Tại Ấn Độ, các thành viên đảng đối lập đang kêu gọi thủ tướng nước này từ chức sau khi có những cáo buộc mới nhất về tham nhũng nhắm vào liên minh cầm quyền. Các nhà lập pháp đối lập đã từ chối không làm việc khiến quốc hội phải dừng họp đến ngày thứ ba. Từ New Delhi, thông tín viên VOA Anjana Pasricha gửi về bài tường thuật sau đây.
Ngày hôm nay, chỉ vài phút sau khi quốc hội bắt đầu nhóm họp thì các nhà lập pháp của đảng đối lập Bharatiya Janata vây kín các lối đi và hô khẩu hiệu đòi Thủ tướng Manmohan Singh từ chức.
Phe đối lập đã đưa ra lời yêu cầu này từ hôm thứ Ba, vài ngày sau khi kiểm toán viên quốc gia công bố một bản báo cáo nói rằng chính phủ đã bán những mỏ than cho các công ty tư nhân trong khoảng từ năm 2004 đến 2009 mà không cho đấu thầu cạnh tranh và minh bạch. Kiểm toán viên ước tính rằng các công ty tư nhân này đã kiếm lời hơn 34 tỉ đô la, một khoản tiền mà lẽ ra có thể đã được "tích luỹ cho ngân khố quốc gia."
Bản báo cáo không quy lỗi cho ông Singh, nhưng đảng BJP nói rằng thủ tướng phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất nêu trên vì ông là lãnh đạo Bộ than đá trong thời gian những công ty tư nhân được cấp phép.
Chính phủ đã bác bỏ yêu cầu thủ tướng từ chức và đề nghị tranh luận thêm về bản báo cáo.
Bộ trưởng tư pháp Ấn Độ, ông Salman Khurshid, cáo buộc đảng BJP đang giữ quốc hội làm con tin.
Ông Khurshid nói: “Tôi thật không hiểu tại sao họ phải bịt tai lại. Đơn giản chỉ vì họ không chịu lắng nghe sự thật.”
Vụ bê bối về khai thác than này là vụ mới nhất nhắm vào Thủ tướng Singh. Ông bị nhiều người cáo buộc đã không nghiêm túc trong việc kiểm soát tham nhũng. Một loạt những vụ lừa đảo nhiều tỷ đô la đã bị đưa ra ánh sáng trong 2 năm qua đều liên quan đến sự kiện Ấn Độ đăng cai Cuộc thi đấu thể thao trong khối Cộng đồng chung năm 2010 và vụ mua bán giấy phép kinh doanh điện thoại di động.
Trong khi hai đảng Quốc đại và đảng Bharatiya Janata đang tranh cãi về vụ bê bối tham nhũng mới nhất, ngày càng có nhiều lo ngại rằng bế tắc trong quốc hội sẽ trì hoãn việc thông qua những đạo luật cải cách quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế đang trì trệ.
Giám đốc viện nghiên cứu chính sách PRS Legislative Research, ông C.V. Madhukar, nói rằng có hơn 100 dự luật cần được quốc hội thông qua, bao gồm một dự luật mang tính bước ngoặt về việc thu hồi đất và cải cách tư pháp.
Ông Madhukar nói: “Có nhiều những dự luật quan trọng còn chờ được quốc hội bàn thảo. Đây đều là những dự luật có tác động rất sâu rộng đối với nền kinh tế và đối với dân chúng .Tất cả các dự luật này đều rất quan trọng và tất cả đều bị khựng lại. Trong khi những vấn đề được nêu ra đều hợp pháp, thì việc ngăn chặn các dự luật có hậu quả to lớn đối với tất cả chúng ta.”
Các đảng đối lập vẫn thường hay gây gián đoạn hoạt động tại Quốc hội với hy vọng làm áp lực chính phủ. Nhưng chiến thuật này đã được sử dụng thường xuyên hơn trong 2 năm vừa qua.
Ngày hôm nay, chỉ vài phút sau khi quốc hội bắt đầu nhóm họp thì các nhà lập pháp của đảng đối lập Bharatiya Janata vây kín các lối đi và hô khẩu hiệu đòi Thủ tướng Manmohan Singh từ chức.
Phe đối lập đã đưa ra lời yêu cầu này từ hôm thứ Ba, vài ngày sau khi kiểm toán viên quốc gia công bố một bản báo cáo nói rằng chính phủ đã bán những mỏ than cho các công ty tư nhân trong khoảng từ năm 2004 đến 2009 mà không cho đấu thầu cạnh tranh và minh bạch. Kiểm toán viên ước tính rằng các công ty tư nhân này đã kiếm lời hơn 34 tỉ đô la, một khoản tiền mà lẽ ra có thể đã được "tích luỹ cho ngân khố quốc gia."
Bản báo cáo không quy lỗi cho ông Singh, nhưng đảng BJP nói rằng thủ tướng phải chịu trách nhiệm cho những tổn thất nêu trên vì ông là lãnh đạo Bộ than đá trong thời gian những công ty tư nhân được cấp phép.
Chính phủ đã bác bỏ yêu cầu thủ tướng từ chức và đề nghị tranh luận thêm về bản báo cáo.
Bộ trưởng tư pháp Ấn Độ, ông Salman Khurshid, cáo buộc đảng BJP đang giữ quốc hội làm con tin.
Ông Khurshid nói: “Tôi thật không hiểu tại sao họ phải bịt tai lại. Đơn giản chỉ vì họ không chịu lắng nghe sự thật.”
Vụ bê bối về khai thác than này là vụ mới nhất nhắm vào Thủ tướng Singh. Ông bị nhiều người cáo buộc đã không nghiêm túc trong việc kiểm soát tham nhũng. Một loạt những vụ lừa đảo nhiều tỷ đô la đã bị đưa ra ánh sáng trong 2 năm qua đều liên quan đến sự kiện Ấn Độ đăng cai Cuộc thi đấu thể thao trong khối Cộng đồng chung năm 2010 và vụ mua bán giấy phép kinh doanh điện thoại di động.
Trong khi hai đảng Quốc đại và đảng Bharatiya Janata đang tranh cãi về vụ bê bối tham nhũng mới nhất, ngày càng có nhiều lo ngại rằng bế tắc trong quốc hội sẽ trì hoãn việc thông qua những đạo luật cải cách quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế đang trì trệ.
Giám đốc viện nghiên cứu chính sách PRS Legislative Research, ông C.V. Madhukar, nói rằng có hơn 100 dự luật cần được quốc hội thông qua, bao gồm một dự luật mang tính bước ngoặt về việc thu hồi đất và cải cách tư pháp.
Ông Madhukar nói: “Có nhiều những dự luật quan trọng còn chờ được quốc hội bàn thảo. Đây đều là những dự luật có tác động rất sâu rộng đối với nền kinh tế và đối với dân chúng .Tất cả các dự luật này đều rất quan trọng và tất cả đều bị khựng lại. Trong khi những vấn đề được nêu ra đều hợp pháp, thì việc ngăn chặn các dự luật có hậu quả to lớn đối với tất cả chúng ta.”
Các đảng đối lập vẫn thường hay gây gián đoạn hoạt động tại Quốc hội với hy vọng làm áp lực chính phủ. Nhưng chiến thuật này đã được sử dụng thường xuyên hơn trong 2 năm vừa qua.