KATHMANDU —
Cử tri ở Nepal, quốc gia trong vùng Hy Mã Lạp Sơn, đi bỏ phiếu bầu một quốc hội mới với hy vọng chấm dứt nhiều năm bế tắc chính trị sau khi bãi bỏ chế độ quân chủ và thành lập một nước cộng hòa dân chủ vào năm 2008. Thông tín viên VOA Aru Pande tường thuật từ Kathmandu, nơi cuộc bầu cử đang diễn ra trong tình hình an ninh được bảo vệ nghiêm ngặt.
Trong khi thủ đô Nepal vẫn còn vắng xe cộ vì bị cấm chạy trong ngày bầu cử hôm nay, nhiều người trong số hơn 12 triệu cử tri hội đủ điều kiện đã đến chật các phòng phiếu ở quảng trường lịch sử Durbar tại Kathmandu để bỏ phiếu.
Sinh viên vừa tốt nghiệp Niva Bajrachrya, 23 tuổi đặt nhiều hy vọng rằng một Nghị viện với 601 thành viên sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho dân chúng với ngày càng đông người trẻ tuổi.
Cô nói: “Dứt khoát chúng tôi muốn làm một cái gì đó cho đất nước và muốn thế chúng tôi cần phải có môi trường và cần có cơ hội, bởi vì chúng tôi có thể cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước.”
Nhưng nhiều người ở đây nói rằng để có thể tập trung vào kinh tế, cơ sở hạ tầng, và các vấn đề cấp bách khác của Nepal, các chính trị gia phải biết dẹp qua những bất đồng cũ.
Trong khuôn khổ tiến trình hòa bình kết thúc cuộc nội chiến 10 năm, các phần tử Maoít trước đây đã tham gia chính phủ và chiếm được nhiều ghế nhất trong cơ quan lập pháp vừa được thành lập. Năm năm sau và sau nhiều chính phủ thất bại, các nhà làm luật vẫn chưa đồng ý được về một cơ cấu chính phủ hay một dự thảo hiến pháp.
Ứng viên nghị viện và là một thượng tọa Phật giáo Thapassi Dhamma nói cử tri muốn hòa bình và chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị.
Vị thượng tọa này nói: “Chúng tôi hy vọng với cuộc bầu cử này, họ sẽ làm ra một hiến pháp mới ở Nepal.”
Nhưng dự thảo một hiến pháp và đi đến một sự đồng thuận có thể không dễ dàng như vậy. Một nhóm Maoit đã tan rã đe dọa phá hoại cuộc bầu cử.
Ðã có tin về những vụ nổ bom nhỏ bên trong và bên ngoài Kathamandu, với hàng ngàn cảnh sát và nhân viên quân đội được bố trí trong ngày hôm nay để ngăn chặn các cuộc bạo động khác.
Có tới 75.000 quan sát viên từ hơn 50 tổ chức quốc gia và quốc tế đang có mặt ở Nepal để theo dõi bầu cử và bảo đảm các cuộc bỏ phiếu diễn ra một cách tự do và công bằng.
Ông Tulsi Thappa, một quan sát viên bầu cử thuộc Hội đồng Nhân quyền Nepal đang đến nơi bầu cử, nói chuyện với những người tổ chức bầu cử và những người chờ đợi để bỏ phiếu.
Ông nói: “Chúng tôi đang quan sát tình hình an ninh và tìm cách xác định xem liệu cử tri có cảm thấy sợ hãi hay bị ép buộc tham gia bầu cử hay không.
Nhiều người Nepal như ông Anoop Sthepat chỉ muốn lá phiếu của họ góp phần thúc đẩy cựu vương quốc vùng Hy Mã Lạp Sơn này tiến tới.
Ông nói: “Sau cuộc bầu cử này, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có được đôi chút tiến bộ trong nước chúng tôi.”
