CAIRO —
Trong lúc đối mặt với nền kinh tế bị suy sụp, tội phạm gia tăng và dịch vụ công cộng bị xuống cấp, nhiều người Ai Cập đang trông chờ quân đội giúp cho nước họ không bị rơi vào tình trạng của một nước bị tan rã. Từ Cairo thông tín viên Elizabeth Arrott của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Dân chúng Ai Cập dường như ngày nào cũng phải đối mặt với một vụ khủng hoảng mới - khan hiếm xăng dầu, cúp điện cúp nước, và vật giá leo thang.
Ông Hisham Kassem, một nhà báo và là một nhà phân tích chính trị ở Cairo, nói rằng sự xuống cấp này là do chính phủ của phe Hồi giáo gây ra.
Ông Kassem nói: "Tôi sẽ không cảm thấy ngạc nhiên nếu sáng mai chúng tôi không có điện hay không có bánh mì ở Cairo, và rồi sau đó, sẽ có một thảm họa. Nếu tình hình đi tới mức đó, quân đội sẽ phải can thiệp và đẩy chính phủ ra khỏi quyền lực."
Đó là một tình huống mà một số người Ai Cập sẵn sàng chấp nhận. Quân đội lâu nay vẫn được người dân ở đây xem là một sức mạnh cho sự ổn định. Trong cuộc cách mạng vừa qua, những người biểu tình đã reo hò mừng rỡ khi nghe tin quân đội lên nắm quyền. Họ đã hô to những khẩu hiệu như “quân với dân tuy hai mà một.”
Nhưng sau đó hình ảnh của quân đội đã bị hoen ố. Nhiều người cảm thấy các tướng lãnh đã nắm giữ quyền hành trong một thời gian quá lâu, vượt quá thời gian mà họ được hoan nghênh. Những tin tức bị tiết lộ từ một bản báo cáo mới đây của chính phủ cho thấy quân đội dính líu tới những vụ bạo động trong cuộc nổi dậy.
Ông Hala Galal, một nhà làm phim và là một nhà tranh đấu, cho rằng quân đội có phần chắc sẽ đứng ngoài chính trường.
Ông Galal nói: "Tôi không nghĩ rằng quân đội sẽ quay lại, vì tôi tin rằng họ đã rời bỏ quyền lực sau khi có được một thỏa thuận với nhóm Huynh đệ Hồi giáo."
Các nhà quan sát cho rằng dù có thỏa thuận hay không thì quan hệ giữa quân đội với chính phủ là một mối quan hệ tế nhị và cần giữ cho được cân bằng. Tổng thống Mohamed Morsi đã gạt các tướng lãnh qua một bên không bao lâu sau khi ông lên nắm quyền.
Nhưng ông đã lên tiếng bênh vực cho quân đội về những tài liệu bị rò rỉ từ văn phòng của ông.
Ông Ziad Akl là một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Al Ahram ở Cairo. Ông tin rằng quân đội và các các nhà lãnh đạo thuộc phe Hồi giáo đã vạch ra những lằn ranh rõ ràng.
Ông Akl nói: "Tôi tin chắc là trong thỏa thuận trước đây giữa Nhóm Huynh đệ và quân đội, họ có nói rằng “các anh không được gây lộn xộn cho trật tự khu vực, không được gây xáo trộn cho các quyền lợi cơ bản, không được gây sự với các đồng minh chiến lược” và đó chính là điều mà họ đã thực hiện cho tới giờ này."
Mặc dù vậy, không ai biết chắc là thỏa thuận đó có bao gồm vấn đề suy sụp nội bộ hay không.
Tuy nhiên, khả năng quân đội có thể can thiệp giúp cho một số người cảm thấy an tâm. Nhà phân tích chính trị Ziad Akl cho biết ý kiến như sau về vị thế “tấm lưới an toàn” của quân đội Ai Cập.
Ông Akl cho biết: "Người dân Ai Cập ai nấy cũng đều có tầm nhìn này: cuối cùng thì quân đội sẽ ra tay cứu vãn tình hình. Dân chúng Ai Cập luôn luôn có sự gắn bó bệnh hoạn như vậy đối với quyền hành. Sự thiếu vắng tuyệt đối của quyền hành là một điều mà người dân Ai Cập cảm thấy không thoải mái.
Nhà làm phim Galal không tán đồng ý kiến đó.
Ông Galal nói: "Đất nước nước này đã trải qua một năm rưỡi không có quốc hội, không có tổng thống, không có gì cả. Và dân chúng đã lập ra tổ chức này. Có sự hiện hữu của điều mà chúng ta gọi một cách chính thức là xã hội dân sự. Xã hội dân sự chưa tốt lắm nhưng nó hiện hữu. Thật tình mà nói thì người dân họ giúp đỡ lẫn nhau khi mọi thứ sụp đổ."
