BANGKOK —
Sự kiện Miến Ðiện mở cửa kinh tế cho đầu tư nước ngoài đang dẫn tới những xung đột về việc tịch thu đất đai, vào lúc các doanh gia có ảnh hưởng chính trị chiếm dụng đất nông nghiệp cho các dự án phát triển. Vấn đề đã đưa tới việc chính phủ thành lập một ủy ban để giải quyết các vụ khiếu kiện ngày càng nhiều. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Ron Corben tại Bangkok, một đặc khu kinh tế 50 tỷ đôla ở đông nam Miến Ðiện là một mối quan tâm mới nhất.
Tại Miến Ðiện, trên nguyên tắc tất cả đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, khiến cho các nông dân quy mô nhỏ không có quyền sở hữu đất về mặt pháp lý.
Trong nhiều năm, các cơ sở kinh doanh có liên hệ với chính phủ quân nhân có thể chiếm đất của nông dân và dân làng, chủ yếu để xây các dự án nông nghiệp và hầm mỏ sinh nhiều lợi nhuận. Nhiều người bị mất đất đã không được bồi thường bao nhiêu.
Nay, khi chính phủ cứu xét các quy định mới để thu hút đầu tư nước ngoài, những người hoạt động cho biết đã diễn ra một loạt những vụ chiếm dụng đất với diện tích lên tới 3,6 triệu hecta, do chính phủ, các công ty tư nhân và quân đội thực hiện, vào lúc nền kinh tế chuẩn bị tiếp nhận thêm đầu tư nước ngoài.
Ông Phil Robertson là Phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa Kỳ.
Ông Robertson nói: “Một trong những sự kiện ta thấy đang xuất hiện ở khắp Miến Ðiện là các vấn đề về đất đai - tịch thu đất - chiếm đất mà không có phép - do những người giàu có và nhiều quen biết thực hiện. Miến Ðiện đang bắt đầu chứng kiến các sự kiện này trong những khu vực trước đây không được coi là quan trọng. Nay bỗng nhiên những khu vực này lâm vào nguy cơ và những người nhiều quen biết đang gây cảnh thất tán cho nông gia và những người khác.”
Quân đội Miến Ðiện, vốn có thành tích chiếm đất, cũng bị cáo buộc là tiếp tục cướp đất ở các khu vực sắc tộc. Ông Khin Omar là người phát ngôn của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Ðối tác Miến Ðiện, và là người nói rằng các hành động đó đang châm ngòi cho sự nghi kỵ về các kế hoạch của quân đội.
Ông Khin cho biết: “Chúng tôi đã nhận được các báo cáo về việc quân đội chiếm những khoảng đất lớn ở các vùng sắc tộc, để xây dựng doanh trại quân đội. Do đó, câu hỏi đặt ra là, vì sao họ lại xây dựng các doanh trại quân đội mới trong bầu không khí dân chủ, trong thời gian chuyển tiếp qua nền dân chủ.”
Trong khi giới hoạt động nói rằng vấn đề đang trở nên tệ hại hơn, có các dấu hiệu cho thấy chính phủ đang đáp lại vấn đề này bằng cách thành lập ủy ban đất đai trực thuộc Văn phòng Tổng thống.
Ông Kevin Woods, một nhà khảo cứu thuộc Viện Liên quốc có trụ sở ở Amsterdam, nói rằng ủy ban này thể hiện “không gian chính trị” mới, cho phép ngưòi biểu tình nộp đơn khiếu nại – trái ngược hẳn với trước đây.
Ông Woods nói: “Trước đây, dân làng không hề được nói lên về việc này, nếu họ không muốn bị mất tích. Và bỗng dưng nay họ lại có thể làm như thế - dĩ nhiên là không phải không đe doạ bởi các nhân vật có chức có quyền, nhưng mọi người không bị mất tích vì nêu những vấn đề này ra và sự kiện này có một tác động dây chuyền đối với các dân làng khác.”
Sự kiện gây quan tâm đặc biệt là Ðặc khu Kinh tế Dawei rộng 250 kilomet vuông với trị giá 50 tỷ đôla ở miền đông nam Miến Ðiện. Dự án này, với địa điểm sách lược nhằm nối liền với các tuyến chuyên chở Thái Lan, đã là một sáng kiến chính của Thủ tướng Thái Yinluck Shinawatra.
