Tài xế và người dân ở thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh hôm 21 và 22 tháng 2 đồng loạt phản đối việc thu phí tại trạm BOT Biên Cương, gây ùn tắc giao thông trong cả hai ngày, khiến chính quyền truy lùng và “xử nghiêm đối tượng gây rối.”
Trao đổi với VOA-Việt ngữ, Luật sư Đặng Đình Mạnh ở thành phố Hồ Chí Minh nói việc quản lý BOT trong thời gian qua không ổn, thể hiện qua việc dành cho nhà đấu tư xây dựng BOT quá nhiều ưu quyền vô lý để tận lực thu lợi, mới là nguyên nhân dẫn đến phản ứng của người dân.
Do nhiều yếu tố nên chính quyền dường như buông lỏng quản lý và minh bạch. Chính sự biến trướng này mới tạo ra sự phản ứng của người dân và họ chống lại.Luật sư Đặng Đình Mạnh
“Những dự án BOT như thết thật sự là có tác đông rất tốt và cần thiết, nhưng do nhiều yếu tố nên chính quyền dường như buông lỏng quản lý và minh bạch. Chính sự biến trướng này mới tạo ra sự phản ứng của người dân và họ chống lại.”
Báo Người Lao động hôm 23/2 cho biết chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã ra lệnh cho Công an tỉnh khẩn trương điều tra việc nhiều đối tượng cố tình gây rối tại Trạm thu phí BOT Cẩm Phả trong những ngày thử nghiệm thu phí.
Báo chí trong nước loan tin trong hai ngày 21 và 22/2, một số đối tượng đã cố tình tập trung, lôi kéo người dân khu vực TP Cẩm Phả, huyện Vân Đồn gây rối, cản trở giao thông khi Trạm thu phí đường bộ quốc lộ 18 đoạn Hạ Long - Mông Dương vừa đi vào hoạt động.
Công ty Cổ phần BOT Biên Cương là chủ đầu tư Trạm thu phí BOT Biên Cương. Ngày 29/1 công ty này đã đưa trạm thu phí vào vận hành thử nghiệm. Sau gần hai tuần vận hành thử nghiệm, trạm bắt đầu thu phí từ ngày 13/2, nhưng ngay trong ngày thu phí đầu tiên, người dân và các tài xế đã phản đối, vì vậy công ty đã ngừng thu phí trong suốt dịp Tết cho đến hết ngày 20/2.
Dự án cải tạo nâng cấp quốc lộ 18 đoạn Hạ Long – Mông Dương do công ty cổ phần BOT Biên Cương là chủ đầu tư theo hình thức Đầu tư-Khai thác-Chuyển giao (gọi tắt là BOT) có chiều dài 38 km với thiết kế 4 làn xe.
Làn sóng phản đối các trạm thu phí BOT đã nổ ra khắp Việt Nam trong suốt năm 2017 và kéo dài đến đầu năm nay, điển hình là vụ BOT Cai Lậy, Tiền Giang xảy ra vào tháng 12 năm ngoái. Tài xế và người dân chủ yếu phản đối việc các chủ đầu tư đặt trạm thu phí sai vị trí, và thu phí quá cao.
Phản đối gay gắt tại trạm BOT Cai Lậy đã khiến chính phủ phải ngừng thu phí tại trạm này để chờ đưa ra giải pháp.
Kết quả thanh tra của Cơ quan Kiểm toán Việt Nam và Thanh tra Chính phủ cho thấy, 100% dự án BOT cầu đường “có vấn đề.” Từ 2011 – 2015, trên toàn Việt Nam có 71 dự án BOT cầu đường thì cả 71 dự án đều không tổ chức đấu thầu, mà chỉ định “nhà đầu tư.”
Luật sư Mạnh nhận định rằng phản ứng của người dân là hoàn toàn tự phát và gây hiệu ứng dây chuyền lan tỏa trong cả nước. Ông nói thêm rằng, qua công chúng, ông không nghe có tác động của “Việt Tân” hoặc “phản động” hay “chống phá” nào cả:
Hầu như không có tác động nào như chúng ta thường hay nghe ví dụ như ‘thế lực thù địch’’phản động’ hay ‘Việt Tân’ mà đây hoàn toàn là hành động tự phát của tài xế.Luật sư Đặng Đình Mạnh
“Hầu như không có tác động nào như chúng ta thường hay nghe ví dụ như ‘thế lực thù địch’’phản động’ hay ‘Việt Tân’ mà đây hoàn toàn là hành động tự phát của tài xế. Phản ứng của họ còn được gọi là bất tuân dân sự, gây phản ứng dây chuyền tại hầu hết các trạm BOT trên khắp Việt Nam. Hầu như trạm nào cũng gặp sự phản kháng của người dân.”
Theo quan sát của chuyên gia pháp lý, ban đầu sự phản kháng của người dân tại các trạm thu phí chỉ là sự tranh chấp giữa nhà đầu tư BOT và người dân sử dụng BOT, nhưng vì sự can thiệp của một số cơ quan Nhà nước bảo vệ cho nhà đầu tư BOT, vụ tranh chấp này trở thành một vấn đề giữa chính quyền với người dân sử dụng BOT.
Luật sư Mạnh nói ông lo ngại trước phản ứng của chính quyền, nhất là khi công an được giao nhiệm vụ truy lùng “đối tượng gây rối” tại các trạm BOT:
“Trong một kỳ họp chính phủ, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Công an vào cuộc thông qua các cuộc sưu tra, tìm hiểu ‘đối tượng’ thường xuyên cầm đầu các phong trào phản ứng lại BOT. Chúng ta lo lắng trước việc chính phủ có động tác quyết liệt hơn đối với cánh tài xế, chứ không hoàn toàn là sự nhân nhượng.”
Nhà báo Phạm Chí Dũng nhận định trong một bài bình luận gửi cho VOA: “Sự tiến bộ dù chậm chạp của xã hội Việt Nam là nếu trước đây phong trào phản kháng dân sự chỉ tập trung ở giới đấu tranh nhân quyền và chủ yếu với những vấn đề nhân quyền chính trị, thì những năm gần đây phong trào phản kháng dân sự đã lan dần sang khối quần chúng, điển hình là phong trào bất tuân dân sự trạm thu phí BOT.”
Your browser doesn’t support HTML5