CAIRO —
Trong khi Ai Cập đang soạn thảo một bản hiến pháp mới, một làn sóng tranh cãi đang bắt đầu dấy lên trong dư luận trước khi cuộc trưng cầu ý dân diễn ra. Các nhà phân tích chính trị cũng có nhiều ý kiến khác nhau vì trong khi một số cho rằng bản dự thảo không hoàn hảo nhưng đủ tốt cho thời điểm hiện tại thì một số khác lại cho rằng một cơ hội tốt đã bị bỏ lỡ.
Bản dự thảo hiến pháp mới gồm 200 điều quy định chi tiết tất cả các lĩnh vực từ vai trò của quân đội được che chở cho đến quyền lợi của ngư dân.
Những nhà sọan thảo – được chính phủ có sự hậu thuẫn của quân đội lựa chọn – ca ngợi bản dự thảo là một thành công và nói rằng họ trông đợi nó sẽ được thông qua trong một cuộc trưng cầu ý dân sẽ diễn ra trong vài tuần tới.
Nếu được thông qua, đây sẽ là hiến pháp cơ bản thứ 4 trong vòng ba năm qua. Nhà phân tích chính trị Saad Eddin Ibrahim của Trung Tâm Ibn Khaldun nói rằng mặc dù chưa hoàn hảo nhưng nó là bản hiến pháp tốt nhất trong lịch sử Ai Cập cho tới thời điểm này.
Theo ông Ibrahim “ xét về phương diện giảm bớt quyền hành của tổng thống và của ngành hành pháp nói chung, về phương diện buộc các giới chức công cử phải có trách nhiệm giải đáp thắc mắc của công chúng, thì đó là những đặc điểm rất tích cực của bản hiến pháp mới.”
Một số người lại cho rằng bản hiến pháp mới không phản ánh đúng những thay đổi sâu sắc của Ai Cập kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng năm 2011, kể cả việc lật đổ tổng thống Hồi Giáo Mohamed Morsi đầu năm nay.
Bản dự thảo mới không đề cập đến một số quy định liên quan đến đạo Hồi – do đó nó gặp phải phản đối dữ dội và bị phủ nhận bởi những người ủng hộ Morsi.
Hiến pháp mới trao nhiều quyền công dân nhiều hơn. Tuy nhiên nhà phân tích chính trị và một blogger có nhiều ảnh hưởng Wael Khalil nói rằng sức mạnh của bất cứ văn kiện nào cũng sẽ phụ thuộc vào những người được trao quyền thi hành nó.
Theo ông Khalil, “bản dự thảo vẫn duy trì cơ cấu quyền lực và những đặc quyền của một số nhóm. Nó không thực sự trao quyền cho người dân bằng cách thiết lập chặt chẽ hơn mối quan hệ của họ với các tổ chức và quan chức nắm quyền.”
Ông Khalil nêu ra một điều khoản cho phép tự do hội họp, kèm với điều kiện “theo đúng luật định.”
Ông Khalil lập luận rằng một bộ luật vừa được thực thi, có tính cách hạn chế tới mức khiến cho sự đảm bảo pháp lý của hiến pháp trở thành vô nghĩa. Và điều đó, theo ông, có thể tác động đến phản ứng của người dân đối với hiến pháp và chính phủ nói chung. Ông nói:
“Cách phản ứng sẽ thực sự tùy thuộc vào vào cách họ hành xử. Tôi nghĩ rằng luật hội họp là một động thái rất ngu ngốc. Nó sẽ không phục vụ lợi ích của họ một chút nào.”
Nhưng ông Ibrahim lại cho rằng những cuộc biểu tình phản đối bộ luật đó hồi gần đây cho thấy những thay đổi làm biến đổi động lực giữa những người cai trị và bị trị ở Ai Cập.
“Người dân Ai Cập sẽ là những người canh gác – những người canh gác vĩ đại của hiến pháp mới mà đang được tranh luận ráo riết lâu nay, và họ sẽ có cơ hội để nói “đồng ý” hoặc “không đồng ý.”
Chính phủ lâm thời dự kiến sẽ có đủ số người tham dự cuộc trưng cầu dân ý để thông qua hiến pháp mới – điều mà một số hy vọng sẽ đem lại cho nó tính hợp pháp hơn so với bản hiến pháp cũ. Số cử tri tham gia đầu phiếu thấp có nghĩa là bản hiến pháp năm 2012 được thông qua với chưa đầy 20% số phiếu hợp pháp.
