Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm nay đang gây nhiều chú ý lẫn tranh cãi và được theo dõi sát không chỉ ngay tại Hoa Kỳ mà còn cả trên toàn cầu.
Thành phần cử tri trẻ người Mỹ gốc Việt, hậu duệ của làn sóng tị nạn chính trị gốc Việt tại Mỹ, họ cảm nhận thế nào về sự kiện chính trị đình đám đầy bất ngờ và thú vị này? Họ nhận xét ra sao về các ứng viên nổi bật và cương lĩnh đề ra?
Đó là nội dung phần 1 cuộc thảo luận trên Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay với 3 vị khách mời từ miền Nam California, trung tâm kinh tế-chính trị sôi động của người Việt tại Mỹ.
Mời các bạn cùng gặp gỡ: Billy Lê, sinh viên Thạc sĩ ngành Quản trị Dân sự trường đại học Cal State Long Beach; Tiến sĩ Như Ngọc, tốt nghiệp ngành Chính trị học từ đại học Cal State Irvine hiện là Chủ nhiệm Tuần báo Việt Tide; và Duyên Bùi, sinh viên Tiến sĩ ngành Chính trị học thuộc đại học Hawaii.
Your browser doesn’t support HTML5
Trà Mi: Vì sao các bạn quan tâm đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang diễn ra?
Duyên Bùi: Đất nước Mỹ có nhiều ảnh hưởng về xã hội, kinh tế, chính trị trong quốc tế và Duyên cũng đang học về khoa học chính trị, nên Duyên rất quan tâm tới những ảnh hưởng từ cuộc bầu cử này.
Đây là một yếu tố hết sức bất ngờ. Tuy ông [Trump] không phải thuộc thành phần do đảng muốn cử ra, nhưng ông lại chiếm ưu thế hiện nay. Một điểm tích cực là ông lôi kéo được những thành phần cử tri trước đây thờ ơ với chính trị, không muốn đi bầu nay sẽ đổ xô ra bỏ phiếu hoặc chống lại hoặc ủng hộ ông. Cách nào đi nữa, đây cũng là một điều tích cực cho nền dân chủ như ở Hoa Kỳ.Tiến sĩ Như Ngọc, Chủ nhiệm Tuần báo Việt Tide.
Billy Lê: Ngoài ảnh hưởng quốc tế, cuộc bầu cử này còn ảnh hưởng tới ngay các thế hệ dân Mỹ từ những chính sách từ cuộc bầu cử Tổng thống này.
Trà Mi: Hai ứng viên nổi trội hiện nay: Donald Trump của đảng Cộng hòa và Hillary Clinton bên đảng Dân chủ. Các bạn nghĩ gì về ông Trump?
Như Ngọc: Đây là một yếu tố hết sức bất ngờ. Tuy ông không phải thuộc thành phần do đảng muốn cử ra, nhưng ông lại chiếm ưu thế hiện nay. Một điểm tích cực là ông lôi kéo được những thành phần cử tri trước đây thờ ơ với chính trị, không muốn đi bầu nay sẽ đổ xô ra bỏ phiếu hoặc chống lại hoặc ủng hộ ông. Cách nào đi nữa, đây cũng là một điều tích cực cho nền dân chủ như ở Hoa Kỳ.
Trà Mi: Ông là một ứng viên trực ngôn, không ngại đụng chạm, có những phát biểu gây tranh cãi về nhiều vấn đề nhạy cảm như Hồi giáo, di dân. Cảm nhận của Billy về ứng viên này thế nào?
Billy Lê: Lời nói của ông đôi khi xúc phạm nhưng cũng thú vị vì khiến cho những người dù không thích ông cũng phải cố gắng đi bầu.
Trà Mi: Theo các bạn, ông sẽ mang lại những lợi-hại thế nào cho nước Mỹ nếu trở thành Tổng thống?
Chúng ta cần quan tâm đến những điều ông Trump nói từ những ngày đầu như xây tường ngăn di dân lậu hay đưa di dân lậu về nước. Cũng có người thích, cũng có người không thích những lời nói đó. Cử tri cần tìm hiểu xem những quyền lợi nào muốn có từ đất nước Hoa Kỳ cũng như từ các ứng viên Tổng thống này.Billy Lê, sinh viên Thạc sĩ ngành Quản trị Dân sự đại học Cal State Long Beach.