Ðó cũng là niềm hy vọng chung của cả Hoa Kỳ và các nước khác trong cộng đồng quốc tế sẽ theo dõi sát trong lúc giới hữu trách kiểm phiếu để xác định xem ai, nếu có, có thể lãnh đạo Nepal ra khỏi tình trạng rối loạn chức năng chính trị và hướng tới sự ổn định hơn.
Trong khi thủ đô Nepal vẫn còn vắng xe cộ vì bị cấm chạy trong ngày bầu cử hôm nay, nhiều người trong số hơn 12 triệu cử tri hội đủ điều kiện đã đến chật các phòng phiếu ở quảng trường lịch sử Durbar tại Kathmandu để bỏ phiếu.
Sinh viên vừa tốt nghiệp Niva Bajrachrya, 23 tuổi đặt nhiều hy vọng rằng một Nghị viện với 601 thành viên sẽ giúp tạo công ăn việc làm cho dân chúng với ngày càng đông người trẻ tuổi.
Cô nói: “Dứt khoát chúng tôi muốn làm một cái gì đó cho đất nước và muốn thế chúng tôi cần phải có môi trường và cần có cơ hội, bởi vì chúng tôi có thể cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất nước.”
Nhưng nhiều người ở đây nói rằng để có thể tập trung vào kinh tế, cơ sở hạ tầng, và các vấn đề cấp bách khác của Nepal, các chính trị gia phải biết dẹp qua những bất đồng cũ.
Trong khuôn khổ tiến trình hòa bình kết thúc cuộc nội chiến 10 năm, các phần tử Maoít trước đây đã tham gia chính phủ và chiếm được nhiều ghế nhất trong cơ quan lập pháp vừa được thành lập. Năm năm sau và sau nhiều chính phủ thất bại, các nhà làm luật vẫn chưa đồng ý được về một cơ cấu chính phủ hay một dự thảo hiến pháp.
Ứng viên nghị viện và là một thượng tọa Phật giáo Thapassi Dhamma nói cử tri muốn hòa bình và chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị.
Vị thượng tọa này nói: “Chúng tôi hy vọng với cuộc bầu cử này, họ sẽ làm ra một hiến pháp mới ở Nepal.”
Nhưng dự thảo một hiến pháp và đi đến một sự đồng thuận có thể không dễ dàng như vậy. Một nhóm Maoit đã tan rã đe dọa phá hoại cuộc bầu cử.
Ðã có tin về những vụ nổ bom nhỏ bên trong và bên ngoài Kathamandu, với hàng ngàn cảnh sát và nhân viên quân đội được bố trí trong ngày hôm nay để ngăn chặn các cuộc bạo động khác.
Có tới 75.000 quan sát viên từ hơn 50 tổ chức quốc gia và quốc tế đang có mặt ở Nepal để theo dõi bầu cử và bảo đảm các cuộc bỏ phiếu diễn ra một cách tự do và công bằng.
Ông Tulsi Thappa, một quan sát viên bầu cử thuộc Hội đồng Nhân quyền Nepal đang đến nơi bầu cử, nói chuyện với những người tổ chức bầu cử và những người chờ đợi để bỏ phiếu.
Ông nói: “Chúng tôi đang quan sát tình hình an ninh và tìm cách xác định xem liệu cử tri có cảm thấy sợ hãi hay bị ép buộc tham gia bầu cử hay không.
Nhiều người Nepal như ông Anoop Sthepat chỉ muốn lá phiếu của họ góp phần thúc đẩy cựu vương quốc vùng Hy Mã Lạp Sơn này tiến tới.
Ông nói: “Sau cuộc bầu cử này, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ có được đôi chút tiến bộ trong nước chúng tôi.”
Ðó cũng là niềm hy vọng chung của cả Hoa Kỳ và các nước khác trong cộng đồng quốc tế sẽ theo dõi sát trong lúc giới hữu trách kiểm phiếu để xác định xem ai, nếu có, có thể lãnh đạo Nepal ra khỏi tình trạng rối loạn chức năng chính trị và hướng tới sự ổn định hơn.