Ông Khalil không chắc chắn lắm và lý luận rằng nhiều người dân không thiết tha gì. Ông đùa rằng họ chờ để bỏ phiếu cho bản hiến pháp mới vào năm sau.
Bản dự thảo hiến pháp mới gồm 200 điều quy định chi tiết tất cả các lĩnh vực từ vai trò của quân đội được che chở cho đến quyền lợi của ngư dân.
Những nhà sọan thảo – được chính phủ có sự hậu thuẫn của quân đội lựa chọn – ca ngợi bản dự thảo là một thành công và nói rằng họ trông đợi nó sẽ được thông qua trong một cuộc trưng cầu ý dân sẽ diễn ra trong vài tuần tới.
Nếu được thông qua, đây sẽ là hiến pháp cơ bản thứ 4 trong vòng ba năm qua. Nhà phân tích chính trị Saad Eddin Ibrahim của Trung Tâm Ibn Khaldun nói rằng mặc dù chưa hoàn hảo nhưng nó là bản hiến pháp tốt nhất trong lịch sử Ai Cập cho tới thời điểm này.
Theo ông Ibrahim “ xét về phương diện giảm bớt quyền hành của tổng thống và của ngành hành pháp nói chung, về phương diện buộc các giới chức công cử phải có trách nhiệm giải đáp thắc mắc của công chúng, thì đó là những đặc điểm rất tích cực của bản hiến pháp mới.”
Một số người lại cho rằng bản hiến pháp mới không phản ánh đúng những thay đổi sâu sắc của Ai Cập kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng năm 2011, kể cả việc lật đổ tổng thống Hồi Giáo Mohamed Morsi đầu năm nay.
Bản dự thảo mới không đề cập đến một số quy định liên quan đến đạo Hồi – do đó nó gặp phải phản đối dữ dội và bị phủ nhận bởi những người ủng hộ Morsi.
Hiến pháp mới trao nhiều quyền công dân nhiều hơn. Tuy nhiên nhà phân tích chính trị và một blogger có nhiều ảnh hưởng Wael Khalil nói rằng sức mạnh của bất cứ văn kiện nào cũng sẽ phụ thuộc vào những người được trao quyền thi hành nó.
Theo ông Khalil, “bản dự thảo vẫn duy trì cơ cấu quyền lực và những đặc quyền của một số nhóm. Nó không thực sự trao quyền cho người dân bằng cách thiết lập chặt chẽ hơn mối quan hệ của họ với các tổ chức và quan chức nắm quyền.”
Ông Khalil nêu ra một điều khoản cho phép tự do hội họp, kèm với điều kiện “theo đúng luật định.”
Ông Khalil lập luận rằng một bộ luật vừa được thực thi, có tính cách hạn chế tới mức khiến cho sự đảm bảo pháp lý của hiến pháp trở thành vô nghĩa. Và điều đó, theo ông, có thể tác động đến phản ứng của người dân đối với hiến pháp và chính phủ nói chung. Ông nói:
“Cách phản ứng sẽ thực sự tùy thuộc vào vào cách họ hành xử. Tôi nghĩ rằng luật hội họp là một động thái rất ngu ngốc. Nó sẽ không phục vụ lợi ích của họ một chút nào.”
Nhưng ông Ibrahim lại cho rằng những cuộc biểu tình phản đối bộ luật đó hồi gần đây cho thấy những thay đổi làm biến đổi động lực giữa những người cai trị và bị trị ở Ai Cập.
“Người dân Ai Cập sẽ là những người canh gác – những người canh gác vĩ đại của hiến pháp mới mà đang được tranh luận ráo riết lâu nay, và họ sẽ có cơ hội để nói “đồng ý” hoặc “không đồng ý.”
Chính phủ lâm thời dự kiến sẽ có đủ số người tham dự cuộc trưng cầu dân ý để thông qua hiến pháp mới – điều mà một số hy vọng sẽ đem lại cho nó tính hợp pháp hơn so với bản hiến pháp cũ. Số cử tri tham gia đầu phiếu thấp có nghĩa là bản hiến pháp năm 2012 được thông qua với chưa đầy 20% số phiếu hợp pháp.
Ông Khalil không chắc chắn lắm và lý luận rằng nhiều người dân không thiết tha gì. Ông đùa rằng họ chờ để bỏ phiếu cho bản hiến pháp mới vào năm sau.