Như Ngọc: Cộng đồng người Mỹ gốc Việt nên quan tâm đến quyền lợi của cộng đồng chúng ta khi bỏ lá phiếu. Đây là một cộng đồng di dân, tị nạn, có nhiều trở ngại về ngôn ngữ. Về học vấn, số người Việt tại Mỹ có bằng cử nhân lại không cao hơn số trung bình trên toàn nước Mỹ. Lợi tức của người Việt cũng thấp hơn so với những nhóm di dân khác tại Mỹ. Nhìn toàn cảnh như vậy, chúng ta có thể thấy được một số hậu quả rõ ràng nếu một ứng viên không giúp đẩy mạnh an sinh xã hội mà chỉ lo cho một thiểu số đặc quyền đặc lợi lên làm Tổng thống.
Trà Mi: Billy nhìn thấy nước Mỹ ra sao nếu ông Trump đắc cử? Những ưu-nhược điểm của ứng viên này trong mắt bạn?
Billy Lê: Chúng ta cần quan tâm đến những điều ông Trump nói từ những ngày đầu như xây tường ngăn di dân lậu hay đưa di dân lậu về nước. Cũng có người thích, cũng có người không thích những lời nói đó. Cử tri cần tìm hiểu xem những quyền lợi nào muốn có từ đất nước Hoa Kỳ cũng như từ các ứng viên Tổng thống này.
Trà Mi: Nhưng theo anh, nếu ông Trump thắng cử, nước Mỹ sẽ tốt hơn hay tệ đi?
Có thể bà sẽ tiếp tục áp dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo nhiều hơn là đi vào vấn đề quân sự. Có thể bà là một sự tiếp nối của ông Obama trong chính trường thế giới, đặc biệt về chính sách Xoay trục Châu Á. Tuy nhiên, trong tất cả vấn đề ngoại giao, quyền lợi của nước Mỹ vẫn là trên hết.Duyên Bùi, sinh viên Tiến sĩ ngành Chính trị học thuộc đại học Hawaii
Billy Lê: Tôi nghĩ ông sẽ là người có thể giúp đất nước này trên phương diện kinh tế. Còn về phương diện ngoại giao, tôi không chắc lắm.
Trà Mi: Về ứng viên bên đảng Dân chủ, các bạn ghi nhận lợi thế và điểm yếu của bà Clinton trong cuộc đua này thế nào?
Duyên Bùi: Về ngoại giao, bà rất có nhiều kinh nghiệm. Liên quan đến Việt Nam và cộng đồng Việt tại Mỹ, bà cũng đã tới Việt Nam mấy lần. Bà hướng nhiều về và hiểu biết nhiều về Á Châu, Đông Nam Á và Việt Nam. Về nội địa nước Mỹ, bà cũng hiểu nhiều về những khó khăn, chia rẽ trong xã hội Mỹ. Những điểm yếu.
Trà Mi: Với những ưu điểm đối ngoại như Duyên vừa nêu, các bạn nghĩ nước Mỹ sẽ thay đổi ra sao, thế giới sẽ thay đổi thế nào nếu bà Clinton đắc cử?
Như Ngọc: Về bà Clinton, trước đây trong vai trò Ngoại trưởng, bà ủng hộ Hiệp ước TPP để mở rộng mậu dịch với các nước Châu Á Thái Bình Dương, mà nói thẳng là để bao vây sự bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, bây giờ trong vai trò ứng viên Tổng thống bà lại xoay ngược chiều chống đối TPP sau khi các ứng viên khác cũng bày tỏ sự chống đối vì lý do nhân quyền và để bảo vệ công ăn việc làm tại Mỹ. Cho nên, nếu tiên đoán một ứng viên sẽ làm gì khi trở thành Tổng thống thì cũng khó mà đoán biết được.
Trà Mi: Nhưng với những kinh nghiệm kỳ cựu, lão luyện như bà Clinton, nếu bà nắm ghế điều hành nước Mỹ, mọi chuyện sẽ thay đổi ra sao?
Như Ngọc: Có thể bà sẽ tiếp tục áp dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo nhiều hơn là đi vào vấn đề quân sự. Có thể bà là một sự tiếp nối của ông Obama trong chính trường thế giới, đặc biệt về chính sách Xoay trục Châu Á. Tuy nhiên, trong tất cả vấn đề ngoại giao, quyền lợi của nước Mỹ vẫn là trên hết. Bà Clinton cũng không là một lãnh đạo ngoại lệ để đứng về quyền lợi của nước Việt Nam hay nước nào khác.
