Các tổ chức nhân quyền và các quan sát viên khác cho rằng tình trạng bất ổn vẫn tiếp tục trong các khu vực người Tây Tạng ở Trung Quốc, và là một dấu hiệu mà họ nói là các cuộc biểu tình chống sự cai trị của Trung Quốc sẽ không giảm bớt.
Trong tuần này, các tổ chức nhân quyền cho biết hàng trăm người Tây Tạng đã đi tuần hành phản đối hôm thứ ba, sau khi được tin về hành vi tàn ác của công an đối với một nhóm người Tây Tạng trẻ tuổi trong ngày trước đó. Cuộc biểu tình diễn ra ở tỉnh Thanh Hải miền Tây Trung Quốc, trong một thị trấn gọi là Rongwo.
Tổ chức tranh đấu Tây Tạng Tự Do nói nguyên do châm ngòi cho cuộc biểu tình là vụ cảnh sát đánh đập ít nhất 2 người đàn ông đã bị chận xe và bắt giữ vào lúc sáng sớm thứ ba.
Giám đốc tổ chức này, bà Stephanie Bridgen cho biết:
“Cộng đồng phẫn nộ trước một hành động tàn bạo khác của công an, và tình trạng không có quy định nào cho những người Tây Tạng, cho nên họ đã xuống đường phản đối.”
Tình trạng bất ổn hôm thứ ba diễn ra chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra hai vụ tự thiêu ở thị trấn Ngaba trong tỉnh Tứ Xuyên, là nơi tọa lạc thiền viện Kirti. Vào tối thứ hai, 2 nhà sư đã nổi lửa tự thiêu trên một con đường được những người liên lạc của tổ chức Tây Tạng Tự do gọi là “Ðường Tử vì đạo” vì nhiều vụ tự thiêu đã xảy ra ở đó trong năm vừa qua.
Tổ chức Tây Tạng Tự Do nói các vụ biểu tình bắt đầu sau khi những người chứng kiến nhìn thấy nhân viên công an Trung Quốc đánh đập một trong 2 nhà sư sau khi dập tắt ngọn lửa trên mình nhà sư này. Những người chứng kiến nói với tổ chức Tây Tạng Tự Do rằng nhân viên công an đã dùng gậy sắt có đinh để khống chế người biểu tình và đã giết một người trong đám biểu tình.
Chính phủ Trung Quốc không có phản ứng chính thức hôm nay trước những cáo buộc về sự tàn bạo của công an cả ở thị trấn Rongwo trong tỉnh Thanh Hải lẫn thị trấn Ngaba trong tỉnh Tứ Xuyên.
Ký giả không được phép đến các khu vực người Tây Tạng ở Trung Quốc, nên không thể kiểm chứng một cách độc lập các tin tức về biểu tình, tự thiêu và bạo động.
Kể từ vụ tự thiêu đầu tiên vào năm 2009, hơn 40 người Tây Tạng đã tự vẫn ở Trung Quốc. Hơn một nửa trong số các vụ này xảy ra ở thị trấn Ngaba, một khu vực người Tây Tạng trong tỉnh Tứ Xuyên, nơi tọa lạc của thiền viện Kirti.
Bà Bridgen so sánh những gì đang xảy ra ở Tây Tạng với vụ nổi loạn đã khởi đầu ở Trung Ðông năm ngoái, và gọi đây là “Mùa xuân Tây Tạng.”
Bà Bridgen nói: “Chúng tôi bắt đầu cảm thấy rằng thực sự đây không phải chỉ là một vài hành động phản đối, mà đây là khởi đầu cho một hành động có phối hợp. Mặc dầu chúng tôi chưa ghi nhận được đầy đủ chi tiết sự kiện là có một sự hoạch định thực tế nào. Nhưng điều chúng tôi biết rõ, là dân chúng đã được khích lệ từ hành động này qua hành động khác.”
Theo thông lệ, Trung Quốc vẫn đáp lại tình trạng bất ổn ở Tây Tạng bằng cách tăng cường an ninh và cấm các nguồn tin độc lập không được đến khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc quy lỗi cho các tổ chức bên ngoài Trung Quốc, kể cả lãnh tụ tinh thần đang sống lưu vong là Ðức Ðạt lai Lạt ma về tình trạng bất ổn mới đây.
Bắc Kinh không thừa nhận chính phủ lưu vong Tây Tạng, có trụ sở trong khu vực Dharamsala của Ấn Ðộ, nhưng đã mở các cuộc đàm phán với các đại diện của Ðức Ðạt lai Lạt ma trong những năm vừa qua. Hồi tháng 6 năm ngoái, hai đặc sứ cấp cao của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đã từ chức, quy lỗi cho điều họ gọi là “tình hình ngày càng tệ hại bên trong Tây Tạng,” mà họ cho là không dành cơ hội cho tiến bộ cụ thể tại các cuộc đàm phán.
