BẮC KINH —
Một cuộc di cư khổng lồ đang diễn ra ở Trung Quốc vào lúc hàng triệu người từ các thành phố khắp nước về quê đón mừng Tết âm lịch với gia đình. Ðây là một cuộc vận chuyển thường niên không giống bất kỳ cuộc vận chuyển nào, và gây đau đầu cho các giới chức giao thông. Theo bài tường thuật của thông tín viên VOA William Ide từ Bắc Kinh, tuy kỹ thuật có giúp ích cho một số người, nhiều người cảm thấy rất khó khăn mới lấy được vé tàu xe để về quê ăn Tết.
Ða số dân ở Trung Quốc đang di dời và cuộc di trú vào mùa xuân hàng năm, mà người ở Bắc Kinh gọi là “xuân vận” sẽ lên đến cao điểm trong mấy ngày sắp tới với hàng trăm ngàn người đi qua các nhà ga xe lửa từ Quảng Châu miền nam cho chí Bắc Kinh ở miền bắc.
Và đối với nhiều người, câu hỏi cấp bách là: Bạn đã lấy được vé chưa.
Người phụ nữ này sắp từ Bắc Kinh đi Hồ Nam và cho biết cô có thể mua vé dễ dàng trên mạng. Cô nói chuyến tàu của cô không đông mấy bởi vì cô đi chuyến cao tốc trước khi dự kiến số đông nguời sẽ đổ lên.
Các cơ quan truyền thông nhà nước nói con số kỷ lục 3,4 tỷ chuyến đi dự kiến sẽ được thực hiện trong thời kỳ Tết Nguyên Ðán này, và ngày Tết Quý tỵ năm nay sẽ rơi vào ngày chủ nhật 10 tháng 2 dương lịch.
Trung Quốc năm nay đã mở rộng việc mua vé trên Internet, để du khách có thể mua vé trên mạng trước 20 ngày.
Nhưng nhiều người than phiền rằng lấy được chỗ ngồi là việc cực kỳ khó khăn.
Anh này nói rằng ông phải mất hơn 1 tuần mới lấy được vé. Anh cho biết trong khi giới trẻ tuổi như anh có thể mua vé trên mạng thì các công nhân di trú chỉ có thể đến nhà ga xe lửa để chờ chực.
Ông Vương Tiểu Huy làm việc tại một trung tâm giáo dục ở Bắc Kinh. Ông nói ông chịu thua sau khi mất cả tuần tìm cách mua một cái vé trên mạng.
Ông nói năm nay ông sẽ đi một chuyến dài bằng xe buýt về quê ở Nội Mông lần đầu tiên. Ông nói toàn bộ chuyến đi phải mất 15 tiếng đồng hồ.
Ông Vương nói lấy vé trước ngày 1 tháng 2 thì dễ hơn, còn sau đó là rất khó. Ông nói thêm rằng tuy ông đã đến nhà ga xe lửa để xếp hàng chờ nhiều lần vào buổi tối, ông vẫn không mua được vé.
Ðối với một số người, khó mà lấy phép nghỉ việc nhiều ngày để xếp hàng mua vé, cho nên họ đành chịu thua.
Không phải tất cả mọi người đều gặp khó khăn như thế.
Ông Lý Tái, một cư dân ở Bắc Kinh làm việc ở tỉnh Sơn Ðông miền đông bắc, cho biết ông sẽ đi bằng máy bay về thủ đô mà chỉ phải trả có 11 đôla để mua vé.
Tuy nhiên, nhiều bạn bè của ông cũng gốc gác Bắc Kinh như ông sẽ không đi đâu cả.
Ông Lý nói đa số bạn bè của ông ở Bắc Kinh muốn ở lại Sơn Ðông còn hơn là về quê bởi vì thành phố sẽ quá ô nhiễm trong dịp lễ vì đốt pháo.
Ông Thái Kế Minh, một giáo sư ở trường đại học Thanh Hoa, nói rằng không có giải pháp nào đơn giản cho tình trạng đóng nút mỗi năm một lần ở Trung Quốc. Ông nói ngoài tình trạng thiếu tàu xe, vấn đề này nêu bật sự cần thiết Trung Quốc phải có một sách lược giải quyết tỷ lệ dân số cư trú ở thành thị.
Theo ông Thái, công nhân di trú không nên được phép đến các thành phố lớn của Trung Quốc để làm việc, mà nên định cư luôn ở đó. Ông noí nếu họ được khuyến khích di trú dễ dàng đến các thành thị, gia đình và cha mẹ họ phải ở đó và họ có thể cùng ăn Tết với nhau ở thành phố.
