Các chuyên gia nói rằng khu vực truyền thông hoạt động mạnh là yếu tố thiết yếu để nuôi dưỡng nhiều lãnh vực phát triển quốc gia. Các định chế truyền thông vận hành hữu hiệu có thể hỗ trợ cho các nỗ lực của khu vực tư lẫn công về bài trừ tham nhũng, đặt vấn đề trách nhiệm, phẩm chất đời sống, cơ sở hạ tầng, và giáo dục. Thông tín viên VOA Mariama Diallo tường trình về truyền thông của một nước và sự phát triển đi đôi với nhau như thế nào.
Một trong những chủ đề được nêu lên vào dịp đánh dấu kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, là tầm quan trọng của truyền thông trong sự phát triển.
Trong bản phúc trình công bố mới đây về Chương trình phát triển sau năm 2015, Liên hiệp quốc nói rằng hoạt động truyền thông tin tức độc lập và tự do là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện cho việc cai trị hữu hiệu và minh bạch.
Ông Mark Nelson, thuộc Trung tâm Hỗ trợ Truyền thông Quốc tế, nói rằng truyền thông là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển. Ông nói:
“Trong khi hoạt động kinh tế ngày càng phức tạp và khi chúng vận hành hữu hiệu hơn, chúng cần thông tin để đẩy mạnh việc quyết định và lựa chọn mà nguời ta đưa ra mỗi ngày. Thông tin rất quan trọng và nếu đó là thông tin đúng, anh sẽ có cơ may đưa ra quyết định đúng hơn nhiều.”
Ông Nelson nói rằng có những cách xác thực để chứng minh rằng truyền thông tự do có thể đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo. Ông nhớ lại một chương trình truyền thanh khi còn làm việc ở Niger về sự quan trọng của việc rửa tay. Ông nói:
“Các chương trình phát thanh có công giúp giam tỉ lệ lây nhiễm một số bệnh. Và khi người dân không bị bệnh, khi họ có thể đi làm và đóng góp vào nền kinh tế, và họ có thể thoát cảnh nghèo khó.”
Mỗi ngày trong tuần lễ này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều nêu bật hoàn cảnh khó khăn của các nhà báo trên thế giới, nhất là những người bị cầm tù hoặc không được phép tự do loan tải tin tức.
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf nói với đài VOA rằng, có thể bày tỏ ý kiến của chính mình và đối thoại về chính phủ nào mà mình muốn, có thể đưa đến việc có một chính phủ hữu hiệu hơn. Bà nói:
“Nếu quý vị có năng lực để cho các công dân của mình đứng lên và nói rằng các ông không quản lý tôi theo cách mà lẽ ra tôi có được, các ông không mang lại cơ hội kinh tế mà người dân chúng tôi đáng được hưởng, các ông không đảm nhận trách nhiệm với tư cách lãnh đạo, điều đó dẫn đến việc vấn đề trách nhiệm.”
Định chế Ngân hàng Thế giới chi hàng triệu đôla vào các chương trình giúp cải cách một số lãnh vực truyền thông tại các nước đang phát triển. Giám đốc phụ trách về trách nhiệm xã hội Jeff Thindwa nói về chương trình “Open Data Boot Camp”, một chương tình huấn luyện cho nhà báo tìm dữ liệu. Ông nói:
“Đây là một chương trình đào tạo giới lãnh đạo dân sự và nhà báo để làm thế nào tiếp cận các dữ liệu về ngân sách, công chi, giải thích và điều tra các dữ liệu đó như thế nào và sắp xếp nó thế nào và sử dụng nó một cách hữu hiệu ra sao, đặt câu hỏi cần hỏi. Có sự liên kết trực tiếp giữa một chính phủ công khai và một giới truyền thông có năng lực và các kết quả phát triển.”
Ông Thindwa nói rằng truyền thông có sự đóng góp thực sự về việc chính phủ hoàn thành nhiệm vụ ra sao. Ông Thindwa nói:
“Họ có thể được cho quyền giám sát về vấn đề trách nhiệm, giảm bớt tham nhũng và tường trình lại cho các công dân cũng như giúp xây dựng và làm cho toàn thể công dân dấn thân.”
