Lý thuyết về CNTB thân hữu
Cần phải nói rằng khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” trước nay được nhắc đến nhiều, tuy nhiên nó chỉ thực sự được xem xét cẩn thận khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nổ ra ở Đông và Đông Nam Á. Trước khi cuộc khủng hoảng này nổ ra, thành công trong tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Koong, và Singapore được coi là thành công thần kỳ (spectacular success – theo cách nói của World Bank năm 1993). Nhiều học giả thời đó tìm cách giải thích sự thần kỳ của 4 “con hổ Châu Á” này và các chú “tiểu hổ” tiếp theo ở Đông Nam Á (bao gồm Thái Lan, Malaysia, và Indonesia) bằng nhiều lý thuyết khác nhau như “mô hình tăng trưởng đông á” hoặc là “nhà nước phát triển” – ám chỉ vai trò dẫn dắt của một nhà nước thông minh nhằm định hướng cho thị trường vượt qua các “bẫy” của kinh tế tự do để đạt được thành công nhanh hơn.
Tuy nhiên, nói như Jong-Sung You (Đại học Harvard), thì “cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á đã làm thay đổi cách nhìn của thế giới về các nước này, đặc biệt là Hàn Quốc. Rất nhiều người, bao gồm cả IMF, đã cho rằng chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Hàn Quốc và các nền kinh tế khác trong khu vực chính là thủ phạm gây ra khủng hoảng. Vì thế mà chỉ trong một đêm, Hàn Quốc từ chỗ là hình mẫu lý tưởng của một “nhà nước phát triển” với hệ thống cai trị tốt chuyển sang một đất nước đầy những tệ tham nhũng và bè phái.”
Điều này tạo ra nhiều bí ẩn khó giải thích: tại sao vẫn là các nền kinh tế này, vẫn những hệ thống chính trị đó, vẫn các mối quan hệ mang tính bè phái và tham nhũng đó, nhưng lại có thời kỳ lại tạo ra những điều thần kỳ trong phát triển, còn những lúc khác lại đem đến khủng hoảng và đổ vỡ? Thêm nữa, các nền kinh tế Đông Á đều có mức độ tham nhũng cao, đều là chủ nghĩa tư bản thân hữu, nhưng có những nền kinh tế thành công hơn về mọi mặt (như Hàn Quốc) nhưng lại có những nền kinh tế tệ hơn về mọi mặt (như Philippines)?
David C. Kang – giáo sư đại học Dartmouth – có lẽ là học giả có nghiên cứu sâu sắc nhất về lĩnh vực này. Cuốn sách của ông “Crony Capitalism: Corruption and Development in South Korea and the Philipipnes” là một cuốn sách được nhắc đến thường xuyên trong các nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Châu Á. Trong cuốn sách này, Kang đưa ra một lý thuyết về chủ nghĩa tư bản thân hữu nhằm giải đáp cho bí ẩn trên.
Cách tiếp cận của Kang là cách tiếp cận chính trị thực dụng. Theo Kang, bản chất của mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và nhà nước là mối quan hệ mang tính tìm kiếm lợi ích từ chính sách (rent seeking). Rent được hiểu là món lợi nhuận đặc biệt tạo ra từ các chính sách.
Thí dụ một chính sách hạn chế nhập khẩu sẽ bóp méo thị trường trong nước về hàng nhập khẩu đó, làm cho nguồn cung bị hạn chế lại và vì thế những doanh nghiệp nào nhận được quotas để nhập khẩu sẽ được lợi vì có thể bán được giá cao. Vì thế chính sách này tạo ra một thứ lợi ích vốn dĩ không có nếu không có chính sách này ra đời, món lợi đó được gọi là rent.
Một thí dụ khác là các chính sách hỗ trợ phát triển, theo đó nhà nước thành lập ra các quỹ (thí dụ quỹ để kích cầu) và cho một số doanh nghiệp nhất định hưởng các khoản ưu đãi lấy ra từ quỹ này như cho vay với chi phí lãi vay rất thấp hoặc bằng không, hay là mua hàng hoá từ các doanh nghiệp này với số lượng lớn (thí dụ như đổ tiền làm cơ sở hạ tầng).
