ISLAMABAD —
Các nhà phân tích an ninh ở Kabul cảnh báo rằng khu vực Nam Á sẽ gánh chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu Hoa Kỳ và Afghanistan không thể giải quyết vụ giằng co về một hiệp định an ninh then chốt. Thông tín viên VOA Sharon Behn tường thuật rằng Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai không chịu ký kết thỏa thuận cho tới sang năm, và Washington cho rằng quyết định đó có thể đưa tới chỗ Hoa Kỳ triệt thoái toàn bộ lực lượng ra khỏi Afghanistan trước cuối năm 2014.
Những mối lo ngại đang gia tăng ở Kabul là việc Tổng thống Hamid Karzai bất ngờ từ chối ký kết hiệp định an ninh song phương với Hoa Kỳ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tương lai của nước này.
Ông Mirwais Muqbil, thuộc tổ chức tư vấn chính trị Hambastagi ở Kabul, nói rằng mọi người ai nấy đều cảm thấy lo lắng vì quyết định của ông Karzai. Ông nói:
"Đây là một bước đầy tai họa và sẽ có những hậu quả vô cùng khốc liệt đối với tình hình chính trị và xã hội ở Afghanistan."
Hiệp định an ninh này đề ra những điều kiện để khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ lưu lại Afghanistan để giúp đỡ chính phủ nước này trong cuộc chiến chống lại các phần tử nổi dậy thuộc phe Taliban. Hiệp định này còn bao gồm sự trợ giúp trị giá hàng tỉ đô la dành cho các lực lượng an ninh Afghanistan và các định chế dân chủ còn non trẻ của quốc gia Nam Á này.
Tại một cuộc họp ở Kabul ngày hôm qua, ông Karzai nói với bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, rằng ông sẽ không rút lại quyết định không ký hiệp định. Chẳng những thế, ông Karzai đã nêu ra những đòi hỏi mới, trong đó có việc bảo đảm thêm là các lực lượng Mỹ sẽ không lục soát nhà cửa của người Afghanistan và Hoa Kỳ phải bày tỏ một sự cam kết thật sự để giúp khởi động cuộc hòa đàm với phe Taliban.
Ông cũng nhắc lại đòi hỏi là Hoa Kỳ cam kết bảo đảm cho cuộc bầu cử minh bạch và tự do vào ngày 5 tháng tư sang năm để bầu tổng thống ở Afghanistan.
Tại lân bang Pakistan, nhà phân tích chính trị Rasul Baksh Rais, cũng lo ngại về lập trường của ông Karzai. Ông Rais nói rằng lựa chọn mà Washington gọi là lựa chọn zero, tức là không có binh sĩ Mỹ nào ở lại Afghanistan sau năm 2014, sẽ dọn đường cho sự gia tăng của bạo động. Ông nói:
"Nếu hiệp định này không được ký kết, những hoạt động của phe Hồi giáo hiếu chiến ở Pakistan sẽ gia tăng. Số người sang Afghanistan để chiến đấu bên cạnh phe Taliban sẽ đông đảo hơn và với qui mô lớn hơn nhiều. Và tôi không nghĩ là những người đó sẽ vĩnh viễn ở lại Afghanistan. Họ sẽ quay về Pakistan và sẽ theo đuổi cùng một chủ trương thánh chiến như vậy để chống lại nhà nước Pakistan."
Hôm chủ nhật vừa qua, Hội đồng bô lão Afghanistan, thường được gọi là Loya Jirga, do ông Karzai triệu tập đã tán đồng hiệp ước an ninh song phương với Hoa Kỳ và kêu gọi Tổng thống Karzai ký kết thỏa thuận này ngay lập tức. Nếu được ký, hiệp định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.
Tất cả các lực lượng tác chiến quốc tế ỡ Afghanistan sẽ rút khỏi nước này vào cuối năm 2014.
Những mối lo ngại đang gia tăng ở Kabul là việc Tổng thống Hamid Karzai bất ngờ từ chối ký kết hiệp định an ninh song phương với Hoa Kỳ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho tương lai của nước này.
Ông Mirwais Muqbil, thuộc tổ chức tư vấn chính trị Hambastagi ở Kabul, nói rằng mọi người ai nấy đều cảm thấy lo lắng vì quyết định của ông Karzai. Ông nói:
"Đây là một bước đầy tai họa và sẽ có những hậu quả vô cùng khốc liệt đối với tình hình chính trị và xã hội ở Afghanistan."
Hiệp định an ninh này đề ra những điều kiện để khoảng 10.000 binh sĩ Mỹ lưu lại Afghanistan để giúp đỡ chính phủ nước này trong cuộc chiến chống lại các phần tử nổi dậy thuộc phe Taliban. Hiệp định này còn bao gồm sự trợ giúp trị giá hàng tỉ đô la dành cho các lực lượng an ninh Afghanistan và các định chế dân chủ còn non trẻ của quốc gia Nam Á này.
Tại một cuộc họp ở Kabul ngày hôm qua, ông Karzai nói với bà Susan Rice, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, rằng ông sẽ không rút lại quyết định không ký hiệp định. Chẳng những thế, ông Karzai đã nêu ra những đòi hỏi mới, trong đó có việc bảo đảm thêm là các lực lượng Mỹ sẽ không lục soát nhà cửa của người Afghanistan và Hoa Kỳ phải bày tỏ một sự cam kết thật sự để giúp khởi động cuộc hòa đàm với phe Taliban.
Ông cũng nhắc lại đòi hỏi là Hoa Kỳ cam kết bảo đảm cho cuộc bầu cử minh bạch và tự do vào ngày 5 tháng tư sang năm để bầu tổng thống ở Afghanistan.
Tại lân bang Pakistan, nhà phân tích chính trị Rasul Baksh Rais, cũng lo ngại về lập trường của ông Karzai. Ông Rais nói rằng lựa chọn mà Washington gọi là lựa chọn zero, tức là không có binh sĩ Mỹ nào ở lại Afghanistan sau năm 2014, sẽ dọn đường cho sự gia tăng của bạo động. Ông nói:
"Nếu hiệp định này không được ký kết, những hoạt động của phe Hồi giáo hiếu chiến ở Pakistan sẽ gia tăng. Số người sang Afghanistan để chiến đấu bên cạnh phe Taliban sẽ đông đảo hơn và với qui mô lớn hơn nhiều. Và tôi không nghĩ là những người đó sẽ vĩnh viễn ở lại Afghanistan. Họ sẽ quay về Pakistan và sẽ theo đuổi cùng một chủ trương thánh chiến như vậy để chống lại nhà nước Pakistan."
Hôm chủ nhật vừa qua, Hội đồng bô lão Afghanistan, thường được gọi là Loya Jirga, do ông Karzai triệu tập đã tán đồng hiệp ước an ninh song phương với Hoa Kỳ và kêu gọi Tổng thống Karzai ký kết thỏa thuận này ngay lập tức. Nếu được ký, hiệp định này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2015.
Tất cả các lực lượng tác chiến quốc tế ỡ Afghanistan sẽ rút khỏi nước này vào cuối năm 2014.