Sau biến cố tháng Tư 1975, hàng triệu người Việt đã vượt biên, vượt biển bỏ nước ra đi. Theo tài liệu của Liên Hiệp Quốc thì có khoảng từ 200 ngàn tới 400 ngàn thuyền nhân Việt Nam, chết trên đường vượt biển. Một số lớn làm mồi cho cá và một số khác bỏ xác trong vùng bờ biển Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân, Hồng Kông và Nam Dương.
Trong văn hóa Việt Nam có câu nói "Sống Cái Nhà, Thác Cái Mồ", để nói đến ước nguyện căn bản của người Việt, là lúc sống thì có một mái ấm gia đình và khi chết thì có nấm mồ làm nơi an nghỉ. Tuy nhiên, nhiều thuyền nhân bất hạnh đã giã từ cuộc đời khi sắp, hay vừa tới được phần đất tự do. Cho đến nay, một số vẫn chưa có một nấm mồ tử tế để an phần.
Là một thuyền nhân Việt Nam và thông cảm ước nguyện của những thuyền nhân quá cố, ông Trần Đông đã thành lập tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) vào năm 2004 và trở thành giám đốc của tổ chức này. Ông chia sẻ là VKTNVN chính thức hoạt động vào năm 2005 để kỷ niệm 30 năm biến cố Việt Nam với hai mục tiêu chính như sau:
“Mục tiêu chính của tổ chức VKTHVN là sưu tập tài liệu liên quan đến biến cố thuyền nhân ViệtNam, và bảo tồn các di tích của người Việt tị nạn, điển hình nhất là di tích của thuyền nhân”.
Ông cho biết là trong giai đoạn đầu, từ năm 2005 đến cuối năm 2011, VKTNVN ngoài việc thu thập chứng tích của người tị nạn để lưu trữ làm tài liệu lịch sử, Hội đã có nhiều kết quả trong việc trùng tu những ngôi mộ, nhất là những mộ tập thể. Trong giai đoạn này, VKTNVN đã trùng tu được trên 500 ngôi mộ với hơn một ngàn thuyền nhân đã tử nạn tại vùng ven biển Mã Lai.
“Hiện nay có hai tổ chức VKTHVN cũng cùng một hệ thống, đó là tổ chức VKTNVN ở Úc, và ở Hoa Kỳ. Từ 2005 đến 2011, chúng tôi đã trùng tu mộ thuyền nhân Việt Nam từ bắc tới nam Malaysia, trên 500 mộ nhưng mai táng trên 1000 thuyền nhân, coi như toàn bộ trong đất liền Malaysia là nơi có nhiều thuyền nhân nhất, nơi có nhiều người chết nhất, thì đã trùng tu xong”.
VKTNVN đang có chương trình triển lãm và gây quỹ quy mô tại các trung tâm nhiều người Việt tại Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu cho giai đoạn hai. Ngoài những buổi họp mặt tại California, VKTNVN khởi đầu các cuộc gây quỹ quy mô tại Houston và tiếp theo tại thành phố Toronto, thuộc Canada; sau đó trở lại thủ đô Hoa Kỳ Wahington DC, rồi đến thành phố Orlando tiểu bang Florida, trước khi về các thành phố bên Úc Châu như Brisbane, Sydney, Adelaide và Springvale.
Ông Trần Đông giải thích về chương trình của VKTNVN trong giai đoạn hai, từ năm 2012 tới năm 2015 như sau:
“Bây giờ chúng tôi bước sang giai đọan hai, đó là các nơi còn lại, thí dụ như là đảo Bidong, hay là ở Galang, hay là ở Phillipines. Rồi tìm kiếm thêm như là tại Hồng Kông cũng như tại Thái Lan, thí dụ như là ở Bi Đông có chừng 300 mộ, ở Galang thì có khoảng 500, ở Philippine có khoảng 300, rồi vùng biển, vùng quần đảo Anambas và Natuna có thêm khoảng 300 nữa. Vậy mình có khoảng một ngàn rưỡi”.
Công việc làm của VKTNVN được nhiều đồng hương ủng hộ. Buổi triển lãm tài liệu và gây quỹ tại Houston để trùng tu phần mộ Thuyền Nhân Việt Nam thu hút nhiều đồng hương. Ngoài những cựu thuyền nhân có may mắn sống sót và đang sinh sống tại Houston, còn có nhiều đồng hương khác.
