Hàng chục nhà lãnh đạo thế giới đang thảo luận về vụ khủng hoảng Syria, Tòa án Tội phạm Quốc tế, vụ tấn công đẫm máu mới đây ở Kenya và các vấn đề khác tại Ðại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York. Thông tín viên VOA Margaret Besheer ghi nhận chi tiết về ngày thứ hai của khóa họp trong bài tường thuật sau đây.
Hơn 30 nhà lãnh đạo các quốc gia đã lần lượt lên diễn đàn hôm thứ tư và dự các phiên họp về nhiều vấn đề.
Chủ tịch Liên hiệp châu Âu Herman van Rompuy phát biểu một cách cương quyết về sự cần thiết phải chấm dứt vụ xung đột ở Syria. Ông nói khi các nhà lãnh đạo thế giới họp hồi tháng 9 năm ngoái, có 25.000 người thiệt mạng và 250.000 người tỵ nạn. Hôm nay, số người thiệt mạng đã tăng vọt lên tới hơn 100.000 và số người tỵ nạn là 2 triệu.
“Chúng tôi không thể để cho vòng xoáy bạo động phe phái và tội ác tiếp tục hướng đi khủng khiếp ở giữa lòng khu vực bất ổn nhất thế giới. Tình hình sẽ ra sao khi chúng ta họp lại vào năm tới?”
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã dùng bữa trưa với các vị ngoại trưởng của Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Hoa Kỳ để thảo luận các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc tiến tới một giải pháp chính trị ở Syria. Họ cũng bàn về các nỗ lực thanh sát và bảo toàn vũ khí hóa học của Syria.
Hôm qua, gần 20 quốc gia đã ký Hiệp ước Mua bán Vũ khí, định ra các luật lệ cho việc mua bán vũ khí trên trường quốc tế. Liên Hiệp Quốc cho hay hơn nửa triệu người thiệt mạng mỗi năm vì các loại vũ khí quy ước.
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, do đó sự kiện Ngoại trưởng John Kerry nằm trong số những người ký vào hiệp ước là điều rất quan trọng. Ông Kerry nói:
“Hiệp ước có liên quan đến việc giữ cho vũ khí không lọt vào tay các phần tử khủng bố và các tác nhân xấu xa. Mục đích của hiệp ước là giảm thiểu nguy cơ chuyển nhượng trên trường quốc tế các loại vũ khí quy ước sẽ được sử dụng để thực hiện các tội ác tệ hại nhất thế giới.”
Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn, chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Phi châu, đề cập đến sự bất bình đối với Tòa án Tội phạm Quốc tế và điều mà Liên hiệp Phi châu coi như nhắm mục tiêu vào các nhà lãnh đạo Phi châu.
“Thay vì quảng bá công lý và hòa giải và góp phần tạo hòa bình và ổn định, tòa đã biến thành một công cụ chính trị nhắm mục tiêu vào châu Phi và nguời Phi châu. Ðiều này hoàn toàn không thể chấp nhận được và đó là lý do vì sao châu Phi đã bầy tỏ sự dè dặt nghiêm trọng chống lại ICC.”
Các nhà lãnh đạo đã lên án vụ tấn công khủng bố vào thương xá Westgate ở Naifobi, Kenya, nơi mấy chục người bị sát hại dưới họng súng của nhóm al-Shabab.
Các vị ngoại trưởng đã thảo luận về vụ khủng hoảng ở nước Cộng hòa Trung Phi. Các giới chức Liên Hiệp Quốc nói hơn 1,6 triệu người đang có nhu cầu khẩn cấp được trợ giúp ở đó kể từ khi chính phủ bị liên minh Seleka lật đổ hồi tháng 3.
Liên Hiệp Quốc cho hay một cuộc xuất hiện của tổng thống Sudan Omar al-Bashir tại Ðại Hội đồng hôm nay đã bị hủy bỏ. Nhà lãnh đạo Sudan đang bị Toà án Tội phạm Quốc tế truy nã về các tội ác chiến tranh và diệt chủng ở Darfur và có thể có nguy cơ bị bắt giữ trên đường đi tới New York. Thay vào đó, ngoại trưởng Sudan sẽ lên phát biểu trước tổ chức quốc tế vào ngày mai.