Một số người Ai Cập đang đặt hy vọng vào các định chế dân sự non trẻ, trong lúc một số khác trông chờ vào định chế lâu đời là quân đội; nhưng tất cả mọi người dường như đều có chung mối lo ngại về sự sụp đổ của đất nước.
Dân chúng Ai Cập dường như ngày nào cũng phải đối mặt với một vụ khủng hoảng mới - khan hiếm xăng dầu, cúp điện cúp nước, và vật giá leo thang.
Ông Hisham Kassem, một nhà báo và là một nhà phân tích chính trị ở Cairo, nói rằng sự xuống cấp này là do chính phủ của phe Hồi giáo gây ra.
Ông Kassem nói: "Tôi sẽ không cảm thấy ngạc nhiên nếu sáng mai chúng tôi không có điện hay không có bánh mì ở Cairo, và rồi sau đó, sẽ có một thảm họa. Nếu tình hình đi tới mức đó, quân đội sẽ phải can thiệp và đẩy chính phủ ra khỏi quyền lực."
Đó là một tình huống mà một số người Ai Cập sẵn sàng chấp nhận. Quân đội lâu nay vẫn được người dân ở đây xem là một sức mạnh cho sự ổn định. Trong cuộc cách mạng vừa qua, những người biểu tình đã reo hò mừng rỡ khi nghe tin quân đội lên nắm quyền. Họ đã hô to những khẩu hiệu như “quân với dân tuy hai mà một.”
Ông Hala Galal, một nhà làm phim và là một nhà tranh đấu, cho rằng quân đội có phần chắc sẽ đứng ngoài chính trường.
Ông Galal nói: "Tôi không nghĩ rằng quân đội sẽ quay lại, vì tôi tin rằng họ đã rời bỏ quyền lực sau khi có được một thỏa thuận với nhóm Huynh đệ Hồi giáo."
Các nhà quan sát cho rằng dù có thỏa thuận hay không thì quan hệ giữa quân đội với chính phủ là một mối quan hệ tế nhị và cần giữ cho được cân bằng. Tổng thống Mohamed Morsi đã gạt các tướng lãnh qua một bên không bao lâu sau khi ông lên nắm quyền.
Nhưng ông đã lên tiếng bênh vực cho quân đội về những tài liệu bị rò rỉ từ văn phòng của ông.
Ông Ziad Akl là một nhà nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chính trị và Chiến lược Al Ahram ở Cairo. Ông tin rằng quân đội và các các nhà lãnh đạo thuộc phe Hồi giáo đã vạch ra những lằn ranh rõ ràng.
Ông Akl nói: "Tôi tin chắc là trong thỏa thuận trước đây giữa Nhóm Huynh đệ và quân đội, họ có nói rằng “các anh không được gây lộn xộn cho trật tự khu vực, không được gây xáo trộn cho các quyền lợi cơ bản, không được gây sự với các đồng minh chiến lược” và đó chính là điều mà họ đã thực hiện cho tới giờ này."
Tuy nhiên, khả năng quân đội có thể can thiệp giúp cho một số người cảm thấy an tâm. Nhà phân tích chính trị Ziad Akl cho biết ý kiến như sau về vị thế “tấm lưới an toàn” của quân đội Ai Cập.
Ông Akl cho biết: "Người dân Ai Cập ai nấy cũng đều có tầm nhìn này: cuối cùng thì quân đội sẽ ra tay cứu vãn tình hình. Dân chúng Ai Cập luôn luôn có sự gắn bó bệnh hoạn như vậy đối với quyền hành. Sự thiếu vắng tuyệt đối của quyền hành là một điều mà người dân Ai Cập cảm thấy không thoải mái.
Nhà làm phim Galal không tán đồng ý kiến đó.
Ông Galal nói: "Đất nước nước này đã trải qua một năm rưỡi không có quốc hội, không có tổng thống, không có gì cả. Và dân chúng đã lập ra tổ chức này. Có sự hiện hữu của điều mà chúng ta gọi một cách chính thức là xã hội dân sự. Xã hội dân sự chưa tốt lắm nhưng nó hiện hữu. Thật tình mà nói thì người dân họ giúp đỡ lẫn nhau khi mọi thứ sụp đổ."
Một số người Ai Cập đang đặt hy vọng vào các định chế dân sự non trẻ, trong lúc một số khác trông chờ vào định chế lâu đời là quân đội; nhưng tất cả mọi người dường như đều có chung mối lo ngại về sự sụp đổ của đất nước.