Một số người đến để ôn lại kỷ niệm gian khổ hay những nỗi tuyệt vọng trong trại tỵ nạn. Có người đến để chia sẻ niềm vui được sống sót trên đường vượt biển.
Ông Phạm Văn Đức, một cựu truyền nhân tại đảo Bidong, chia sẻ cảm nghĩ của ông khi nhìn lại những hình ảnh của các người tị nạn:
“Những hình ảnh về người tị nạn đối với tôi thực sự rất là xúc động, xúc động ở chỗ là nó cho mình hồi tưởng tất cả những kỷ niệm, từ cái thời gian mình bỏ nước ra đi lênh đênh trên biển, mà sự sống chết thực sự là phó mặc cho số trời.”
Bà Ngọc Điệp hồi tưởng lại nỗi gian nan trên đường vượt biển thì nói là nhờ ơn trên soi sáng, bà đã đến được bến bờ bình yên cùng các con của bà:
“Tôi qua đây một mẹ với bốn con. Các cháu đã thành danh hết rồi. Qua đến đây mẹ con bình yên là nhờ ơn trên soi sáng nên giờ này tôi mới được như thế này.”
Trong khi đó một đồng hương khác là cô Lương Xuân Hoa, tuy không phải là một thuyền nhân nhưng cũng đến ủng hộ việc gây quỹ. Cô nói:
“Tôi qua đây ba ngày trước khi mất nước nhưng tôi rất là xót xa với những mất mát, sự chịu đựng đau đớn của đồng bào mình.”
Còn ông Nguyễn Kim Bảng vừa trở về sau một chuyến đi thăm lại trại Bidong, là nơi ông tị nạn lúc vượt biển năm 1983, chia sẻ cảm tưởng khi trở lại nhìn nấm mồ tập thể:
“Có những cái mộ đông người thì có tấm bia có để dòng chữ là “Những người đã thấy được bến bờ tự do, mà không được cái cơ hội để sống trong không khí tự do”. Đó là một trong những câu nói ảnh hưởng suốt chuyến đi. Trong gia đình thì cũng không có ai thiệt mạng cả nhưng mà cũng muốn góp một bàn tay để xây dựng lại các ngôi mộ đó.”
Trong bữa tiệc gây quỹ, ngoài chuyện hàn huyên ôn lại những vui buồn trong trại tị nạn, nhiều quan khách còn thảo luận về việc Hà Nội đã làm áp lực với chính quyền Mã Lai để họ đục bỏ tấm bia tại hai đài tưởng niệm thuyền nhân trên đảo Bidong và Galang. Ông Trần Đông chia sẻ:
“Đài tưởng niệm thuyền nhân tại Bidong và Galang được dựng lên vào cuối tháng Ba, năm 2005. Hai tháng sau, đài tưởng niệm Thuyền Nhân tại Galang bị áp lực của Hà Nội, bị đục bỏ. Đến tháng 10, đài tưởng niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại Bidong cũng bị đục bỏ. Sự áp lực của Hà Nội đã tạo nên một làn sóng phản đối rất lớn trong cộng đồng người Việt của mình và sau đó thì đã có nhiều đài tưởng niệm thuyền nhân ở các nơi khác được dựng lên."
Việc các đài tưởng niệm thuyền nhân bị chính phủ Mã Lai đục bỏ, dưới áp lực chính trị của Nhà nước Việt Nam, làm nhiều người Việt hải ngoại phẫn nộ. Bà Ngọc Điệp biểu lộ sự bất mãn của bà:
“Cái đó là quá phũ phàng, bởi vì làm như vậy thì nói thật không còn nhân tính con người nữa. Đành nào mà đập đi như vậy!”
Dù đang có cuộc sống yên ổn và sung túc tại quê hương thứ hai, những người Việt bỏ nước ra đi và may mắn đến được bến bờ tự do vẫn không quên những người đồng hành bất hạnh, đã bỏ thân bên bờ biển Đông Nam Á. VKTNVN đang cố gắng trùng tu những nấm mồ cho những người này. Những nấm mồ này không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của họ mà còn ghi lại trung thực lịch sử của những người can đảm, dám hy sinh mạng sống cho Tự Do.
Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.
Trong văn hóa Việt Nam có câu nói "Sống Cái Nhà, Thác Cái Mồ", để nói đến ước nguyện căn bản của người Việt, là lúc sống thì có một mái ấm gia đình và khi chết thì có nấm mồ làm nơi an nghỉ. Tuy nhiên, nhiều thuyền nhân bất hạnh đã giã từ cuộc đời khi sắp, hay vừa tới được phần đất tự do. Cho đến nay, một số vẫn chưa có một nấm mồ tử tế để an phần.
Là một thuyền nhân Việt Nam và thông cảm ước nguyện của những thuyền nhân quá cố, ông Trần Đông đã thành lập tổ chức Văn Khố Thuyền Nhân Việt Nam (VKTNVN) vào năm 2004 và trở thành giám đốc của tổ chức này. Ông chia sẻ là VKTNVN chính thức hoạt động vào năm 2005 để kỷ niệm 30 năm biến cố Việt Nam với hai mục tiêu chính như sau:
“Mục tiêu chính của tổ chức VKTHVN là sưu tập tài liệu liên quan đến biến cố thuyền nhân ViệtNam, và bảo tồn các di tích của người Việt tị nạn, điển hình nhất là di tích của thuyền nhân”.
Ông cho biết là trong giai đoạn đầu, từ năm 2005 đến cuối năm 2011, VKTNVN ngoài việc thu thập chứng tích của người tị nạn để lưu trữ làm tài liệu lịch sử, Hội đã có nhiều kết quả trong việc trùng tu những ngôi mộ, nhất là những mộ tập thể. Trong giai đoạn này, VKTNVN đã trùng tu được trên 500 ngôi mộ với hơn một ngàn thuyền nhân đã tử nạn tại vùng ven biển Mã Lai.
“Hiện nay có hai tổ chức VKTHVN cũng cùng một hệ thống, đó là tổ chức VKTNVN ở Úc, và ở Hoa Kỳ. Từ 2005 đến 2011, chúng tôi đã trùng tu mộ thuyền nhân Việt Nam từ bắc tới nam Malaysia, trên 500 mộ nhưng mai táng trên 1000 thuyền nhân, coi như toàn bộ trong đất liền Malaysia là nơi có nhiều thuyền nhân nhất, nơi có nhiều người chết nhất, thì đã trùng tu xong”.
VKTNVN đang có chương trình triển lãm và gây quỹ quy mô tại các trung tâm nhiều người Việt tại Hoa Kỳ, Canada và Úc Châu cho giai đoạn hai. Ngoài những buổi họp mặt tại California, VKTNVN khởi đầu các cuộc gây quỹ quy mô tại Houston và tiếp theo tại thành phố Toronto, thuộc Canada; sau đó trở lại thủ đô Hoa Kỳ Wahington DC, rồi đến thành phố Orlando tiểu bang Florida, trước khi về các thành phố bên Úc Châu như Brisbane, Sydney, Adelaide và Springvale.
Ông Trần Đông giải thích về chương trình của VKTNVN trong giai đoạn hai, từ năm 2012 tới năm 2015 như sau:
“Bây giờ chúng tôi bước sang giai đọan hai, đó là các nơi còn lại, thí dụ như là đảo Bidong, hay là ở Galang, hay là ở Phillipines. Rồi tìm kiếm thêm như là tại Hồng Kông cũng như tại Thái Lan, thí dụ như là ở Bi Đông có chừng 300 mộ, ở Galang thì có khoảng 500, ở Philippine có khoảng 300, rồi vùng biển, vùng quần đảo Anambas và Natuna có thêm khoảng 300 nữa. Vậy mình có khoảng một ngàn rưỡi”.
Công việc làm của VKTNVN được nhiều đồng hương ủng hộ. Buổi triển lãm tài liệu và gây quỹ tại Houston để trùng tu phần mộ Thuyền Nhân Việt Nam thu hút nhiều đồng hương. Ngoài những cựu thuyền nhân có may mắn sống sót và đang sinh sống tại Houston, còn có nhiều đồng hương khác.
