Một cuộc nghiên cứu mới nói rằng chưa tới 20% các công ty dầu khí lớn trên thế giới và các nước giàu tài nguyên khoáng sản thỏa mãn các tiêu chuẩn về minh bạch và trách nhiệm.
Phúc trình của Viện Theo dõi Nguồn thu (Revenue Watch Institute) công bố hôm nay nói rằng cuộc sống của hơn 1 tỉ công dân trên khắp thế giới có thể biến đổi, nếu như các chính quyền của họ quản lý các tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.
Chỉ có 11 trong 58 quốc gia trong Chỉ số Quản lý Tài Nguyên của tổ chức đặt trụ sở ở New York này được đánh giá là “sẵn sàng cổ vũ yêu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm”.
Tại những nước khác, phúc trình nói rằng “sự mù mờ, nạn tham nhũng và các tiến trình yếu kém không cho phép các công dân nước họ được hưởng một cách đầy đủ các lợi ích do tài nguyên quốc gia mang lại. ”
Nước xếp hạng chót là Miến Điện, bị chấm rớt, với chỉ có 4 điểm trên thang điểm từ 1 tới 100.
Phúc trình của Viện Theo dõi Nguồn thu mô tả các công nghiệp khai thác hầm mỏ là “khét tiếng là mù mờ”, và nói rằng hầu như không có thông tin công khai nào về việc quản lý các tài nguyên của nước này.
Phúc trình của Viện Theo dõi Nguồn thu (Revenue Watch Institute) công bố hôm nay nói rằng cuộc sống của hơn 1 tỉ công dân trên khắp thế giới có thể biến đổi, nếu như các chính quyền của họ quản lý các tài nguyên thiên nhiên tốt hơn.
Chỉ có 11 trong 58 quốc gia trong Chỉ số Quản lý Tài Nguyên của tổ chức đặt trụ sở ở New York này được đánh giá là “sẵn sàng cổ vũ yêu cầu về tính minh bạch và trách nhiệm”.
Tại những nước khác, phúc trình nói rằng “sự mù mờ, nạn tham nhũng và các tiến trình yếu kém không cho phép các công dân nước họ được hưởng một cách đầy đủ các lợi ích do tài nguyên quốc gia mang lại. ”
Nước xếp hạng chót là Miến Điện, bị chấm rớt, với chỉ có 4 điểm trên thang điểm từ 1 tới 100.
Phúc trình của Viện Theo dõi Nguồn thu mô tả các công nghiệp khai thác hầm mỏ là “khét tiếng là mù mờ”, và nói rằng hầu như không có thông tin công khai nào về việc quản lý các tài nguyên của nước này.