Các quan chức nhà nước có quyền lực để tạo ra các chính sách nhất định và các chính sách này lại tạo ra rent. Các doanh nghiệp biết rõ điều này, và vì thế, họ luôn tìm cách tác động lên các quan chức nhà nước để bộ máy nhà nước sản sinh ra các chính sách tạo ra rent và họ là người hưởng lợi. Các quan chức cũng biết rõ điều này, vì vậy trong khuôn khổ cho phép, họ cũng tìm cách tạo ra các chính sách bóp méo để tạo rent, và phân phát các lợi ích này tới các doanh nghiệp “thân hữu” của họ để các thân hữu này lại chia cho họ một phần rent kiếm được.
Rent seeking là bản chất của quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Thế nhưng, theo Kang, mức độ mà các quan chức tạo ra rent và đi kèm với nó là mức độ tham nhũng, lại phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống doanh nghiệp cũng như cấu trúc của hệ thống chính trị. Lý thuyết của Kang có thể được tóm lược bằng một bảng hai chiều mô tả quan hệ này.
Ông mô tả quyền lực của nhà nước theo hai nhóm: Thứ nhất là các nhà nước mạnh – là các nhà nước mà các quan chức lãnh đạo đất nước có thể tuỳ ý ra các quyết định/chính sách mà không chịu sự ảnh hưởng đáng kể nào từ xã hội hoặc các chính đảng cạnh tranh (thí dụ như nhà nước độc tài của Park Chung-Hee ở Hàn Quốc).
Thứ hai là các các nhà nước yếu – là các nhà nước mà các quan chức lãnh đạo đất nước không thể tuỳ tiện ban hành các quyết định hay chính sách mà các quyết định này chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường chính trị (thí dụ có các chính đảng đối lập mạnh), hoặc của khối doanh nghiệp và các thế lực xã hội khác (thí dụ nhà nước mới thành lập).
Ông cũng mô tả quyền lực của khối doanh nghiệp thành hai nhóm:
Thứ nhất là các nền kinh tế với hệ thống doanh nghiệp tập trung, bao gồm một số ít các doanh nghiệp quy mô rất lớn và có quyền lực hùng mạnh trong xã hội (thí dụ như mô hình các đại công ty Cheabol của Hàn Quốc hoặc Keiretsu của Nhật Bản).
Thứ hai là các nền kinh tế với hệ thống doanh nghiệp khá phân tán và không có các đại công ty có sức mạnh chi phối hệ thống (thí dụ các nền kinh tế thị trường đã phát triển với nhiều công ty, tập đoàn lớn, nhưng không có công ty, tập đoàn nào có sức mạnh lấn át các đối thủ khác).
Theo Kang, nếu hệ thống chính trị, nền tảng xã hội, luật pháp không cho phép các quan chức nhà nước tuỳ tiện hành động nhằm tìm kiếm rent, và hệ thống doanh nghiệp cũng không tập trung để có một nhóm nhỏ các doanh nghiệp có thể thao túng, thì nền kinh tế ấy rơi vào tình trạng nền kinh tế tự do.
Các doanh nghiệp không dễ vận động hành lang và các quan chức cũng không dễ tạo ra các chính sách bóp méo để thu rent vì cả hai cấu trúc này đều quá phân tán về quyền lực. Đó là mô hình của các nền kinh tế thị trường đã phát triển với hệ thống luật pháp minh bạch và nền chính trị dân chủ đã trưởng thành. Trong trường hợp này, tham nhũng ở mức thấp, và sự cấu kết giữa doanh nghiệp và quan chức, nếu có, chỉ ở mức lẻ tẻ và phân tán. Các biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” không đáng kể, và không nghiêm trọng. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Cần phải nói rằng khái niệm “chủ nghĩa tư bản thân hữu” trước nay được nhắc đến nhiều, tuy nhiên nó chỉ thực sự được xem xét cẩn thận khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997 nổ ra ở Đông và Đông Nam Á. Trước khi cuộc khủng hoảng này nổ ra, thành công trong tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế mới nổi như Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Koong, và Singapore được coi là thành công thần kỳ (spectacular success – theo cách nói của World Bank năm 1993). Nhiều học giả thời đó tìm cách giải thích sự thần kỳ của 4 “con hổ Châu Á” này và các chú “tiểu hổ” tiếp theo ở Đông Nam Á (bao gồm Thái Lan, Malaysia, và Indonesia) bằng nhiều lý thuyết khác nhau như “mô hình tăng trưởng đông á” hoặc là “nhà nước phát triển” – ám chỉ vai trò dẫn dắt của một nhà nước thông minh nhằm định hướng cho thị trường vượt qua các “bẫy” của kinh tế tự do để đạt được thành công nhanh hơn.
