BANGKOK —
Cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva đã bị các nhân viên điều tra đặc biệt của Bộ Tư pháp thẩm vấn. Ông bị truy tố vì vụ tử vong do các lực lượng an ninh gây ra cho một người tài xế taxi trong cuộc đàn áp người biểu tình chống chính phủ hồi năm 2010 khi ông còn tại vị. Ông Abhisit đã khai vô tội. Vụ án này một lần nữa cho thấy tình trạng chia rẽ chính trị sâu sắc tại Thái Lan.
Ông Abhisit và cựu phó chủ tịch đảng của ông, hiện đối mặt với các cáo buộc giết người, đã bị các giới chức của Cục Điều tra Đặc biệt thuộc Bộ Tư pháp thẩm vấn nhiều giờ đồng hồ hôm nay.
Cả ông Abhisit và Suthep Thaugsuban không nhận tội liên quan tới cái chết của một tài xế taxi do các lực lượng an ninh gây ra trong các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài tại thủ đô Bangkok năm 2010.
Cựu Thủ tướng Abhisit, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, và ông Suthep nói rằng họ đã sẵn sàng đối mặt với tòa án.
Những người ủng hộ phe đối lập cho rằng các cáo buộc này là một phần của mưu toan gây sức ép để ông Abhisit chấp nhận một lệnh tổng ân xá cho những người gây ra thương vong trong các vụ đụng độ làm hơn 90 người chết và hàng trăm người bị thương hồi tháng 4 và tháng 5 năm 2010.
Ông Panitan Wattanayagorn, cựu phát ngôn viên trong chính phủ của ông Abhisit, nói rằng trong khi những người ủng hộ ông Abhisit coi đó là một sự đối xử bất công, những người ủng hộ đảng Pheu Thai cầm quyền hoan nghênh hành động pháp lý này. Ông nói:
‘Những người ủng hộ đảng Pheu Thai muốn nhà cầm quyền trước đây bị truy tố và họ rất vui mừng vì rốt cuộc điều đó cũng đã xảy ra. Các chính trị gia của đảng Pheu Thai cũng gặp rắc rối với tòa án và họ cũng phải ra sức chống lại những cáo buộc. Đối với cùng một vấn đề, nhưng họ có những suy nghĩ đối nghịch với suy nghĩ của những người ủng hộ ông Abhisit.
Các nhà phân tích nói rằng các hành động pháp lý dường như là một phần nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận về một lệnh ân xá chung để cho một cựu thủ tướng khác, là ông Thaksin Shinawatra, được trở lại Thái Lan.
Ông Thaksin nhận được sự ủng hộ của phần đông tầng lớp lao động ở thành thị cũng như dân chúng ở các vùng nông thôn. Ông được sự hậu thuẫn của phong trào được gọi là ‘Áo Đỏ’.
Ông vẫn còn ở nước ngoài để tránh án tù hai năm vì tội tham nhũng, nhưng vẫn xuất hiện thường xuyên trên báo chí Thái Lan. Ông là một cố vấn thân cận thủ tướng hiện nay và cũng là em gái ông, bà Yingluck Shinawatra.
Phe chống đối ông Thaksin gồm những người có thế lực ở đô thị cũng như những người ủng hộ mạnh mẽ nền quân chủ Thái Lan.
Ông Chris Baker, một tác giả và một nhà bình luận kỳ cựu về chính trị và kinh doanh Thái Lan, nói:
‘Ngay lập tức tôi nghĩ rằng đây có vẻ như là một hành động trả thù do phe Áo Đỏ thúc ép. Họ đã thực sự tức giận vì ông Abhisit gọi họ là những kẻ khủng bố. Nhưng cũng có đồn đoán rằng hiện có thương lượng ở hậu trường để tìm ra một vị thế mà họ có thể thương thảo về chuyện trở về của ông Thaksin. Tất cả những điều đó có thể là một phần của vụ truy tố này’.
Theo ông Thitinan Pongsudhirak, giáo sư chính trị học của Đại học Chulalongkorn, các nỗ lực hòa giải giữa các nhóm quyền lực đối nghịch nhau dường như đã không thể thu hẹp khoảng cách chính trị. Nhưng ông Thitinan nói rằng việc truy tố ông Abhisit đánh dấu một ngưỡng mới trong nền chính trị Thái Lan. Ông nhận định:
‘Việc truy tố ông Abhisit và Suthep đã vượt qua một ngưỡng mới. Thường thì lãnh đạo chính phủ Thái Lan không bị truy tố vì đàn áp những người biểu tình. Vì thế, ý thức không bị trừng phạt và bất khả chiến bại hiện đang bị thách đố, và nó đã đặt ra một tiền lệ’.
Các nhà phân tích dự kiến quá trình pháp lý trong vụ án của cựu thủ tướng Abhisit sẽ kéo dài trước khi có phán quyết chính thức trong bối cảnh các cuộc chiến pháp lý về những vụ việc xảy ra hồi tháng Tư và tháng Năm 2010 vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, một số nhà hoạt động Áo Đỏ vẫn còn ở trong tù, trong khi những người khác tập trung bên ngoài toà án để đòi công lý cho những người biểu tình thiệt mạng trong cuộc đàn áp.
