JOHANNESBURG —
Người từng đứng đầu cơ quan chống doping của thế giới thể thao nói không có chuyện “doping một cách vô tình.” Nhưng theo tường thuật của Thông tín viên VOA Anita Powell những người ủng hộ cho các vận động viên nghèo và bị khuyết tật nói không có giáo dục vể doping ở nhiều nước và các đề nghị mới nghiêm ngặt về chuyện doping không đề cập đến vấn đề đó.
Vào ngày đầu tiên của một hội nghị toàn cầu chống doping, người từng đứng đầu Cơ quan Thế giới chống Doping, ông Dick Pound đã đưa ra một phát biểu táo bạo: Không có chuyện gọi là “doping một cách vô tình.”
Rõ ràng là đã có nhiều vận động viên cấp cao lúc đầu bác bỏ các tố giác về doping, rồi sau đó thú nhận là họ đã dùng các loại thuốc để tăng thành tích.
Các giới chức chống doping họp tại Johannesburg để phê chuẩn một quy ước mới gây khó khăn hơn bao giờ hết cho các vận động viên sử dụng những loại thuốc như vậy. Quy ước mới cũng định ra các hình phạt gay gắt hơn cho doping, tăng gấp đôi các lệnh cấm thi đấu từ 2 năm lên đến 4 năm, trong một vài trường hợp.
Tổng giám đốc Cơ quan Thế giới chống Doping David Howman giải thích các nhận định của ông Pound như sau:
“Vấn đề do ông Pound nêu ra phát xuất từ kinh nghiệm của ông ấy trong việc chống doping và sự kiện ông làm chủ tịch một uỷ ban mà chúng tôi đã tổ chức để xem xét hiệu quả của việc thử nghiệm. Và ông ấy hết sức tin tưởng rằng có nhiều vận động viên cố ý sử dụng doping hơn so với con số thừa nhận có làm chuyện ấy. Và vì thế thể loại mà ông ấy đề cập đến là “những người sử dụng doping một cách vô tình” là một thể loại nhỏ. Nay nhiều người đã trích thuật lời nói của tôi trong nhiều năm rằng có hai loại người sử dụng doping, những người sử dụng doping thực thụ có thể nằm trong thể loại mà ông Pound mô tả, và những người sử dụng doping một cách tinh vi. Và tôi không lấy gì làm lạ ông dùng các từ ngữ đó. Tôi nghĩ điều chúng ta cần phải xét rất kỹ về sau này, và sự kiện này phản ánh trong việc duyệt lại quy ước, là cách đối phó với tay sử dụng doping một cách tinh vi, tay doping một cách cố ý.”
Ông Mark Cooper, người đứng đầu Uỷ ban Quốc tế về Thể thao dành cho người Ðiếc, nói rằng khái niệm “doping một cách vô tình” có thể là một từ ngữ, nhưng cái ông mô tả là “không cố ý doping” có xảy ra.
Ông Cooper nói một sự phối hợp các yếu tố có thể dẫn các vận động viên đến chỗ sử dụng các chất mà họ không nên sử dụng. Ông nêu ra ví dụ của một vận động viên bởi nổi tiếng của Nam Phi là Terence Parkin.
Ông kể: “Terence đã đoạt một huy chương bạc trong môn bơi tại Thế vận hội Olympic ở Athens và tiếp tục tranh tài. Terence bị điếc và cũng mắc một chứng rối loạn khiến anh không đọc hiểu được. Vì thế, xin mọi người làm ơn giải thích cho tôi làm thế nào tôi có thể đọc cho Terence cái danh sách các chất bị cấm sử dụng? Ðó là điều hoàn toàn không thể làm được. Và, điều hợp lý là yêu cầu vận động viên có một thái độ hợp lý và kiểm tra mọi thứ, nhưng như quý vị biết, vẫn còn nhiều nơi trên thế giới có tỷ lệ không biết đọc biết viết rất cao. Làm sao chúng ta có thể trông đợi người mù chữ đọc được danh sách thành phần trên một lon bột protein?”
Vận động viên chạy Nam Phi Hezekiel Sepeng nói trình độ học vấn thấp và thiếu nhận thức khiến nhiều vận động viên trẻ sử dụng các chất bị cấm. Bị cấm không cho thi đấu thể thao 2 năm vì có xét nghiệm dương tính về một chất bị cấm vào năm 2005, anh Sepeng nói anh biết nhiều vận động viên “vô tình” sử dụng những chất như vậy có trong thức ăn hay thức uống.
Anh nói có một giải pháp là giáo dục.
“Chúng ta cần phải chỉ dạy cho các vận động ấy, họ cần phải học hỏi. Ta có những luật lệ. Tôi hiểu rằng chúng ta xuất thân từ nhiều nền văn hóa, nhưng có những luật lệ, chúng ta cần phải biết chắc, nhất là những gì chúng ta uống, những gì chúng ta ăn.”
