10 nước ASEAN không được trang bị tốt để bảo vệ các lợi ích của mình liên quan tới các cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương như Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Những lợi ích đó bao gồm từ các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tới các nhu cầu về thương mại và giao tiếp nhiều hơn trong khu vực.
Đó là báo cáo của trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Trường Kinh tế London vừa công bố.
Báo cáo phân tích cách từng nước ASEAN đáp ứng trước các lợi ích chiến lược khác nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Kết quả cho thấy đa số các nước ASEAN có quan điểm ôn hòa về các lợi ích của Mỹ, nhưng nhìn chung, mong muốn của ASEAN về các nguồn lợi từ quan hệ song phương kể cả tăng cường mậu dịch với Trung Quốc có thể làm giảm thế mạnh thương lượng của Đông Nam Á.
Các nước láng giềng và thân cận của Trung Quốc trong khu vực dù hoan nghênh sự giao tiếp của Hoa Kỳ tại Châu Á, nhưng đa phần muốn duy trì quan hệ thân mật với Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất Châu Á. Và trong nhiều trường hợp, các nước ASEAN phải cẩn trọng cân bằng lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông, nếu không, sẽ đối diện với nguy cơ xảy ra xung đột, như trường hợp của Philippines chẳng hạn.
Báo cáo của trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Trường Kinh tế London nói các nước Đông Nam Á tới nay chưa thể hình thành một chiến lược khu vực.
Báo cáo cho rằng ASEAN phải tăng cường sức mạnh để đại diện lợi ích chiến lược tập thể, bằng không, khu vực Đông Nam Á có nguy cơ giao nộp tương lai của mình cho hai cường quốc Mỹ-Trung.
Bản báo cáo được đưa ra giữa lúc ASEAN đang tổ chức thượng đỉnh thường niên và một loạt các cuộc họp liên quan tại Campuchea bắt đầu từ ngày 18/11, với sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc, và lãnh đạo các nước Nhật, Nam Triều Tiên, Australia, và Ấn Độ.
Nguồn: Wall Street Journal/The Star
Những lợi ích đó bao gồm từ các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tới các nhu cầu về thương mại và giao tiếp nhiều hơn trong khu vực.
Đó là báo cáo của trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Trường Kinh tế London vừa công bố.
Báo cáo phân tích cách từng nước ASEAN đáp ứng trước các lợi ích chiến lược khác nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Kết quả cho thấy đa số các nước ASEAN có quan điểm ôn hòa về các lợi ích của Mỹ, nhưng nhìn chung, mong muốn của ASEAN về các nguồn lợi từ quan hệ song phương kể cả tăng cường mậu dịch với Trung Quốc có thể làm giảm thế mạnh thương lượng của Đông Nam Á.
Các nước láng giềng và thân cận của Trung Quốc trong khu vực dù hoan nghênh sự giao tiếp của Hoa Kỳ tại Châu Á, nhưng đa phần muốn duy trì quan hệ thân mật với Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất Châu Á. Và trong nhiều trường hợp, các nước ASEAN phải cẩn trọng cân bằng lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông, nếu không, sẽ đối diện với nguy cơ xảy ra xung đột, như trường hợp của Philippines chẳng hạn.
Báo cáo của trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Trường Kinh tế London nói các nước Đông Nam Á tới nay chưa thể hình thành một chiến lược khu vực.
Báo cáo cho rằng ASEAN phải tăng cường sức mạnh để đại diện lợi ích chiến lược tập thể, bằng không, khu vực Đông Nam Á có nguy cơ giao nộp tương lai của mình cho hai cường quốc Mỹ-Trung.
Bản báo cáo được đưa ra giữa lúc ASEAN đang tổ chức thượng đỉnh thường niên và một loạt các cuộc họp liên quan tại Campuchea bắt đầu từ ngày 18/11, với sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc, và lãnh đạo các nước Nhật, Nam Triều Tiên, Australia, và Ấn Độ.
Nguồn: Wall Street Journal/The Star