Hơn 30 nhà lãnh đạo các quốc gia đã lần lượt lên diễn đàn hôm thứ tư và dự các phiên họp về nhiều vấn đề.
Chủ tịch Liên hiệp châu Âu Herman van Rompuy phát biểu một cách cương quyết về sự cần thiết phải chấm dứt vụ xung đột ở Syria. Ông nói khi các nhà lãnh đạo thế giới họp hồi tháng 9 năm ngoái, có 25.000 người thiệt mạng và 250.000 người tỵ nạn. Hôm nay, số người thiệt mạng đã tăng vọt lên tới hơn 100.000 và số người tỵ nạn là 2 triệu.
“Chúng tôi không thể để cho vòng xoáy bạo động phe phái và tội ác tiếp tục hướng đi khủng khiếp ở giữa lòng khu vực bất ổn nhất thế giới. Tình hình sẽ ra sao khi chúng ta họp lại vào năm tới?”
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon đã dùng bữa trưa với các vị ngoại trưởng của Anh, Trung Quốc, Pháp, Nga và Hoa Kỳ để thảo luận các nỗ lực của Liên Hiệp Quốc tiến tới một giải pháp chính trị ở Syria. Họ cũng bàn về các nỗ lực thanh sát và bảo toàn vũ khí hóa học của Syria.
Hôm qua, gần 20 quốc gia đã ký Hiệp ước Mua bán Vũ khí, định ra các luật lệ cho việc mua bán vũ khí trên trường quốc tế. Liên Hiệp Quốc cho hay hơn nửa triệu người thiệt mạng mỗi năm vì các loại vũ khí quy ước.
Hoa Kỳ là nước xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, do đó sự kiện Ngoại trưởng John Kerry nằm trong số những người ký vào hiệp ước là điều rất quan trọng. Ông Kerry nói:
“Hiệp ước có liên quan đến việc giữ cho vũ khí không lọt vào tay các phần tử khủng bố và các tác nhân xấu xa. Mục đích của hiệp ước là giảm thiểu nguy cơ chuyển nhượng trên trường quốc tế các loại vũ khí quy ước sẽ được sử dụng để thực hiện các tội ác tệ hại nhất thế giới.”
Thủ tướng Ethiopia Hailemariam Desalegn, chủ tịch luân phiên của Liên hiệp Phi châu, đề cập đến sự bất bình đối với Tòa án Tội phạm Quốc tế và điều mà Liên hiệp Phi châu coi như nhắm mục tiêu vào các nhà lãnh đạo Phi châu.
“Thay vì quảng bá công lý và hòa giải và góp phần tạo hòa bình và ổn định, tòa đã biến thành một công cụ chính trị nhắm mục tiêu vào châu Phi và nguời Phi châu. Ðiều này hoàn toàn không thể chấp nhận được và đó là lý do vì sao châu Phi đã bầy tỏ sự dè dặt nghiêm trọng chống lại ICC.”
Các nhà lãnh đạo đã lên án vụ tấn công khủng bố vào thương xá Westgate ở Naifobi, Kenya, nơi mấy chục người bị sát hại dưới họng súng của nhóm al-Shabab.
Các vị ngoại trưởng đã thảo luận về vụ khủng hoảng ở nước Cộng hòa Trung Phi. Các giới chức Liên Hiệp Quốc nói hơn 1,6 triệu người đang có nhu cầu khẩn cấp được trợ giúp ở đó kể từ khi chính phủ bị liên minh Seleka lật đổ hồi tháng 3.
Liên Hiệp Quốc cho hay một cuộc xuất hiện của tổng thống Sudan Omar al-Bashir tại Ðại Hội đồng hôm nay đã bị hủy bỏ. Nhà lãnh đạo Sudan đang bị Toà án Tội phạm Quốc tế truy nã về các tội ác chiến tranh và diệt chủng ở Darfur và có thể có nguy cơ bị bắt giữ trên đường đi tới New York. Thay vào đó, ngoại trưởng Sudan sẽ lên phát biểu trước tổ chức quốc tế vào ngày mai.