Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc Bill Richardson và Tổng Giám đốc công ty Google Eric Schmidt hôm nay đến Bắc Triều Tiên trong chuyến viếng thăm không chính thức mà ông Richardson mô tả là một chuyến công tác nhân đạo.
Ông Richardson từng đến thăm quốc gia Cộng Sản bị cô lập này nhiều lần trong những năm qua. Khi nói về chuyến viếng thăm hôm nay, ông Richardson cho biết ông dự định thảo luận với các giới chức Bắc Triều Tiên về vụ bắt giữ ông Kenneth Bae, một người Mỹ gốc Hàn đang bị giam ở Bắc Triều Tiên vì các cáo trạng chống lại nhà nước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích chuyến đi của ông Richardson. Tuy nhiên, trong khi quá cảnh ở Bắc Kinh ngày hôm nay, ông Richardson nói với báo chí rằng Bộ Ngoại giao không có lý do gì để lo ngại.
Ông Richardson nói: "Đây là một chuyến viếng thăm có tính chất tích cực. Chúng tôi không đại diện cho chính phủ Mỹ. Tôi từng đến Bắc Triều Tiên nhiều lần, từng điều đình với họ trong quá khứ, và đạt được được thành quả. Tôi hy vọng chúng tôi có thể có được một sự đánh giá về Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị của giới lãnh đạo mới."
Chuyến đi của ông Richardson diễn ra sau khi Bắc Triều Tiên phóng thử nghiệm một hỏa tiễn tầm xa, dọn đường cho một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Ông Richardson cho biết ông quan tâm về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và hy vọng chuyến đi của ông sẽ giúp đưa Bắc Triều Tiên vào một chiều hướng mà ông gọi là chiều hướng đúng đắn.
Ông Ben Habib, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Đại học LaTrobe ở Australia, nói với đài VOA rằng chính phủ Mỹ có lý do để cảm thấy không thoải mái về chuyến đi của ông Richardson.
Ông Habib nói: "Bộ Ngoại giao không muốn bị mắc kẹt vào một cuộc mặc cả để ông Kenneth Bae được phóng thích. Ông này là một hướng dẫn viên du lịch người Mỹ gốc Hàn bị Bắc Triều Tiên bắt giam từ tháng 12. Ông Richardson đã nói rõ một trong các lý do của chuyến đi của ông là vận động để ông Bae được thả. Bộ Ngoại giao không muốn bị mắc kẹt trong một cuộc điều đình về ông Bae mà họ không muốn dính líu. Chuyến đi này cũng có thể biện minh cho vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên. Nó có thể tạo ra một ấn tượng là việc phóng hỏa tiễn có thể đưa tới một sứ mạng ngoại giao tới Bắc Triều Tiên và dường như hành động khiêu khích của họ đã mang lại kết quả."
Ông Eric Schmidt của công ty Google là người lâu nay vẫn mạnh mẽ cổ xúy cho tự do internet.
Cuối tuần trước, ông Richardson cho biết như sau về việc ông Schmidt đi chung với ông đến Bình Nhưỡng.
Ông Richardson nói: "Tôi mời Eric đi chung. Ông ấy sẽ đi với tư cách là một công dân bình thường. Đây không phải là một chuyến đi của Google. Ông ấy quan tâm về chính sách đối ngoại. Ông ấy là bạn của tôi và tôi nghĩ rằng việc Eric cùng với các nhân viên khác của tôi đi chung với nhau sẽ giúp cho chuyến đi này có được một cái nhìn bao quát hơn."
Sự truy cập internet ở Bắc Triều Tiên bị hạn chế nghiêm nhặt và chỉ có một số nhỏ những người có quyền thế sử dụng mạng lưới thông tin toàn cầu này. Các phương tiện truyền thông khác cũng bị hạn chế vô cùng nghiêm nhặt.
Nhà cầm quyền Bình Nhưỡng đòi hỏi tất cả các máy thu thanh và thu hình phải định sẵn để chỉ có thể tiếp nhận những kênh truyền thanh truyền hình được chính phủ chấp thuận.
