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chúng tôi có trách nhiệm đối với việc qui hoạch hệ thống giao thông công cộng và cung cấp các dịch vụ chuyên chở công cộng. Chúng tôi cũng chịu trách nhiệm đối với việc quản lý mạng lưới phân phối điện, nước, hệ thống cống rãnh, quản lý hoạt động xây dựng, gồm có việc kiểm soát các công trình xây dựng và lập ra các tiêu chuẩn xây dựng ở thành phố Johannesbur. Và chúng tôi tin rằng đó là những lãnh vực thật sự tác động tới biến đổi khí hậu."
Thành phố Houston của Mỹ là nơi đặt bản doanh của rất nhiều công ty dầu khí. Bà Annise Parker, Thị trưởng Houston, cho biết thành phố bà đã đạt nhiều thành quả trong nỗ lực giảm thiểu khí thải.
"Trong 7 năm qua, thành phố Houston đã giảm được 26% khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hôm nay, tôi xin đưa ra một cam kết là trong hai năm tới, mỗi năm 5%, chúng tôi sẽ giảm thêm 10% nữa."
Vị thị trưởng được cho là người dẫn đầu các nỗ lực của những thành phố trên thế giới trong cuộc chiến chống nạn biến đổi khí hậu là ông Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York. Mới đây ông đã được Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon bổ nhiệm làm đặc sứ Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Chính khách xuất thân là tỉ phú này đã phát biểu như sau tại hội nghị Johannesbur.
"Những nỗ lực của chúng tôi để làm sạch không khí ở thành phố New York đã nâng cao tuổi thọ trung bình. Tuổi thọ trung bình ở thành phố New York hiện nay cao hơn 3 năm so với mức trung bình của nước Mỹ. Sự cải thiện 3 năm này đã đạt được chỉ trong vòng 12 năm qua. Vì vậy chúng ta thật sự có thể tạo ra một sự khác biệt."
Các vị thị trưởng cho biết họ tin rằng những nỗ lực của họ sẽ có ích cho mục tiêu chống nạn biến đổi khí hậu và giúp cho các cư dân thành phố có được một cuộc sống thoải mái hơn.
Trong vài năm qua, thời tiết xấu đã hoành hành các thành phố nhiều hơn bao giờ hết – từ bão lớn ở Hồng Kông, bão tuyết ở New York cho tới những đợt nắng nóng ở Rio de Janeiro.
Hơn 3 tỉ 500 triệu người trên thế giới sinh sống tại các thành phố, là những nơi tiêu thụ hơn hai phần ba năng lượng của thế giới và thải ra hơn 70% lượng khí thải carbon dioxide gây hiệu ứng nhà kính.
Các vị thị trưởng của hơn 40 thành phố lớn đã tụ tập tại Johannesburg để thảo luận về việc làm thế nào để giảm bớt khí thải và ứng phó với những sự thay đổi lớn của thời tiết.
Người đứng đầu thành phố tổ chức hội nghị, Thị trưởng Mpho Parks Tau cho biết các thành phố nhận thức được ảnh hưởng của họ đối với khí hậu của thế giới.
"Các thành phố thật sự là nơi bánh xe chạm mặt đường, cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Chúng tôi có trách nhiệm đối với việc qui hoạch hệ thống giao thông công cộng và cung cấp các dịch vụ chuyên chở công cộng. Chúng tôi cũng chịu trách nhiệm đối với việc quản lý mạng lưới phân phối điện, nước, hệ thống cống rãnh, quản lý hoạt động xây dựng, gồm có việc kiểm soát các công trình xây dựng và lập ra các tiêu chuẩn xây dựng ở thành phố Johannesbur. Và chúng tôi tin rằng đó là những lãnh vực thật sự tác động tới biến đổi khí hậu."
Thành phố Houston của Mỹ là nơi đặt bản doanh của rất nhiều công ty dầu khí. Bà Annise Parker, Thị trưởng Houston, cho biết thành phố bà đã đạt nhiều thành quả trong nỗ lực giảm thiểu khí thải.
"Trong 7 năm qua, thành phố Houston đã giảm được 26% khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Hôm nay, tôi xin đưa ra một cam kết là trong hai năm tới, mỗi năm 5%, chúng tôi sẽ giảm thêm 10% nữa."
Vị thị trưởng được cho là người dẫn đầu các nỗ lực của những thành phố trên thế giới trong cuộc chiến chống nạn biến đổi khí hậu là ông Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York. Mới đây ông đã được Tổng thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon bổ nhiệm làm đặc sứ Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu. Chính khách xuất thân là tỉ phú này đã phát biểu như sau tại hội nghị Johannesbur.
"Những nỗ lực của chúng tôi để làm sạch không khí ở thành phố New York đã nâng cao tuổi thọ trung bình. Tuổi thọ trung bình ở thành phố New York hiện nay cao hơn 3 năm so với mức trung bình của nước Mỹ. Sự cải thiện 3 năm này đã đạt được chỉ trong vòng 12 năm qua. Vì vậy chúng ta thật sự có thể tạo ra một sự khác biệt."
Các vị thị trưởng cho biết họ tin rằng những nỗ lực của họ sẽ có ích cho mục tiêu chống nạn biến đổi khí hậu và giúp cho các cư dân thành phố có được một cuộc sống thoải mái hơn.
Your browser doesn’t support HTML5