Ông Abhisit và cựu phó chủ tịch đảng của ông, hiện đối mặt với các cáo buộc giết người, đã bị các giới chức của Cục Điều tra Đặc biệt thuộc Bộ Tư pháp thẩm vấn nhiều giờ đồng hồ hôm nay.
Cả ông Abhisit và Suthep Thaugsuban không nhận tội liên quan tới cái chết của một tài xế taxi do các lực lượng an ninh gây ra trong các cuộc biểu tình chống chính phủ kéo dài tại thủ đô Bangkok năm 2010.
Cựu Thủ tướng Abhisit, lãnh đạo đảng Dân chủ đối lập, và ông Suthep nói rằng họ đã sẵn sàng đối mặt với tòa án.
Những người ủng hộ phe đối lập cho rằng các cáo buộc này là một phần của mưu toan gây sức ép để ông Abhisit chấp nhận một lệnh tổng ân xá cho những người gây ra thương vong trong các vụ đụng độ làm hơn 90 người chết và hàng trăm người bị thương hồi tháng 4 và tháng 5 năm 2010.
Ông Panitan Wattanayagorn, cựu phát ngôn viên trong chính phủ của ông Abhisit, nói rằng trong khi những người ủng hộ ông Abhisit coi đó là một sự đối xử bất công, những người ủng hộ đảng Pheu Thai cầm quyền hoan nghênh hành động pháp lý này. Ông nói:
‘Những người ủng hộ đảng Pheu Thai muốn nhà cầm quyền trước đây bị truy tố và họ rất vui mừng vì rốt cuộc điều đó cũng đã xảy ra. Các chính trị gia của đảng Pheu Thai cũng gặp rắc rối với tòa án và họ cũng phải ra sức chống lại những cáo buộc. Đối với cùng một vấn đề, nhưng họ có những suy nghĩ đối nghịch với suy nghĩ của những người ủng hộ ông Abhisit.
Các nhà phân tích nói rằng các hành động pháp lý dường như là một phần nỗ lực nhằm đạt được thỏa thuận về một lệnh ân xá chung để cho một cựu thủ tướng khác, là ông Thaksin Shinawatra, được trở lại Thái Lan.
Ông Thaksin nhận được sự ủng hộ của phần đông tầng lớp lao động ở thành thị cũng như dân chúng ở các vùng nông thôn. Ông được sự hậu thuẫn của phong trào được gọi là ‘Áo Đỏ’.
Ông vẫn còn ở nước ngoài để tránh án tù hai năm vì tội tham nhũng, nhưng vẫn xuất hiện thường xuyên trên báo chí Thái Lan. Ông là một cố vấn thân cận thủ tướng hiện nay và cũng là em gái ông, bà Yingluck Shinawatra.
Phe chống đối ông Thaksin gồm những người có thế lực ở đô thị cũng như những người ủng hộ mạnh mẽ nền quân chủ Thái Lan.
Ông Chris Baker, một tác giả và một nhà bình luận kỳ cựu về chính trị và kinh doanh Thái Lan, nói:
‘Ngay lập tức tôi nghĩ rằng đây có vẻ như là một hành động trả thù do phe Áo Đỏ thúc ép. Họ đã thực sự tức giận vì ông Abhisit gọi họ là những kẻ khủng bố. Nhưng cũng có đồn đoán rằng hiện có thương lượng ở hậu trường để tìm ra một vị thế mà họ có thể thương thảo về chuyện trở về của ông Thaksin. Tất cả những điều đó có thể là một phần của vụ truy tố này’.
Theo ông Thitinan Pongsudhirak, giáo sư chính trị học của Đại học Chulalongkorn, các nỗ lực hòa giải giữa các nhóm quyền lực đối nghịch nhau dường như đã không thể thu hẹp khoảng cách chính trị. Nhưng ông Thitinan nói rằng việc truy tố ông Abhisit đánh dấu một ngưỡng mới trong nền chính trị Thái Lan. Ông nhận định:
‘Việc truy tố ông Abhisit và Suthep đã vượt qua một ngưỡng mới. Thường thì lãnh đạo chính phủ Thái Lan không bị truy tố vì đàn áp những người biểu tình. Vì thế, ý thức không bị trừng phạt và bất khả chiến bại hiện đang bị thách đố, và nó đã đặt ra một tiền lệ’.
Các nhà phân tích dự kiến quá trình pháp lý trong vụ án của cựu thủ tướng Abhisit sẽ kéo dài trước khi có phán quyết chính thức trong bối cảnh các cuộc chiến pháp lý về những vụ việc xảy ra hồi tháng Tư và tháng Năm 2010 vẫn tiếp diễn. Trong khi đó, một số nhà hoạt động Áo Đỏ vẫn còn ở trong tù, trong khi những người khác tập trung bên ngoài toà án để đòi công lý cho những người biểu tình thiệt mạng trong cuộc đàn áp.