Ông Richardson từng đến thăm quốc gia Cộng Sản bị cô lập này nhiều lần trong những năm qua. Khi nói về chuyến viếng thăm hôm nay, ông Richardson cho biết ông dự định thảo luận với các giới chức Bắc Triều Tiên về vụ bắt giữ ông Kenneth Bae, một người Mỹ gốc Hàn đang bị giam ở Bắc Triều Tiên vì các cáo trạng chống lại nhà nước.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lên tiếng chỉ trích chuyến đi của ông Richardson. Tuy nhiên, trong khi quá cảnh ở Bắc Kinh ngày hôm nay, ông Richardson nói với báo chí rằng Bộ Ngoại giao không có lý do gì để lo ngại.
Ông Richardson nói: "Đây là một chuyến viếng thăm có tính chất tích cực. Chúng tôi không đại diện cho chính phủ Mỹ. Tôi từng đến Bắc Triều Tiên nhiều lần, từng điều đình với họ trong quá khứ, và đạt được được thành quả. Tôi hy vọng chúng tôi có thể có được một sự đánh giá về Bắc Triều Tiên dưới sự cai trị của giới lãnh đạo mới."
Chuyến đi của ông Richardson diễn ra sau khi Bắc Triều Tiên phóng thử nghiệm một hỏa tiễn tầm xa, dọn đường cho một cuộc thử nghiệm hạt nhân lần thứ ba.
Ông Richardson cho biết ông quan tâm về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên và hy vọng chuyến đi của ông sẽ giúp đưa Bắc Triều Tiên vào một chiều hướng mà ông gọi là chiều hướng đúng đắn.
Ông Ben Habib, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên của Đại học LaTrobe ở Australia, nói với đài VOA rằng chính phủ Mỹ có lý do để cảm thấy không thoải mái về chuyến đi của ông Richardson.
Ông Habib nói: "Bộ Ngoại giao không muốn bị mắc kẹt vào một cuộc mặc cả để ông Kenneth Bae được phóng thích. Ông này là một hướng dẫn viên du lịch người Mỹ gốc Hàn bị Bắc Triều Tiên bắt giam từ tháng 12. Ông Richardson đã nói rõ một trong các lý do của chuyến đi của ông là vận động để ông Bae được thả. Bộ Ngoại giao không muốn bị mắc kẹt trong một cuộc điều đình về ông Bae mà họ không muốn dính líu. Chuyến đi này cũng có thể biện minh cho vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên. Nó có thể tạo ra một ấn tượng là việc phóng hỏa tiễn có thể đưa tới một sứ mạng ngoại giao tới Bắc Triều Tiên và dường như hành động khiêu khích của họ đã mang lại kết quả."
Ông Eric Schmidt của công ty Google là người lâu nay vẫn mạnh mẽ cổ xúy cho tự do internet.
Cuối tuần trước, ông Richardson cho biết như sau về việc ông Schmidt đi chung với ông đến Bình Nhưỡng.
Ông Richardson nói: "Tôi mời Eric đi chung. Ông ấy sẽ đi với tư cách là một công dân bình thường. Đây không phải là một chuyến đi của Google. Ông ấy quan tâm về chính sách đối ngoại. Ông ấy là bạn của tôi và tôi nghĩ rằng việc Eric cùng với các nhân viên khác của tôi đi chung với nhau sẽ giúp cho chuyến đi này có được một cái nhìn bao quát hơn."
Sự truy cập internet ở Bắc Triều Tiên bị hạn chế nghiêm nhặt và chỉ có một số nhỏ những người có quyền thế sử dụng mạng lưới thông tin toàn cầu này. Các phương tiện truyền thông khác cũng bị hạn chế vô cùng nghiêm nhặt.
Nhà cầm quyền Bình Nhưỡng đòi hỏi tất cả các máy thu thanh và thu hình phải định sẵn để chỉ có thể tiếp nhận những kênh truyền thanh truyền hình được chính phủ chấp thuận.