Trong báo cáo mới nhất, Viện Liên quốc nói rằng dự án được Thái Lan hỗ trợ đang đưa thêm 30.000 người, 20 trường tiểu học và nhiều đền chùa vào nguy cơ bị di dời.
Tổng công ty Phát triển Dawei cho biết đã có các tiện nghi mới dành cho những người bị dời cư cùng với những khoản tiền bồi thường một lần. Nhưng cư dân vẫn lo ngại bị mất kế sinh nhai.
Ông Woods của Viện này nói các quy định mới về đất đai và luật về đầu tư nước ngoài sẽ khiến cho các nông gia quy mô nhỏ bị tổn thương trong những quyết định của chính phủ nhằm thành lập một “thị trường đất” ở Miến Ðiện.
Ông Woods nói: “Quý vị đã tạo ra một tình huống có tiềm năng tiêu diệt kế sinh nhai của 70% dân số trong nước là những nông gia cỡ nhỏ. Khi ta nói về những luật lệ cấp tiến, nưóc này đã gần như rao bán đất đai trong khi đại đa số dân chúng trực tiếp phụ thuộc vào đất đai làm nguồn sinh sống.”
Nhưng kinh tế gia của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, ông Alfredo Perdiquero nói rằng tuy việc trưng dụng đất là một mối lo ngại, dường như có đạt được một số tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề.
Ông Perdiquero: “Tình hình sẽ cải thiện vì nhiều lý do. Ta đã có thể thấy dân chúng bắt đầu nhận thức rõ hơn về quyền của mình. Truyền thông cởi mở hơn. Do đó khi xảy ra một vụ trưng thu đất đai nào - một sự kiện rất bất công - thì vấn đề được đưa ra với giới truyền thông. Ngay ở miền bắc ta cũng nghe những câu chuyện về đầu tư của Trung Quốc đã cung cấp sự bồi thường đáng kể hơn nhiều về đơn vị đất bị chiếm dụng, so với trước đây.”
Các chuyên gia phân tích cho rằng vấn đề này vẫn là một thử nghiệm chủ chốt cho khả năng của chính phủ Miến Ðiện nhằm khuyến dụ đầu tư nước ngoài và thành lập một cơ quan chính phủ để giải quyết các đơn khiếu tố của người dân trong nước. http://www.youtube.com/embed/sx4CB3VfBn8
Tại Miến Ðiện, trên nguyên tắc tất cả đất đai đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, khiến cho các nông dân quy mô nhỏ không có quyền sở hữu đất về mặt pháp lý.
Trong nhiều năm, các cơ sở kinh doanh có liên hệ với chính phủ quân nhân có thể chiếm đất của nông dân và dân làng, chủ yếu để xây các dự án nông nghiệp và hầm mỏ sinh nhiều lợi nhuận. Nhiều người bị mất đất đã không được bồi thường bao nhiêu.
Nay, khi chính phủ cứu xét các quy định mới để thu hút đầu tư nước ngoài, những người hoạt động cho biết đã diễn ra một loạt những vụ chiếm dụng đất với diện tích lên tới 3,6 triệu hecta, do chính phủ, các công ty tư nhân và quân đội thực hiện, vào lúc nền kinh tế chuẩn bị tiếp nhận thêm đầu tư nước ngoài.
Ông Phil Robertson là Phó giám đốc đặc trách châu Á của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Human Rights Watch có trụ sở ở Hoa Kỳ.
Ông Robertson nói: “Một trong những sự kiện ta thấy đang xuất hiện ở khắp Miến Ðiện là các vấn đề về đất đai - tịch thu đất - chiếm đất mà không có phép - do những người giàu có và nhiều quen biết thực hiện. Miến Ðiện đang bắt đầu chứng kiến các sự kiện này trong những khu vực trước đây không được coi là quan trọng. Nay bỗng nhiên những khu vực này lâm vào nguy cơ và những người nhiều quen biết đang gây cảnh thất tán cho nông gia và những người khác.”
Quân đội Miến Ðiện, vốn có thành tích chiếm đất, cũng bị cáo buộc là tiếp tục cướp đất ở các khu vực sắc tộc. Ông Khin Omar là người phát ngôn của tổ chức tranh đấu cho nhân quyền Ðối tác Miến Ðiện, và là người nói rằng các hành động đó đang châm ngòi cho sự nghi kỵ về các kế hoạch của quân đội.