Một số người đến để ôn lại kỷ niệm gian khổ hay những nỗi tuyệt vọng trong trại tỵ nạn. Có người đến để chia sẻ niềm vui được sống sót trên đường vượt biển.
Ông Phạm Văn Đức, một cựu truyền nhân tại đảo Bidong, chia sẻ cảm nghĩ của ông khi nhìn lại những hình ảnh của các người tị nạn:
“Những hình ảnh về người tị nạn đối với tôi thực sự rất là xúc động, xúc động ở chỗ là nó cho mình hồi tưởng tất cả những kỷ niệm, từ cái thời gian mình bỏ nước ra đi lênh đênh trên biển, mà sự sống chết thực sự là phó mặc cho số trời.”
Bà Ngọc Điệp hồi tưởng lại nỗi gian nan trên đường vượt biển thì nói là nhờ ơn trên soi sáng, bà đã đến được bến bờ bình yên cùng các con của bà:
“Tôi qua đây một mẹ với bốn con. Các cháu đã thành danh hết rồi. Qua đến đây mẹ con bình yên là nhờ ơn trên soi sáng nên giờ này tôi mới được như thế này.”
Trong khi đó một đồng hương khác là cô Lương Xuân Hoa, tuy không phải là một thuyền nhân nhưng cũng đến ủng hộ việc gây quỹ. Cô nói:
“Tôi qua đây ba ngày trước khi mất nước nhưng tôi rất là xót xa với những mất mát, sự chịu đựng đau đớn của đồng bào mình.”
Còn ông Nguyễn Kim Bảng vừa trở về sau một chuyến đi thăm lại trại Bidong, là nơi ông tị nạn lúc vượt biển năm 1983, chia sẻ cảm tưởng khi trở lại nhìn nấm mồ tập thể:
“Có những cái mộ đông người thì có tấm bia có để dòng chữ là “Những người đã thấy được bến bờ tự do, mà không được cái cơ hội để sống trong không khí tự do”. Đó là một trong những câu nói ảnh hưởng suốt chuyến đi. Trong gia đình thì cũng không có ai thiệt mạng cả nhưng mà cũng muốn góp một bàn tay để xây dựng lại các ngôi mộ đó.”
Trong bữa tiệc gây quỹ, ngoài chuyện hàn huyên ôn lại những vui buồn trong trại tị nạn, nhiều quan khách còn thảo luận về việc Hà Nội đã làm áp lực với chính quyền Mã Lai để họ đục bỏ tấm bia tại hai đài tưởng niệm thuyền nhân trên đảo Bidong và Galang. Ông Trần Đông chia sẻ:
“Đài tưởng niệm thuyền nhân tại Bidong và Galang được dựng lên vào cuối tháng Ba, năm 2005. Hai tháng sau, đài tưởng niệm Thuyền Nhân tại Galang bị áp lực của Hà Nội, bị đục bỏ. Đến tháng 10, đài tưởng niệm Thuyền Nhân Việt Nam tại Bidong cũng bị đục bỏ. Sự áp lực của Hà Nội đã tạo nên một làn sóng phản đối rất lớn trong cộng đồng người Việt của mình và sau đó thì đã có nhiều đài tưởng niệm thuyền nhân ở các nơi khác được dựng lên."
Việc các đài tưởng niệm thuyền nhân bị chính phủ Mã Lai đục bỏ, dưới áp lực chính trị của Nhà nước Việt Nam, làm nhiều người Việt hải ngoại phẫn nộ. Bà Ngọc Điệp biểu lộ sự bất mãn của bà:
“Cái đó là quá phũ phàng, bởi vì làm như vậy thì nói thật không còn nhân tính con người nữa. Đành nào mà đập đi như vậy!”
Dù đang có cuộc sống yên ổn và sung túc tại quê hương thứ hai, những người Việt bỏ nước ra đi và may mắn đến được bến bờ tự do vẫn không quên những người đồng hành bất hạnh, đã bỏ thân bên bờ biển Đông Nam Á. VKTNVN đang cố gắng trùng tu những nấm mồ cho những người này. Những nấm mồ này không chỉ là nơi an nghỉ cuối cùng của họ mà còn ghi lại trung thực lịch sử của những người can đảm, dám hy sinh mạng sống cho Tự Do.
Nguyễn Phục Hưng, tường trình từ Houston, Texas.