Chính quyền Đài Bắc đang xem xét việc mở cửa cho người giúp việc nhà và người lao động làm việc trong ngành đánh bắt hải sản sang làm việc trong năm 2015, sau 10 năm ban hành lệnh cấm.
Báo chí Đài Loan dẫn lời quan chức trong nước cho biết chính quyền đảo quốc này đang “nghiêm túc” cân nhắc việc dỡ bỏ lệnh cấm sau khi Indonesia có quyết định ngưng xuất khẩu lao động sang Đài Loan.
Trao đổi với VOA Việt Ngữ, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, cho biết ông cũng đã đọc thông tin trên báo chí Đài Loan, chứ chưa nhận được quyết định chính thức từ chính quyền Đài Bắc.
Trước khi có lệnh cấm, công nhân xuất khẩu Việt Nam từng là nhóm lao động nhập cư lớn nhất ở Đài Loan.
Lao động Việt Nam tại Đài Loan bỏ ra ngoài làm việc thì thuộc trách nhiệm của cả hai bên, chứ không phải chỉ trách nhiệm của phía Việt Nam. Để giải quyết tình trạng này thì hai bên cần thực hiện các biện pháp. Việt Nam cũng phải thực hiện các biện pháp để giảm tỷ lệ lao động Việt Nam tại Đài Loan bỏ hợp đồng.Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước thuộc Bộ Lao động Thương binh-Xã hội.
Tuy nhiên, sau khi việc các lao động Việt Nam bỏ trốn trở thành một vấn đề gây đau đầu cho giới chức chính quyền sở tại, Đài Loan đã thực thi lệnh cấm từ đầu những năm 2000.
Khi được hỏi là Việt Nam sẽ làm gì để xử lý tình trạng đó, ông Quỳnh nói:
“Lao động Việt Nam tại Đài Loan bỏ ra ngoài làm việc thì thuộc trách nhiệm của cả hai bên, chứ không phải chỉ trách nhiệm của bên phía Việt Nam. Để giải quyết tình trạng này thì hai bên cần phải thực hiện các biện pháp. Việt Nam cũng phải thực hiện các biện pháp để giảm tỷ lệ lao động Việt Nam tại Đài Loan bỏ hợp đồng. Bên phía Đài Loan có rất nhiều người sử dụng lao động sử dụng những lao động không hợp pháp. Cái đấy cũng là trách nhiệm của phía Đài Loan.”
Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Ngoài nước nói thêm rằng Việt Nam “vẫn thảo luận với Đài Loan rằng việc đưa lao động sang bên đó phải đưa một cách bình thường, đưa tất cả các loại lao động, chứ không phải đưa một vài loại lao động vì theo lời ông, “luật pháp đang hiện hành ở Đài Loan cho phép tiếp nhận tất cả các loại lao động khác nhau”.
Các cuộc đàm phán đã khựng lại sau khi xảy ra các cuộc biểu tình bài Trung Quốc ở Việt Nam hồi tháng Năm năm ngoái mà trong đó nhiều doanh nghiệp Đài Loan cũng bị ảnh hưởng.
Tin cho hay, Đài Loan và Việt Nam sẽ tổ chức các cuộc họp cấp bộ trưởng vào tháng Tư tới, và nếu suôn sẻ, lệnh cấm có khả năng được dỡ bỏ sớm nhất là trong vòng sáu tháng tới.
Your browser doesn’t support HTML5