Thường là thông qua các phương tiện truyền thông các thông tin phức tạp được giải thích và chuyển tải đến công chúng.
Một trong những chủ đề được nêu lên vào dịp đánh dấu kỷ niệm Ngày Tự do Báo chí Thế giới năm nay, là tầm quan trọng của truyền thông trong sự phát triển.
Trong bản phúc trình công bố mới đây về Chương trình phát triển sau năm 2015, Liên hiệp quốc nói rằng hoạt động truyền thông tin tức độc lập và tự do là yếu tố quan trọng, tạo điều kiện cho việc cai trị hữu hiệu và minh bạch.
Ông Mark Nelson, thuộc Trung tâm Hỗ trợ Truyền thông Quốc tế, nói rằng truyền thông là yếu tố rất quan trọng cho sự phát triển. Ông nói:
“Trong khi hoạt động kinh tế ngày càng phức tạp và khi chúng vận hành hữu hiệu hơn, chúng cần thông tin để đẩy mạnh việc quyết định và lựa chọn mà nguời ta đưa ra mỗi ngày. Thông tin rất quan trọng và nếu đó là thông tin đúng, anh sẽ có cơ may đưa ra quyết định đúng hơn nhiều.”
Ông Nelson nói rằng có những cách xác thực để chứng minh rằng truyền thông tự do có thể đóng góp vào việc xóa đói giảm nghèo. Ông nhớ lại một chương trình truyền thanh khi còn làm việc ở Niger về sự quan trọng của việc rửa tay. Ông nói:
“Các chương trình phát thanh có công giúp giam tỉ lệ lây nhiễm một số bệnh. Và khi người dân không bị bệnh, khi họ có thể đi làm và đóng góp vào nền kinh tế, và họ có thể thoát cảnh nghèo khó.”
Mỗi ngày trong tuần lễ này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đều nêu bật hoàn cảnh khó khăn của các nhà báo trên thế giới, nhất là những người bị cầm tù hoặc không được phép tự do loan tải tin tức.
Phó Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Marie Harf nói với đài VOA rằng, có thể bày tỏ ý kiến của chính mình và đối thoại về chính phủ nào mà mình muốn, có thể đưa đến việc có một chính phủ hữu hiệu hơn. Bà nói:
“Nếu quý vị có năng lực để cho các công dân của mình đứng lên và nói rằng các ông không quản lý tôi theo cách mà lẽ ra tôi có được, các ông không mang lại cơ hội kinh tế mà người dân chúng tôi đáng được hưởng, các ông không đảm nhận trách nhiệm với tư cách lãnh đạo, điều đó dẫn đến việc vấn đề trách nhiệm.”
Định chế Ngân hàng Thế giới chi hàng triệu đôla vào các chương trình giúp cải cách một số lãnh vực truyền thông tại các nước đang phát triển. Giám đốc phụ trách về trách nhiệm xã hội Jeff Thindwa nói về chương trình “Open Data Boot Camp”, một chương tình huấn luyện cho nhà báo tìm dữ liệu. Ông nói:
“Đây là một chương trình đào tạo giới lãnh đạo dân sự và nhà báo để làm thế nào tiếp cận các dữ liệu về ngân sách, công chi, giải thích và điều tra các dữ liệu đó như thế nào và sắp xếp nó thế nào và sử dụng nó một cách hữu hiệu ra sao, đặt câu hỏi cần hỏi. Có sự liên kết trực tiếp giữa một chính phủ công khai và một giới truyền thông có năng lực và các kết quả phát triển.”
Ông Thindwa nói rằng truyền thông có sự đóng góp thực sự về việc chính phủ hoàn thành nhiệm vụ ra sao. Ông Thindwa nói:
“Họ có thể được cho quyền giám sát về vấn đề trách nhiệm, giảm bớt tham nhũng và tường trình lại cho các công dân cũng như giúp xây dựng và làm cho toàn thể công dân dấn thân.”
Thường là thông qua các phương tiện truyền thông các thông tin phức tạp được giải thích và chuyển tải đến công chúng.