Ông Khin cho biết: “Chúng tôi đã nhận được các báo cáo về việc quân đội chiếm những khoảng đất lớn ở các vùng sắc tộc, để xây dựng doanh trại quân đội. Do đó, câu hỏi đặt ra là, vì sao họ lại xây dựng các doanh trại quân đội mới trong bầu không khí dân chủ, trong thời gian chuyển tiếp qua nền dân chủ.”
Trong khi giới hoạt động nói rằng vấn đề đang trở nên tệ hại hơn, có các dấu hiệu cho thấy chính phủ đang đáp lại vấn đề này bằng cách thành lập ủy ban đất đai trực thuộc Văn phòng Tổng thống.
Ông Kevin Woods, một nhà khảo cứu thuộc Viện Liên quốc có trụ sở ở Amsterdam, nói rằng ủy ban này thể hiện “không gian chính trị” mới, cho phép ngưòi biểu tình nộp đơn khiếu nại – trái ngược hẳn với trước đây.
Ông Woods nói: “Trước đây, dân làng không hề được nói lên về việc này, nếu họ không muốn bị mất tích. Và bỗng dưng nay họ lại có thể làm như thế - dĩ nhiên là không phải không đe doạ bởi các nhân vật có chức có quyền, nhưng mọi người không bị mất tích vì nêu những vấn đề này ra và sự kiện này có một tác động dây chuyền đối với các dân làng khác.”
Sự kiện gây quan tâm đặc biệt là Ðặc khu Kinh tế Dawei rộng 250 kilomet vuông với trị giá 50 tỷ đôla ở miền đông nam Miến Ðiện. Dự án này, với địa điểm sách lược nhằm nối liền với các tuyến chuyên chở Thái Lan, đã là một sáng kiến chính của Thủ tướng Thái Yinluck Shinawatra.
Trong báo cáo mới nhất, Viện Liên quốc nói rằng dự án được Thái Lan hỗ trợ đang đưa thêm 30.000 người, 20 trường tiểu học và nhiều đền chùa vào nguy cơ bị di dời.
Tổng công ty Phát triển Dawei cho biết đã có các tiện nghi mới dành cho những người bị dời cư cùng với những khoản tiền bồi thường một lần. Nhưng cư dân vẫn lo ngại bị mất kế sinh nhai.
Ông Woods của Viện này nói các quy định mới về đất đai và luật về đầu tư nước ngoài sẽ khiến cho các nông gia quy mô nhỏ bị tổn thương trong những quyết định của chính phủ nhằm thành lập một “thị trường đất” ở Miến Ðiện.
Ông Woods nói: “Quý vị đã tạo ra một tình huống có tiềm năng tiêu diệt kế sinh nhai của 70% dân số trong nước là những nông gia cỡ nhỏ. Khi ta nói về những luật lệ cấp tiến, nưóc này đã gần như rao bán đất đai trong khi đại đa số dân chúng trực tiếp phụ thuộc vào đất đai làm nguồn sinh sống.”
Nhưng kinh tế gia của Ngân hàng Phát triển Á châu ADB, ông Alfredo Perdiquero nói rằng tuy việc trưng dụng đất là một mối lo ngại, dường như có đạt được một số tiến bộ trong việc giải quyết vấn đề.
Ông Perdiquero: “Tình hình sẽ cải thiện vì nhiều lý do. Ta đã có thể thấy dân chúng bắt đầu nhận thức rõ hơn về quyền của mình. Truyền thông cởi mở hơn. Do đó khi xảy ra một vụ trưng thu đất đai nào - một sự kiện rất bất công - thì vấn đề được đưa ra với giới truyền thông. Ngay ở miền bắc ta cũng nghe những câu chuyện về đầu tư của Trung Quốc đã cung cấp sự bồi thường đáng kể hơn nhiều về đơn vị đất bị chiếm dụng, so với trước đây.”
Các chuyên gia phân tích cho rằng vấn đề này vẫn là một thử nghiệm chủ chốt cho khả năng của chính phủ Miến Ðiện nhằm khuyến dụ đầu tư nước ngoài và thành lập một cơ quan chính phủ để giải quyết các đơn khiếu tố của người dân trong nước. http://www.youtube.com/embed/sx4CB3VfBn8