Ông Robert Barnett, giáo sư về lịch sử Tây Tạng tại trường Ðại học Columbia ở New York, nói có sự thiếu tin tưởng giữa hai bên về ý đồ của nhau.
Ông Barnett nói: “Trung Quốc vẫn hằn sâu trong tư tưởng là người Tây Tạng lưu vong tìm cách lừa gạt Trung Quốc, và bí mật vận động đòi độc lập.”
Mặc dù không có tiến bộ tại các cuộc đàm phán, ông Barnett cho rằng có những dấu hiệu về các quan điểm khác nhau trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc về cách thức xử lý vấn đề Tây Tạng, trong đó có việc nới lỏng các chính sách đàn áp về an ninh trong khu vực.
Vào lúc Trung Quốc chuẩn bị thay thế các nhà lãnh đạo cấp cao vào cuối năm nay tại khóa họp Quốc hội lần thứ 18, ông Barnett hy vọng rằng một đường lối ôn hòa hơn sẽ nổi lên trong việc giải quyết bất mãn trong khu vực.
Ông Barnett nói tiếp: “Không thể loại trừ khả năng rằng dưới thời ông Tập Cận Bình, nếu như ông này trở thành nhà lãnh đạo cao nhất kế tiếp, sẽ có một hình thức tiến bộ nào đó, có thể là tiến bộ không mấy sâu xa, không đáng chú ý theo quan điểm của người bên ngoài, nhưng vẫn có thể tiêu biểu cho một hình thức tiến tới.”
Tháng trước, để kỷ niệm một năm tròn ông Lobsang Sangay lên giữ chức thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng, mấy trăm tăng ni đã tụ tập ở Dharamsala.
Trong các buổi lễ nhân dịp này, ông Sangay tuyên bố người Tây Tạng sẽ tiếp tục vận động đòi tự do trên quê hương, cho dù cuộc tranh đấu sẽ phải mất thêm 50 năm nữa.
Nhưng ông cũng kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán với nhà chức trách Trung Quốc, và cho biết thêm rằng một Lực lượng Ðặc nhiệm về thương thuyết sẽ họp với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc vào tháng 12, sau cuộc chuyển đổi các chức vụ quyền lực của Trung Quốc.
Trong tuần này, các tổ chức nhân quyền cho biết hàng trăm người Tây Tạng đã đi tuần hành phản đối hôm thứ ba, sau khi được tin về hành vi tàn ác của công an đối với một nhóm người Tây Tạng trẻ tuổi trong ngày trước đó. Cuộc biểu tình diễn ra ở tỉnh Thanh Hải miền Tây Trung Quốc, trong một thị trấn gọi là Rongwo.
Tổ chức tranh đấu Tây Tạng Tự Do nói nguyên do châm ngòi cho cuộc biểu tình là vụ cảnh sát đánh đập ít nhất 2 người đàn ông đã bị chận xe và bắt giữ vào lúc sáng sớm thứ ba.
Giám đốc tổ chức này, bà Stephanie Bridgen cho biết:
“Cộng đồng phẫn nộ trước một hành động tàn bạo khác của công an, và tình trạng không có quy định nào cho những người Tây Tạng, cho nên họ đã xuống đường phản đối.”
Tình trạng bất ổn hôm thứ ba diễn ra chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau khi xảy ra hai vụ tự thiêu ở thị trấn Ngaba trong tỉnh Tứ Xuyên, là nơi tọa lạc thiền viện Kirti. Vào tối thứ hai, 2 nhà sư đã nổi lửa tự thiêu trên một con đường được những người liên lạc của tổ chức Tây Tạng Tự do gọi là “Ðường Tử vì đạo” vì nhiều vụ tự thiêu đã xảy ra ở đó trong năm vừa qua.
Tổ chức Tây Tạng Tự Do nói các vụ biểu tình bắt đầu sau khi những người chứng kiến nhìn thấy nhân viên công an Trung Quốc đánh đập một trong 2 nhà sư sau khi dập tắt ngọn lửa trên mình nhà sư này. Những người chứng kiến nói với tổ chức Tây Tạng Tự Do rằng nhân viên công an đã dùng gậy sắt có đinh để khống chế người biểu tình và đã giết một người trong đám biểu tình.