Hội nghị chống doping WADA kết thúc vào ngày thứ sáu, sau 3 ngày họp, nhưng chỉ dạy cho các vận động viên cách thức tránh sử dụng những chất bị cấm có thể phải mất nhiều thời gian hơn.
Vào ngày đầu tiên của một hội nghị toàn cầu chống doping, người từng đứng đầu Cơ quan Thế giới chống Doping, ông Dick Pound đã đưa ra một phát biểu táo bạo: Không có chuyện gọi là “doping một cách vô tình.”
Rõ ràng là đã có nhiều vận động viên cấp cao lúc đầu bác bỏ các tố giác về doping, rồi sau đó thú nhận là họ đã dùng các loại thuốc để tăng thành tích.
Các giới chức chống doping họp tại Johannesburg để phê chuẩn một quy ước mới gây khó khăn hơn bao giờ hết cho các vận động viên sử dụng những loại thuốc như vậy. Quy ước mới cũng định ra các hình phạt gay gắt hơn cho doping, tăng gấp đôi các lệnh cấm thi đấu từ 2 năm lên đến 4 năm, trong một vài trường hợp.
Tổng giám đốc Cơ quan Thế giới chống Doping David Howman giải thích các nhận định của ông Pound như sau:
“Vấn đề do ông Pound nêu ra phát xuất từ kinh nghiệm của ông ấy trong việc chống doping và sự kiện ông làm chủ tịch một uỷ ban mà chúng tôi đã tổ chức để xem xét hiệu quả của việc thử nghiệm. Và ông ấy hết sức tin tưởng rằng có nhiều vận động viên cố ý sử dụng doping hơn so với con số thừa nhận có làm chuyện ấy. Và vì thế thể loại mà ông ấy đề cập đến là “những người sử dụng doping một cách vô tình” là một thể loại nhỏ. Nay nhiều người đã trích thuật lời nói của tôi trong nhiều năm rằng có hai loại người sử dụng doping, những người sử dụng doping thực thụ có thể nằm trong thể loại mà ông Pound mô tả, và những người sử dụng doping một cách tinh vi. Và tôi không lấy gì làm lạ ông dùng các từ ngữ đó. Tôi nghĩ điều chúng ta cần phải xét rất kỹ về sau này, và sự kiện này phản ánh trong việc duyệt lại quy ước, là cách đối phó với tay sử dụng doping một cách tinh vi, tay doping một cách cố ý.”
Ông Mark Cooper, người đứng đầu Uỷ ban Quốc tế về Thể thao dành cho người Ðiếc, nói rằng khái niệm “doping một cách vô tình” có thể là một từ ngữ, nhưng cái ông mô tả là “không cố ý doping” có xảy ra.
Ông Cooper nói một sự phối hợp các yếu tố có thể dẫn các vận động viên đến chỗ sử dụng các chất mà họ không nên sử dụng. Ông nêu ra ví dụ của một vận động viên bởi nổi tiếng của Nam Phi là Terence Parkin.
Ông kể: “Terence đã đoạt một huy chương bạc trong môn bơi tại Thế vận hội Olympic ở Athens và tiếp tục tranh tài. Terence bị điếc và cũng mắc một chứng rối loạn khiến anh không đọc hiểu được. Vì thế, xin mọi người làm ơn giải thích cho tôi làm thế nào tôi có thể đọc cho Terence cái danh sách các chất bị cấm sử dụng? Ðó là điều hoàn toàn không thể làm được. Và, điều hợp lý là yêu cầu vận động viên có một thái độ hợp lý và kiểm tra mọi thứ, nhưng như quý vị biết, vẫn còn nhiều nơi trên thế giới có tỷ lệ không biết đọc biết viết rất cao. Làm sao chúng ta có thể trông đợi người mù chữ đọc được danh sách thành phần trên một lon bột protein?”
Vận động viên chạy Nam Phi Hezekiel Sepeng nói trình độ học vấn thấp và thiếu nhận thức khiến nhiều vận động viên trẻ sử dụng các chất bị cấm. Bị cấm không cho thi đấu thể thao 2 năm vì có xét nghiệm dương tính về một chất bị cấm vào năm 2005, anh Sepeng nói anh biết nhiều vận động viên “vô tình” sử dụng những chất như vậy có trong thức ăn hay thức uống.
Anh nói có một giải pháp là giáo dục.
“Chúng ta cần phải chỉ dạy cho các vận động ấy, họ cần phải học hỏi. Ta có những luật lệ. Tôi hiểu rằng chúng ta xuất thân từ nhiều nền văn hóa, nhưng có những luật lệ, chúng ta cần phải biết chắc, nhất là những gì chúng ta uống, những gì chúng ta ăn.”
Hội nghị chống doping WADA kết thúc vào ngày thứ sáu, sau 3 ngày họp, nhưng chỉ dạy cho các vận động viên cách thức tránh sử dụng những chất bị cấm có thể phải mất nhiều thời gian hơn.