Một báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Á, ADB, đang cảnh báo rằng các thành phố đang phát triển nhanh chóng của châu Á phải thực hiện “Hành trình Xanh” nhằm ngăn chặn thảm họa như các trận lụt lớn và dân số vượt ra ngoài tầm kiểm soát.
Báo cáo này nói rằng châu Á, nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, đã là nơi sinh sống của gần nửa số dân thành thị trên thế giới.
Chỉ trong hơn một thập niên nữa, châu Á sẽ có 21 trong số 37 siêu đô thị trên thế giới.
Nhưng ADB nói rằng sự tăng trưởng dân số đô thị chưa từng có đã trở nên tốn kém, và dẫn tới việc ô nhiễm môi trường gia tăng mạnh, các khu nhà ổ chuột mọc lên ngày càng nhiều cùng với sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội gia tăng.
Cơ quan này cảnh báo rằng khu vực châu Á đối mặt với một “tương lai ảm đạm và môi trường xuống cấp” nếu các thành phố của khu vực không trở nên bền vững hơn.
Báo cáo nói rằng 400 triệu người ở các thành phố châu Á có thể có nguy cơ hứng chịu ngập lụt ở vùng bờ biển trong khi khoảng 350 triệu người đối mặt với các trận lụt trong đất liền trước năm 2050 nếu các mô hình hiện thời vẫn tồn tại.
Báo cáo cũng nói rằng lượng khí thải các-bon đạt 10,2 tấn trên đầu người trước năm 2050 với tốc độ hiện tại - một mức độ mà phúc trình nói rằng có thể gây “hậu quả tai hại” đối với cả châu Á và phần còn lại của thế giới.
Nhưng báo cáo nói rằng có thêm nhiều người hơn sống gần nhau có thể giúp chính phủ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu như nước máy và hệ thống vệ sinh.
Ngân hàng ADB cũng nói rằng các lợi ích khác của đô thị hóa, gồm nâng cao trình độ giáo dục, tầng lớp trung lưu gia tăng và tỷ lệ sinh giảm có thể tác động tích cực tới môi trường.
Báo cáo này nói rằng châu Á, nơi có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn bất kỳ nơi nào trên thế giới, đã là nơi sinh sống của gần nửa số dân thành thị trên thế giới.
Chỉ trong hơn một thập niên nữa, châu Á sẽ có 21 trong số 37 siêu đô thị trên thế giới.
Nhưng ADB nói rằng sự tăng trưởng dân số đô thị chưa từng có đã trở nên tốn kém, và dẫn tới việc ô nhiễm môi trường gia tăng mạnh, các khu nhà ổ chuột mọc lên ngày càng nhiều cùng với sự bất bình đẳng về kinh tế và xã hội gia tăng.
Cơ quan này cảnh báo rằng khu vực châu Á đối mặt với một “tương lai ảm đạm và môi trường xuống cấp” nếu các thành phố của khu vực không trở nên bền vững hơn.
Báo cáo nói rằng 400 triệu người ở các thành phố châu Á có thể có nguy cơ hứng chịu ngập lụt ở vùng bờ biển trong khi khoảng 350 triệu người đối mặt với các trận lụt trong đất liền trước năm 2050 nếu các mô hình hiện thời vẫn tồn tại.
Báo cáo cũng nói rằng lượng khí thải các-bon đạt 10,2 tấn trên đầu người trước năm 2050 với tốc độ hiện tại - một mức độ mà phúc trình nói rằng có thể gây “hậu quả tai hại” đối với cả châu Á và phần còn lại của thế giới.
Nhưng báo cáo nói rằng có thêm nhiều người hơn sống gần nhau có thể giúp chính phủ dễ dàng hơn và ít tốn kém hơn trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu như nước máy và hệ thống vệ sinh.
Ngân hàng ADB cũng nói rằng các lợi ích khác của đô thị hóa, gồm nâng cao trình độ giáo dục, tầng lớp trung lưu gia tăng và tỷ lệ sinh giảm có thể tác động tích cực tới môi trường.