Lần đầu tiên các nhà hoạt động trong và ngoài nước cùng thực hiện một chuyến quốc tế vận sang Mỹ, Châu Âu, và Úc kêu gọi thế giới thúc đẩy Hà Nội- tân thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc- phải tôn trọng nhân quyền và nới lỏng các quyền tự do cho người dân.
Chuyến đi của đại diện các tổ chức xã hội dân sự gồm Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam, và VOICE, tổ chức thiện nguyện quốc tế của người Việt hải ngoại, được khởi động ba tuần trước khi Việt Nam kiểm điểm nhân quyền định kỳ bốn năm một lần trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới đây.
Trong những ngày vận động tại Mỹ, hai thành viên trẻ của phái đoàn từ Việt Nam là Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan Trang thuộc Mạng lưới blogger Việt Nam đã dành cho Trà Mi VOA cuộc trao đổi về hành trình vạn dặm đưa tiếng nói người Việt khát khao dân chủ-nhân quyền cất lên giữa cộng đồng quốc tế.
Trà Mi: Xin chào Anh Tuấn và Đoan Trang, cảm ơn hai bạn dừng chân tại đài VOA hôm nay. Làm thế nào các bạn có được chuyến đi hôm nay?
Anh Tuấn: Duyên cớ của chuyến đi liên quan đến sự kiện UPR của Việt Nam (Kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát) 4 năm một lần ra trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để chịu sự chất vấn và khuyến nghị của các nước thành viên trong Hội đồng. Cuộc vận động lần này không chỉ bắt đầu bằng chuyến đi của tụi em hôm nay mà được khởi sự cách đây gần nửa năm, khi mà VOICE cùng các tổ chức khác trong nước cùng soạn thảo chung một bản báo cáo gửi cho Hội đồng Nhân quyền. Cách đây 2 tuần, đại diện các hội nhóm đấu tranh nhân quyền trong nước cũng đã gặp gỡ các sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Chuyến đi của tụi em là bước kế tiếp vận động chính giới Hoa Kỳ, Châu Âu. Sau Mỹ, phái đoàn sẽ đi Châu Âu làm việc với Nghị viện Châu Âu và các tổ chức quốc tế ở đó, tổ chức một Ngày Việt Nam và mời phái đoàn ngoại giao các nước và các tổ chức nhân quyền đến để cung cấp những thông tin xác thực về tình hình nhân quyền Việt Nam để họ có đủ dữ kiện chất vấn và khuyến nghị Việt Nam trong phiên UPR chính thức vào ngày 5/2/14. Ít nhất chuyến đi sẽ kéo dài đến ngày này. Nếu việc xin visa thuận lợi, phái đoàn sau đó sẽ tiếp tục đi gõ cửa chính giới các nước khác để thúc đẩy quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam.
Trà Mi: Phái đoàn vận động gồm bao nhiêu người từ Việt Nam?
Anh Tuấn: Tổng cộng có 7 người.
Trà Mi: Từ khi bắt đầu chuyến đi hôm 12/1 tới nay, các bạn đã gặp giới chức hành pháp-lập pháp Mỹ. Mới hôm qua, các bạn có cuộc tiếp xúc với Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Scott Busby. Tại cuộc gặp này, các bạn đã trình bày những điểm chính ra sao và được ghi nhận hay hứa hẹn thế nào?
Đoan Trang: Ông Busby rất quan tâm đến tình hình xã hội dân sự trong nước. Tụi em có trình bày về quá trình hình thành-phát triển và những khó khăn các tổ chức xã hội dân sự và những nhà đấu tranh hoạt động cho nhân quyền trong nước gặp phải. Ngoài ra, tụi em cũng trình bày về tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam trong những năm qua. Ông tỏ ra rất quan tâm cũng như quan tâm đến cuộc Kiểm điểm UPR sắp tới của Việt Nam. Ông nói ông rất hiểu những chiêu trò của các chính phủ độc tài thao túng diễn đàn quốc tế. Ông hiểu những cách các chính phủ này hay làm nhằm tạo dư luận tốt, hình ảnh tốt với quốc tế. Ông hiểu thực chất tình hình tại Việt Nam như thế nào. Ông cũng quan tâm đến tình trạng mất tự do tôn giáo, tự do ngôn luận tại Việt Nam. Chúng tôi cũng nói đến những người bất đồng chính kiến, những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù tại Việt Nam như luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày.
Trà Mi: Ngoài các cuộc tiếp xúc trao đổi trực tiếp, các bạn mang theo hành trang gồm những gì trong cuộc vận động lần này?