Tuy nhiên, nói như Jong-Sung You (Đại học Harvard), thì “cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á đã làm thay đổi cách nhìn của thế giới về các nước này, đặc biệt là Hàn Quốc. Rất nhiều người, bao gồm cả IMF, đã cho rằng chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Hàn Quốc và các nền kinh tế khác trong khu vực chính là thủ phạm gây ra khủng hoảng. Vì thế mà chỉ trong một đêm, Hàn Quốc từ chỗ là hình mẫu lý tưởng của một “nhà nước phát triển” với hệ thống cai trị tốt chuyển sang một đất nước đầy những tệ tham nhũng và bè phái.”
Điều này tạo ra nhiều bí ẩn khó giải thích: tại sao vẫn là các nền kinh tế này, vẫn những hệ thống chính trị đó, vẫn các mối quan hệ mang tính bè phái và tham nhũng đó, nhưng lại có thời kỳ lại tạo ra những điều thần kỳ trong phát triển, còn những lúc khác lại đem đến khủng hoảng và đổ vỡ? Thêm nữa, các nền kinh tế Đông Á đều có mức độ tham nhũng cao, đều là chủ nghĩa tư bản thân hữu, nhưng có những nền kinh tế thành công hơn về mọi mặt (như Hàn Quốc) nhưng lại có những nền kinh tế tệ hơn về mọi mặt (như Philippines)?
David C. Kang – giáo sư đại học Dartmouth – có lẽ là học giả có nghiên cứu sâu sắc nhất về lĩnh vực này. Cuốn sách của ông “Crony Capitalism: Corruption and Development in South Korea and the Philipipnes” là một cuốn sách được nhắc đến thường xuyên trong các nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản thân hữu ở Châu Á. Trong cuốn sách này, Kang đưa ra một lý thuyết về chủ nghĩa tư bản thân hữu nhằm giải đáp cho bí ẩn trên.
Cách tiếp cận của Kang là cách tiếp cận chính trị thực dụng. Theo Kang, bản chất của mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và nhà nước là mối quan hệ mang tính tìm kiếm lợi ích từ chính sách (rent seeking). Rent được hiểu là món lợi nhuận đặc biệt tạo ra từ các chính sách.
Thí dụ một chính sách hạn chế nhập khẩu sẽ bóp méo thị trường trong nước về hàng nhập khẩu đó, làm cho nguồn cung bị hạn chế lại và vì thế những doanh nghiệp nào nhận được quotas để nhập khẩu sẽ được lợi vì có thể bán được giá cao. Vì thế chính sách này tạo ra một thứ lợi ích vốn dĩ không có nếu không có chính sách này ra đời, món lợi đó được gọi là rent.
Một thí dụ khác là các chính sách hỗ trợ phát triển, theo đó nhà nước thành lập ra các quỹ (thí dụ quỹ để kích cầu) và cho một số doanh nghiệp nhất định hưởng các khoản ưu đãi lấy ra từ quỹ này như cho vay với chi phí lãi vay rất thấp hoặc bằng không, hay là mua hàng hoá từ các doanh nghiệp này với số lượng lớn (thí dụ như đổ tiền làm cơ sở hạ tầng).
