Lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ đã giảm bớt trong tháng 3, giá xăng và giá thực phẩm rẻ hơn giúp giảm gánh nặng cho các hộ gia đình đang phải vật lộn dưới sức nặng của giá cả tăng cao. Tuy nhiên, giá cả tiêu dùng còn đang tăng đủ nhanh để giữ cho Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất ít nhất một lần nữa, bắt đầu vào tháng Năm.
Chính phủ ngày 12/4 nói rằng giá tiêu dùng chỉ tăng 0,1% từ tháng 2 đến tháng 3, giảm từ 0,4% từ tháng 1 đến tháng 2 và là mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 12.
So với một năm trước, giá chỉ tăng 5% trong tháng 3, giảm mạnh so với mức tăng 6% của tháng 2 năm nay so với tháng 2 năm ngoái, và là mức tăng nhẹ nhất trong gần hai năm. Phần lớn là do giá các hàng hóa như khí đốt, ô tô đã qua sử dụng và đồ nội thất giảm, vốn đã tăng vọt một năm trước sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.
Tuy nhiên, ngoại trừ chi phí năng lượng và lương thực dao dộng, sự thay đổi giá cả về hàng hóa và dịch vụ vẫn ở mức cao. Giá thực phẩm và năng lượng tăng 0,4% từ tháng 2 đến tháng 3 và 5,6% so với một năm trước đó. Ngân hàng trung ương Mỹ và nhiều nhà kinh tế tư nhân coi giá thực phẩm và năng lượng là thước đo tốt hơn cho tỉ lệ lạm phát dự kiến. Con số năm nay so với năm ngoái đã tăng lên lần đầu tiên sau sáu tháng.
Trong khi giá hàng hóa tăng chậm hơn, giúp hạ nhiệt lạm phát, thì chi phí trong lĩnh vực dịch vụ của quốc gia — mọi thứ từ tiền thuê nhà và bữa ăn tại nhà hàng đến cắt tóc và bảo hiểm ô tô —đều tăng vọt.
Bà Sonia Meskin, trưởng kinh tế Mỹ tại bộ phận đầu tư của BNY Mellon, nói: “Thật an ủi khi lạm phát toàn phần đang giảm, nhưng câu chuyện lạm phát đã có một số thay đổi ngầm trong vài năm qua. Lạm phát nói chung vẫn còn quá mạnh.”
Mặc dù vậy, dữ liệu tháng 3 đưa ra một số dấu hiệu cho thấy lạm phát đang giảm dần nhưng đều đặn. Chi phí thuê nhà, vốn là một trong những động lực chính của việc thay đổi giá cả hàng hóa và dịch vụ, đã tăng với tốc độ chậm nhất trong một năm. Và giá thực phẩm đã giảm lần đầu tiên sau 2 năm rưỡi.
Giá thực phẩm giảm 0,3% từ tháng 2 đến tháng 3. Giá thịt bò giảm 0,3%, sữa giảm 1% và rau quả tươi giảm 1,3%. Giá trứng, vốn tăng vọt sau khi bùng phát dịch cúm gia cầm, đã giảm gần 11% chỉ trong tháng 3, mặc dù chúng vẫn đắt hơn 36% so với một năm trước.
Mặc dù đã giảm trong tháng trước, chi phí thực phẩm vẫn tăng hơn 8% trong năm qua. Và giá nhà hàng, tăng 0,6% từ tháng 2 đến tháng 3, đã tăng gần 9% so với một năm trước.
Ông Paul Saginaw, người sở hữu cửa hàng Saginaw's deli ở Las Vegas, cho biết gần như tất cả chi phí cho một chiếc bánh sandwich Reuben - món phổ biến nhất của ông - bao gồm thịt bò muối, pho mát và bánh mì, đã tăng vọt. Ông tính phí cao hơn 10% cho một chiếc Reuben so với 2 năm rưỡi trước đây, mặc dù ông nói rằng “chi phí của chúng tôi đã tăng lên rất nhiều” hơn mức đó.
Ông Saginaw cũng đang trả nhiều tiền hơn cho các mặt hàng bằng giấy và bao bì trong lúc các đơn đặt hàng mang đi và giao hàng tận nơi trở thành một phần quan trọng hơn nhiều trong công việc kinh doanh của ông. Một hộp đựng thức ăn kiểu vỏ sò đã tăng từ 43 xu lên 98 xu.
“Mọi thứ chúng tôi sử dụng đều tăng giá,” ông nói.
Ông Rich Pierson, một chủ sở hữu của một doanh nghiệp lập kế hoạch tài chính, cho biết giá nhà hàng cao đã khiến ông và vợ ăn nhiều hơn ở nhà.