Đoan Trang: Từ tháng 5, chúng tôi đã có bản báo cáo của các tổ chức dân sự gửi Liên hiệp quốc nói về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Xin bấm vào video dưới đây để xem toàn bộ cuộc phỏng vấn với Anh Tuấn và Đoan Trang tại đài VOA ngày 22/1/2014
Chuyến đi của đại diện các tổ chức xã hội dân sự gồm Mạng lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam, và VOICE, tổ chức thiện nguyện quốc tế của người Việt hải ngoại, được khởi động ba tuần trước khi Việt Nam kiểm điểm nhân quyền định kỳ bốn năm một lần trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5/2 tới đây.
Trong những ngày vận động tại Mỹ, hai thành viên trẻ của phái đoàn từ Việt Nam là Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan Trang thuộc Mạng lưới blogger Việt Nam đã dành cho Trà Mi VOA cuộc trao đổi về hành trình vạn dặm đưa tiếng nói người Việt khát khao dân chủ-nhân quyền cất lên giữa cộng đồng quốc tế.
Trà Mi: Xin chào Anh Tuấn và Đoan Trang, cảm ơn hai bạn dừng chân tại đài VOA hôm nay. Làm thế nào các bạn có được chuyến đi hôm nay?
Anh Tuấn: Duyên cớ của chuyến đi liên quan đến sự kiện UPR của Việt Nam (Kiểm điểm nhân quyền định kỳ phổ quát) 4 năm một lần ra trước Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc để chịu sự chất vấn và khuyến nghị của các nước thành viên trong Hội đồng. Cuộc vận động lần này không chỉ bắt đầu bằng chuyến đi của tụi em hôm nay mà được khởi sự cách đây gần nửa năm, khi mà VOICE cùng các tổ chức khác trong nước cùng soạn thảo chung một bản báo cáo gửi cho Hội đồng Nhân quyền. Cách đây 2 tuần, đại diện các hội nhóm đấu tranh nhân quyền trong nước cũng đã gặp gỡ các sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. Chuyến đi của tụi em là bước kế tiếp vận động chính giới Hoa Kỳ, Châu Âu. Sau Mỹ, phái đoàn sẽ đi Châu Âu làm việc với Nghị viện Châu Âu và các tổ chức quốc tế ở đó, tổ chức một Ngày Việt Nam và mời phái đoàn ngoại giao các nước và các tổ chức nhân quyền đến để cung cấp những thông tin xác thực về tình hình nhân quyền Việt Nam để họ có đủ dữ kiện chất vấn và khuyến nghị Việt Nam trong phiên UPR chính thức vào ngày 5/2/14. Ít nhất chuyến đi sẽ kéo dài đến ngày này. Nếu việc xin visa thuận lợi, phái đoàn sau đó sẽ tiếp tục đi gõ cửa chính giới các nước khác để thúc đẩy quan tâm đến tình hình nhân quyền Việt Nam.
Trà Mi: Phái đoàn vận động gồm bao nhiêu người từ Việt Nam?
Anh Tuấn: Tổng cộng có 7 người.
Trà Mi: Từ khi bắt đầu chuyến đi hôm 12/1 tới nay, các bạn đã gặp giới chức hành pháp-lập pháp Mỹ. Mới hôm qua, các bạn có cuộc tiếp xúc với Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ về Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, ông Scott Busby. Tại cuộc gặp này, các bạn đã trình bày những điểm chính ra sao và được ghi nhận hay hứa hẹn thế nào?
Đoan Trang: Ông Busby rất quan tâm đến tình hình xã hội dân sự trong nước. Tụi em có trình bày về quá trình hình thành-phát triển và những khó khăn các tổ chức xã hội dân sự và những nhà đấu tranh hoạt động cho nhân quyền trong nước gặp phải. Ngoài ra, tụi em cũng trình bày về tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam trong những năm qua. Ông tỏ ra rất quan tâm cũng như quan tâm đến cuộc Kiểm điểm UPR sắp tới của Việt Nam. Ông nói ông rất hiểu những chiêu trò của các chính phủ độc tài thao túng diễn đàn quốc tế. Ông hiểu những cách các chính phủ này hay làm nhằm tạo dư luận tốt, hình ảnh tốt với quốc tế. Ông hiểu thực chất tình hình tại Việt Nam như thế nào. Ông cũng quan tâm đến tình trạng mất tự do tôn giáo, tự do ngôn luận tại Việt Nam. Chúng tôi cũng nói đến những người bất đồng chính kiến, những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù tại Việt Nam như luật sư Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày.
Trà Mi: Ngoài các cuộc tiếp xúc trao đổi trực tiếp, các bạn mang theo hành trang gồm những gì trong cuộc vận động lần này?
Đoan Trang: Từ tháng 5, chúng tôi đã có bản báo cáo của các tổ chức dân sự gửi Liên hiệp quốc nói về tình hình nhân quyền Việt Nam.
Xin bấm vào video dưới đây để xem toàn bộ cuộc phỏng vấn với Anh Tuấn và Đoan Trang tại đài VOA ngày 22/1/2014