Các quan chức nhà nước có quyền lực để tạo ra các chính sách nhất định và các chính sách này lại tạo ra rent. Các doanh nghiệp biết rõ điều này, và vì thế, họ luôn tìm cách tác động lên các quan chức nhà nước để bộ máy nhà nước sản sinh ra các chính sách tạo ra rent và họ là người hưởng lợi. Các quan chức cũng biết rõ điều này, vì vậy trong khuôn khổ cho phép, họ cũng tìm cách tạo ra các chính sách bóp méo để tạo rent, và phân phát các lợi ích này tới các doanh nghiệp “thân hữu” của họ để các thân hữu này lại chia cho họ một phần rent kiếm được.
Rent seeking là bản chất của quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà nước. Thế nhưng, theo Kang, mức độ mà các quan chức tạo ra rent và đi kèm với nó là mức độ tham nhũng, lại phụ thuộc vào cấu trúc của hệ thống doanh nghiệp cũng như cấu trúc của hệ thống chính trị. Lý thuyết của Kang có thể được tóm lược bằng một bảng hai chiều mô tả quan hệ này.
Ông mô tả quyền lực của nhà nước theo hai nhóm: Thứ nhất là các nhà nước mạnh – là các nhà nước mà các quan chức lãnh đạo đất nước có thể tuỳ ý ra các quyết định/chính sách mà không chịu sự ảnh hưởng đáng kể nào từ xã hội hoặc các chính đảng cạnh tranh (thí dụ như nhà nước độc tài của Park Chung-Hee ở Hàn Quốc).
Thứ hai là các các nhà nước yếu – là các nhà nước mà các quan chức lãnh đạo đất nước không thể tuỳ tiện ban hành các quyết định hay chính sách mà các quyết định này chịu sự chi phối mạnh mẽ của môi trường chính trị (thí dụ có các chính đảng đối lập mạnh), hoặc của khối doanh nghiệp và các thế lực xã hội khác (thí dụ nhà nước mới thành lập).
Ông cũng mô tả quyền lực của khối doanh nghiệp thành hai nhóm:
Thứ nhất là các nền kinh tế với hệ thống doanh nghiệp tập trung, bao gồm một số ít các doanh nghiệp quy mô rất lớn và có quyền lực hùng mạnh trong xã hội (thí dụ như mô hình các đại công ty Cheabol của Hàn Quốc hoặc Keiretsu của Nhật Bản).
Thứ hai là các nền kinh tế với hệ thống doanh nghiệp khá phân tán và không có các đại công ty có sức mạnh chi phối hệ thống (thí dụ các nền kinh tế thị trường đã phát triển với nhiều công ty, tập đoàn lớn, nhưng không có công ty, tập đoàn nào có sức mạnh lấn át các đối thủ khác).
Nhà nước mạnh | Nhà nước yếu | |
Doanh nghiệp tập trung |
Loại 1: Cùng là con tin Mô thức: cấu kết Mức độ tham nhũng: vừa |
Loại 2: Tìm kiếm rent Mô thức: từ dưới lên Mức độ tham nhũng: lớn |
Doanh nghiệp không tập trung |
Loại 3: Nhà nước thợ săn Mô thức: từ trên xuống Mức độ tham nhũng: lớn |
Loại 4: Kinh tế tự do Mô thức: phân tán Mức độ tham nhũng: thấp |
Theo Kang, nếu hệ thống chính trị, nền tảng xã hội, luật pháp không cho phép các quan chức nhà nước tuỳ tiện hành động nhằm tìm kiếm rent, và hệ thống doanh nghiệp cũng không tập trung để có một nhóm nhỏ các doanh nghiệp có thể thao túng, thì nền kinh tế ấy rơi vào tình trạng nền kinh tế tự do.
Các doanh nghiệp không dễ vận động hành lang và các quan chức cũng không dễ tạo ra các chính sách bóp méo để thu rent vì cả hai cấu trúc này đều quá phân tán về quyền lực. Đó là mô hình của các nền kinh tế thị trường đã phát triển với hệ thống luật pháp minh bạch và nền chính trị dân chủ đã trưởng thành. Trong trường hợp này, tham nhũng ở mức thấp, và sự cấu kết giữa doanh nghiệp và quan chức, nếu có, chỉ ở mức lẻ tẻ và phân tán. Các biểu hiện của “chủ nghĩa tư bản thân hữu” không đáng kể, và không nghiêm trọng. (còn tiếp)
* Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.