“Chúng tôi nấu ăn ở nhà nhiều hơn bao giờ hết do chi phí gia tăng,” ông nói.
Giá khí đốt đã giảm 4,6% chỉ từ tháng 2 đến tháng 3, mức giảm phản ánh một phần các yếu tố theo mùa: Giá tại cây xăng thường tăng vào mùa xuân. Chi phí xăng dầu đã giảm 17% trong năm qua.
Tuy nhiên, việc tăng giá trong lĩnh vực dịch vụ đang khiến giá cả thực phẩm và năng lượng ở mức cao, ít nhất là vào thời điểm hiện tại. Xu hướng đó được dự đoán rộng rãi sẽ khiến Ngân hàng trung ương Mỹ tăng lãi suất cơ bản lần thứ 10 liên tiếp khi nhóm họp vào tháng Năm.
Chi phí du hành vẫn đang tăng lên khi người Mỹ bù đắp cho thời gian nghỉ phép đã mất trong đại dịch. Giá vé máy bay đã tăng 4% từ tháng 2 đến tháng 3 và tăng gần 18% trong năm qua. Giá khách sạn đã tăng 2,7% trong tháng trước và tăng 7,3% so với một năm trước.
Một trong những yếu tố thúc đẩy lạm phát lớn nhất là chi phí thuê nhà, chiếm 1/3 chỉ số giá tiêu dùng của chính phủ. Chi phí thuê tăng 0,5% từ tháng 2 đến tháng 3. Mặc dù vẫn còn cao, nhưng đó là mức tăng nhỏ nhất trong một năm.
Theo báo cáo của chính phủ ngày 12/4, giá thuê đã tăng khoảng 9% so với một năm trước.
Các quan chức của Ngân hàng trung ương Mỹ đã dự đoán rằng sau một lần tăng điểm nữa vào tháng tới – sẽ nâng lãi suất chuẩn của họ lên khoảng 5,1%, mức cao nhất trong 16 năm – họ sẽ tạm dừng tăng lãi suất nhưng giữ nguyên lãi suất cơ bản trong suốt năm 2023. Tuy nhiên, các quan chức đã cảnh báo rằng họ có thể tăng lãi suất hơn nữa nếu thấy cần thiết để kiềm chế lạm phát.
Khi Ngân hàng trung ương Mỹ thắt chặt tín dụng với mục tiêu hạ nhiệt nền kinh tế và lạm phát, nó thường dẫn đến lãi suất cao hơn đối với các khoản vay thế chấp, vay mua ô tô, vay thẻ tín dụng và nhiều khoản vay kinh doanh. Rủi ro là lãi suất cho vay ngày càng cao có thể làm suy yếu nền kinh tế đến mức gây ra suy thoái.
Hôm 11/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, một tổ chức cho vay của 190 quốc gia, đã cảnh báo rằng lạm phát cao liên tục trên toàn thế giới - và những nỗ lực của các ngân hàng trung ương, bao gồm cả Ngân hàng trung ương Mỹ, để chống lại nó - có thể sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng toàn cầu trong năm nay và năm tới.
Có những dấu hiệu khác cho thấy áp lực lạm phát đang giảm bớt. Chuỗi tăng lãi suất kéo dài một năm của Ngân hàng trung ương Mỹ cũng đang bắt đầu hạ nhiệt thị trường lao động nóng bỏng, với dữ liệu gần đây cho thấy các công ty đang quảng cáo ít cơ hội việc làm hơn và tăng trưởng tiền lương đã chậm lại.
Một xu hướng đáng lo ngại hơn là khả năng các ngân hàng sẽ rút mạnh việc cho vay để bảo toàn vốn, sau khi hai ngân hàng lớn sụp đổ vào tháng trước, gây ra tình trạng hỗn loạn ở Hoa Kỳ và nước ngoài.
Một số doanh nghiệp nhỏ nói họ đang gặp khó khăn trong việc vay vốn, theo một cuộc khảo sát của Liên đoàn Doanh nghiệp Độc lập Quốc gia. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cho biết hôm 11/4 rằng việc cắt giảm cho vay có thể làm chậm tốc độ tăng trưởng gần 0,5 điểm phần trăm trong 12 tháng tới.
Nền kinh tế chậm lại có thể hạ nhiệt lạm phát và kết quả là sẽ giúp Ngân hàng Trung ương Mỹ đạt được các mục tiêu của mình. Nhưng đòn giáng vào nền kinh tế có thể lớn hơn dự kiến. Trong trường hợp xấu nhất, nó có thể dẫn đến một cuộc suy thoái toàn diện với hàng triệu việc làm bị mất.