Chính phủ Trung Quốc không có phản ứng chính thức hôm nay trước những cáo buộc về sự tàn bạo của công an cả ở thị trấn Rongwo trong tỉnh Thanh Hải lẫn thị trấn Ngaba trong tỉnh Tứ Xuyên.
Ký giả không được phép đến các khu vực người Tây Tạng ở Trung Quốc, nên không thể kiểm chứng một cách độc lập các tin tức về biểu tình, tự thiêu và bạo động.
Bà Bridgen so sánh những gì đang xảy ra ở Tây Tạng với vụ nổi loạn đã khởi đầu ở Trung Ðông năm ngoái, và gọi đây là “Mùa xuân Tây Tạng.”
Bà Bridgen nói: “Chúng tôi bắt đầu cảm thấy rằng thực sự đây không phải chỉ là một vài hành động phản đối, mà đây là khởi đầu cho một hành động có phối hợp. Mặc dầu chúng tôi chưa ghi nhận được đầy đủ chi tiết sự kiện là có một sự hoạch định thực tế nào. Nhưng điều chúng tôi biết rõ, là dân chúng đã được khích lệ từ hành động này qua hành động khác.”
Theo thông lệ, Trung Quốc vẫn đáp lại tình trạng bất ổn ở Tây Tạng bằng cách tăng cường an ninh và cấm các nguồn tin độc lập không được đến khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc quy lỗi cho các tổ chức bên ngoài Trung Quốc, kể cả lãnh tụ tinh thần đang sống lưu vong là Ðức Ðạt lai Lạt ma về tình trạng bất ổn mới đây.
Bắc Kinh không thừa nhận chính phủ lưu vong Tây Tạng, có trụ sở trong khu vực Dharamsala của Ấn Ðộ, nhưng đã mở các cuộc đàm phán với các đại diện của Ðức Ðạt lai Lạt ma trong những năm vừa qua. Hồi tháng 6 năm ngoái, hai đặc sứ cấp cao của lãnh tụ tinh thần Tây Tạng đã từ chức, quy lỗi cho điều họ gọi là “tình hình ngày càng tệ hại bên trong Tây Tạng,” mà họ cho là không dành cơ hội cho tiến bộ cụ thể tại các cuộc đàm phán.
Ông Robert Barnett, giáo sư về lịch sử Tây Tạng tại trường Ðại học Columbia ở New York, nói có sự thiếu tin tưởng giữa hai bên về ý đồ của nhau.
Ông Barnett nói: “Trung Quốc vẫn hằn sâu trong tư tưởng là người Tây Tạng lưu vong tìm cách lừa gạt Trung Quốc, và bí mật vận động đòi độc lập.”
Mặc dù không có tiến bộ tại các cuộc đàm phán, ông Barnett cho rằng có những dấu hiệu về các quan điểm khác nhau trong nội bộ giới lãnh đạo Trung Quốc về cách thức xử lý vấn đề Tây Tạng, trong đó có việc nới lỏng các chính sách đàn áp về an ninh trong khu vực.
Vào lúc Trung Quốc chuẩn bị thay thế các nhà lãnh đạo cấp cao vào cuối năm nay tại khóa họp Quốc hội lần thứ 18, ông Barnett hy vọng rằng một đường lối ôn hòa hơn sẽ nổi lên trong việc giải quyết bất mãn trong khu vực.
Ông Barnett nói tiếp: “Không thể loại trừ khả năng rằng dưới thời ông Tập Cận Bình, nếu như ông này trở thành nhà lãnh đạo cao nhất kế tiếp, sẽ có một hình thức tiến bộ nào đó, có thể là tiến bộ không mấy sâu xa, không đáng chú ý theo quan điểm của người bên ngoài, nhưng vẫn có thể tiêu biểu cho một hình thức tiến tới.”
Tháng trước, để kỷ niệm một năm tròn ông Lobsang Sangay lên giữ chức thủ tướng chính phủ lưu vong Tây Tạng, mấy trăm tăng ni đã tụ tập ở Dharamsala.
Trong các buổi lễ nhân dịp này, ông Sangay tuyên bố người Tây Tạng sẽ tiếp tục vận động đòi tự do trên quê hương, cho dù cuộc tranh đấu sẽ phải mất thêm 50 năm nữa.
Nhưng ông cũng kêu gọi nối lại các cuộc đàm phán với nhà chức trách Trung Quốc, và cho biết thêm rằng một Lực lượng Ðặc nhiệm về thương thuyết sẽ họp với ban lãnh đạo mới của Trung Quốc vào tháng 12, sau cuộc chuyển đổi các chức vụ quyền lực của Trung Quốc.