FedEx Corp, công ty chuyển phát nhanh của Hoa Kỳ, đã xin lỗi vì gửi trả lại một gói bưu phẩm mà người gửi cho biết là một chiếc điện thoại thông minh Huawei gửi tới Mỹ, cho rằng do “lỗi vận hành,” theo hãng tin Reuters.
Lỗi này xảy ra gần một tháng sau khi công ty FedEx lên tiếng xin lỗi vì đã chuyển hướng các gói bưu phẩm giữa các văn phòng của công ty Huawei. Hai bưu kiện chứa các tài liệu được gửi từ Nhật Bản đến văn phòng ở Trung Quốc đã bị chuyển hướng đi đến Hoa Kỳ mà không được phép, theo tin của Reuters.
XEM THÊM: Mỹ cấm các thực thể TQ mua linh kiện Mỹ cho siêu máy tínhVài tuần trước, công ty Huawei bị chính phủ Hoa Kỳ đưa vào danh sách đen gọi là “Entity List”, và điều đó có nghĩa là các công ty Mỹ phải nộp đơn xin giấy phép đặc biệt mới có thể tiến hành kinh doanh với các công ty trong danh sách này.
Chính phủ Hoa Kỳ xem công ty Huawei là một mối nguy về an ninh vì theo Reuters, luật pháp Trung Quốc yêu cầu các công ty địa phương phải tuân thủ với công tác tình báo.
Công ty Huawei phụ thuộc vào các công ty có liên hệ với Hoa Kỳ để mua linh kiện và phần mềm cho thiết bị mạng và điện thoại thông minh của mình.
Hôm 21/6, tạp chí PC Magazine của Mỹ đưa tin, công ty FedEx đã trả lại cho họ một chiếc điện thoại Huawei mà tạp chí này đã gửi từ Anh sang Hoa Kỳ.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, công ty FedEx hôm 23/6 cho biết họ có thể “chấp nhận và vận chuyển tất cả các sản phẩm của Huawei, trừ bưu phẩm nào gửi đến các thực thể Huawei bị liệt kê trong Danh sách đen của Hoa Kỳ.”
Hôm 24/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng công ty FedEx nên đưa ra một lời giải thích thỏa đáng.
Trên Twitter, tờ Global Times của Trung Quốc viết rằng Bộ Ngoại giao của nước này đã thúc giục FedEx “chịu trách nhiệm vì việc không chuyển một chiếc điện thoại của Huawei tới Mỹ”.
Global Times cũng nói rằng Bộ này “không bình luận” về việc liệu FedEx có bị đưa vào một “danh sách đen” mà Reuters nói rằng giống như danh sách của Mỹ.
Đây là danh sách bao gồm những tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân không đáng tin cậy, có nguy cơ gây phương hại đến lợi ích của doanh nghiệp Trung Quốc.
Your browser doesn’t support HTML5