Các chiến binh phe nổi dậy ở Syria cho biết họ đã chiếm được một tiền đồn ở biên giới gần Jordan, sau những vụ giao tranh ác liệt trong nhiều ngày với các lực lượng Syria.
Phe nổi dậy nói rằng hôm nay họ đã hoàn toàn kiểm soát cửa khẩu Dara, một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết đòi Syria loại bỏ vũ khí hóa học. Cuộc biểu quyết của Hội đồng gồm 15 nước thành viên đã chấm dứt những hoạt động ngoại giao cấp tập trong nhiều tuần lễ giữa Hoa Kỳ và Nga.
Nghị quyết này dựa trên một thỏa thuận mà hai nước đạt được tại Geneve hồi đầu tháng 9 sau vụ tấn công bằng hơi độc sarin giết chết hơn 1.400 người ở ngoại ô Damascus. Thỏa hiệp Nga-Mỹ đã ngăn chận hành động quân sự mà Hoa Kỳ có thể thực hiện nhắm vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Washington nói chế độ Assad là thủ phạm của vụ tấn công hồi tháng 8.
Nghị quyết Liên hiệp quốc nhận được sự đón nhận khá lạnh nhạt của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch. Ông Philippe Bolopion, Giám đốc bộ phận Liên hiệp quốc của Human Rights Watch, nói rằng tiến bộ trong việc loại bỏ vũ khí hóa học của Syria là “một bước quan trọng.” Nhưng ông nói rằng nghị quyết của Liên hiệp quốc không “bảo đảm công lý trước việc dùng hơi độc giết chết hàng trăm trẻ em và trước nhiều tội ác khủng khiếp khác.”
Phe nổi dậy nói rằng hôm nay họ đã hoàn toàn kiểm soát cửa khẩu Dara, một ngày sau khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thông qua nghị quyết đòi Syria loại bỏ vũ khí hóa học. Cuộc biểu quyết của Hội đồng gồm 15 nước thành viên đã chấm dứt những hoạt động ngoại giao cấp tập trong nhiều tuần lễ giữa Hoa Kỳ và Nga.
Nghị quyết này dựa trên một thỏa thuận mà hai nước đạt được tại Geneve hồi đầu tháng 9 sau vụ tấn công bằng hơi độc sarin giết chết hơn 1.400 người ở ngoại ô Damascus. Thỏa hiệp Nga-Mỹ đã ngăn chận hành động quân sự mà Hoa Kỳ có thể thực hiện nhắm vào chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad. Washington nói chế độ Assad là thủ phạm của vụ tấn công hồi tháng 8.
Nghị quyết Liên hiệp quốc nhận được sự đón nhận khá lạnh nhạt của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch. Ông Philippe Bolopion, Giám đốc bộ phận Liên hiệp quốc của Human Rights Watch, nói rằng tiến bộ trong việc loại bỏ vũ khí hóa học của Syria là “một bước quan trọng.” Nhưng ông nói rằng nghị quyết của Liên hiệp quốc không “bảo đảm công lý trước việc dùng hơi độc giết chết hàng trăm trẻ em và trước nhiều tội ác khủng khiếp khác.”