Nếu bà Clinton lên, đây sẽ là Tổng thống nữ đầu tiên của Mỹ, một trang sử mới cho thế hệ trẻ noi gương. Với các chuyến thăm Châu Á trước nay, nhất là đến Việt Nam, bà có thể cảm thông để giúp cho người dân Việt Nam nhiều hơn.Billy Lê nói.
Trà Mi: Giữa hai ứng viên nặng ký Clinton và Trump, người nào lên nắm quyền sẽ có lợi hơn cho nước Mỹ?
Billy Lê: Nếu bà Clinton lên, đây sẽ là Tổng thống nữ đầu tiên của Mỹ, một trang sử mới cho thế hệ trẻ noi gương. Với các chuyến thăm Châu Á trước nay, nhất là đến Việt Nam, bà có thể cảm thông để giúp cho người dân Việt Nam nhiều hơn.
Duyên Bùi: Duyên ủng hộ bà Clinton nhiều hơn vì lối nói của ông Trump lôi kéo theo sự sợ hãi cho người ta, cái đó không có kết quả tốt.
Trà Mi: Các ứng viên tranh tài về nhiều mặt: vận động tài chính, tranh biện, và chính sách. Đối với cử tri, chính sách là quan trọng nhất. Chị Ngọc ủng hộ chính sách của ai? Chị dự đoán ai sẽ thắng cử trong cuộc đua lần này?
Như Ngọc: Rất khó để đưa ra tiên đoán vì những tiên đoán trước đây về ông Trump đã đem lại nhiều sự bất ngờ. Trong cương vị nhà báo, Ngọc không đưa ra lập trường ủng hộ một ứng viên nào để giữ khách quan cho tờ báo.
Có thể nói bà Clinton chiếm được ưu thế hơn vì những lời nói ngông nghênh của ông Trump. Hiện nay, cần lưu ý là ông Trump chưa đưa ra được chính sách cụ thể nào. Những gì ông nói chỉ là những lời bình phẩm chứ không phải là chính sách. Do đó, có thể phải chờ tới vòng trong khi ông đối đầu với đối thủ rất có thể là bà Clinton, lúc đó sẽ nêu bật ra những vấn đề chính sách rõ ràng hơn.Tiến sĩ Như Ngọc nhận xét.
Trà Mi: Tuy nhiên, là chủ nhiệm một tờ báo của cộng đồng Việt Nam ngay nơi có đông người Việt sinh sống nhất, chị nhận thấy cộng đồng người Việt tại đây có xu hướng ủng hộ ai?
Như Ngọc: Có thể nói bà Clinton chiếm được ưu thế hơn vì những lời nói ngông nghênh của ông Trump. Hiện nay, cần lưu ý là ông Trump chưa đưa ra được chính sách cụ thể nào. Những gì ông nói chỉ là những lời bình phẩm chứ không phải là chính sách. Do đó, có thể phải chờ tới vòng trong khi ông đối đầu với đối thủ rất có thể là bà Clinton, lúc đó sẽ nêu bật ra những vấn đề chính sách rõ ràng hơn.
Trà Mi: Theo chị, lá phiếu của người Mỹ gốc Việt trong cuộc bầu cử này có cân nhắc đến chuyện Việt Nam, đến tác động đối với Việt Nam, hay chỉ tập trung vào chuyện nước Mỹ mà thôi?
Như Ngọc: Đã là người Việt, bao giờ tâm tư mọi người cũng hướng về quê hương. Dân số Việt Nam tại Hoa Kỳ đa số là thành phần lớn tuổi, tình cảm còn nặng với quê nhà và việc này chắc chắn sẽ phản ảnh qua lá phiếu của họ. Chẳng hạn trước đây, người Việt tại quận Cam bầu cho đảng Cộng hòa vì đảng này được xem là đảng chống cộng. Cử tri gốc Việt nhắm vào vấn đề đối ngoại nhiều hơn là vấn đề trong nước.
Trà Mi: Bầu cử Mỹ có những nét gì Việt Nam cần học hỏi và ứng dụng? Nguyện vọng của cử tri trẻ gốc Việt từ cuộc bầu cử lãnh đạo Mỹ giữa bối cảnh quốc nội và quốc tế hiện nay thế nào? Mời quý vị và các bạn đón theo dõi phần kế tiếp của cuộc hội luận trên Tạp chí Thanh Niên VOA tuần sau.
Your browser doesn’t support HTML5