Hơn 200 triệu công nhân di trú làm việc ở các thành phố khắp Trung Quốc. Nhưng các công nhân này và gia đình họ không được coi là cư dân thành phố và không được hưởng các quyền cơ bản như được đi họ trường công và chăm sóc y tế. Ðể ứng phó với việc này, nhiều gia đình đã tách ra, trẻ em và ông bà thường ở lại vùng nông thôn.
Cho đến khi nào các luật về cư trú thay đổi thì Tết Nguyên Ðán ở Trung Quốc vẫn tiếp tục là dịp hàng năm mọi người đổ về đoàn tụ với gia đình.
Ða số dân ở Trung Quốc đang di dời và cuộc di trú vào mùa xuân hàng năm, mà người ở Bắc Kinh gọi là “xuân vận” sẽ lên đến cao điểm trong mấy ngày sắp tới với hàng trăm ngàn người đi qua các nhà ga xe lửa từ Quảng Châu miền nam cho chí Bắc Kinh ở miền bắc.
Và đối với nhiều người, câu hỏi cấp bách là: Bạn đã lấy được vé chưa.
Người phụ nữ này sắp từ Bắc Kinh đi Hồ Nam và cho biết cô có thể mua vé dễ dàng trên mạng. Cô nói chuyến tàu của cô không đông mấy bởi vì cô đi chuyến cao tốc trước khi dự kiến số đông nguời sẽ đổ lên.
Trung Quốc năm nay đã mở rộng việc mua vé trên Internet, để du khách có thể mua vé trên mạng trước 20 ngày.
Nhưng nhiều người than phiền rằng lấy được chỗ ngồi là việc cực kỳ khó khăn.
Anh này nói rằng ông phải mất hơn 1 tuần mới lấy được vé. Anh cho biết trong khi giới trẻ tuổi như anh có thể mua vé trên mạng thì các công nhân di trú chỉ có thể đến nhà ga xe lửa để chờ chực.
Ông Vương Tiểu Huy làm việc tại một trung tâm giáo dục ở Bắc Kinh. Ông nói ông chịu thua sau khi mất cả tuần tìm cách mua một cái vé trên mạng.
Ông nói năm nay ông sẽ đi một chuyến dài bằng xe buýt về quê ở Nội Mông lần đầu tiên. Ông nói toàn bộ chuyến đi phải mất 15 tiếng đồng hồ.
Ông Vương nói lấy vé trước ngày 1 tháng 2 thì dễ hơn, còn sau đó là rất khó. Ông nói thêm rằng tuy ông đã đến nhà ga xe lửa để xếp hàng chờ nhiều lần vào buổi tối, ông vẫn không mua được vé.
Ðối với một số người, khó mà lấy phép nghỉ việc nhiều ngày để xếp hàng mua vé, cho nên họ đành chịu thua.
Không phải tất cả mọi người đều gặp khó khăn như thế.
Ông Lý Tái, một cư dân ở Bắc Kinh làm việc ở tỉnh Sơn Ðông miền đông bắc, cho biết ông sẽ đi bằng máy bay về thủ đô mà chỉ phải trả có 11 đôla để mua vé.
Tuy nhiên, nhiều bạn bè của ông cũng gốc gác Bắc Kinh như ông sẽ không đi đâu cả.
Ông Lý nói đa số bạn bè của ông ở Bắc Kinh muốn ở lại Sơn Ðông còn hơn là về quê bởi vì thành phố sẽ quá ô nhiễm trong dịp lễ vì đốt pháo.
Ông Thái Kế Minh, một giáo sư ở trường đại học Thanh Hoa, nói rằng không có giải pháp nào đơn giản cho tình trạng đóng nút mỗi năm một lần ở Trung Quốc. Ông nói ngoài tình trạng thiếu tàu xe, vấn đề này nêu bật sự cần thiết Trung Quốc phải có một sách lược giải quyết tỷ lệ dân số cư trú ở thành thị.
Theo ông Thái, công nhân di trú không nên được phép đến các thành phố lớn của Trung Quốc để làm việc, mà nên định cư luôn ở đó. Ông noí nếu họ được khuyến khích di trú dễ dàng đến các thành thị, gia đình và cha mẹ họ phải ở đó và họ có thể cùng ăn Tết với nhau ở thành phố.
Hơn 200 triệu công nhân di trú làm việc ở các thành phố khắp Trung Quốc. Nhưng các công nhân này và gia đình họ không được coi là cư dân thành phố và không được hưởng các quyền cơ bản như được đi họ trường công và chăm sóc y tế. Ðể ứng phó với việc này, nhiều gia đình đã tách ra, trẻ em và ông bà thường ở lại vùng nông thôn.
Cho đến khi nào các luật về cư trú thay đổi thì Tết Nguyên Ðán ở Trung Quốc vẫn tiếp tục là dịp hàng năm mọi người đổ về đoàn tụ với gia đình.