SEOUL —
Ðại công ty Google của Hoa Kỳ vừa cho ra mắt một bản đồ chi tiết về Bắc Triều Tiên. Bản đồ do công ty dò tìm Internet này cung cấp cho người sử dụng nhiều tiện lợi, trong đó có nhiều tuyến du hành và các thắng cảnh. Bản đồ mới của Google còn cung cấp nhiều chi tiết về nước Bắc Triều Tiên đầy bí ẩn, trong đó có thủ đô Bình Nhưỡng, và một số trại lao cải khét tiếng. Tuy nhiên chỉ có một số ít người sống tại đất nước bị cô lập này có được cơ hội sử dụng công cụ tìm kiếm Internet. Từ Seoul, thông tín viên đài VOA Steve Herman gởi về bài tường trình sau đây.
Trong các trang Internet, trang Google nổi tiếng về các bản đồ chi tiết của hầu như mọi nơi có con người sinh sống trên trái đất. Tuy nhiên cho đến nay, Bắc Triều Tiên vẫn là một lãnh thổ rất ít được biết đến trong các bản đồ được phổ biến trên mạng.
Jayanth Mysore, nhà quản lý cấp cao về công cụ bản đồ của Google, nói trong một bài blog vừa được phổ biến rằng một nhóm chuyên viên mà ông gọi là “một cộng đồng gồm các chuyên gia vẽ bản đồ” đã phải làm việc nhiều năm liền mới hoàn thành bản đồ chi tiết về Bắc Triều Tiên.
Giới hữu trách Bắc Triều Tiên chưa đưa ra phản ứng tức thời nào về bản đồ đang gây chú ý này.
Ông Kim Hung-kwang, trước đây là giáo sư giảng dạy tại Ðại học Công nghệ Vi tính Hamheung của Bắc Triều Tiên, nay đã đào tị sang miền nam, nói với đài VOA rằng bản đồ mới này cuối cùng có thể sẽ được lưu vào mạng nội bộ của quốc gia cô lập này hoặc có thể truy cập được bằng điện thoại di động.
Ông Kim nói rằng thậm chí có thể nhà nước Bắc Triều Tiên sẽ cấp giấy phép cho người dân sử dụng bản đồ của Google.
Tuy nhiên nhiều người nghi ngờ khả năng đó.
Bản đồ chỉ ra các trạm xe điện ngầm, trường học, bệnh viện trong thủ đô Bình Nhưỡng. Và đồng thời bản đồ cũng chỉ ra những địa điểm xa xôi mà miền Bắc gọi là “trại cải tạo.”
Các nhà hoạt động nhân quyền nói có đến 200.000 người có thể đang bị giam giữ tại các trại lao cải này.
Giáo sư Yang Moo-jin của Ðại học chuyên Nghiên cứu về Bắc Triều Tiên ở Seoul ước đoán rằng giới hữu trách ở Bình Nhưỡng sẽ không hài lòng với việc Google vẽ chi tiết các địa điểm như các trại lao cải và các căn cứ quân sự.
Giáo sư Yang nói Bắc Triều Tiên rất nhạy cảm về những cơ sở đó. Do đó ông sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi Bình Nhưỡng phản đối Google về bản đồ chi tiết đó.
Hồi đầu tháng này, Chủ tịch Google Eric Schmidt đã đi thăm Bình Nhưỡng trong phái đoàn còn có ông Bill Richardson, cựu thống đốc bang New Mexico và là cựu đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc .
Sau chuyến đi, ông Schmidt cho biết ông đã nói với các giới chức Bắc Triều Tiên rằng “họ phải tạo điều kiện cho dân chúng sử dụng Internet.”
Tất cả mọi người ở Bắc Triều Tiên đều không được phép truy cập Internet, ngoại trừ những người có đặc quyền và ảnh hưởng lớn. Dư luận tin rằng toàn bộ số người được phép truy cập Internet ở Bắc Triều Tiên ít hơn một ngàn người.
Ngược lại, ở Nam Triều Tiên, một trong những nước đi đầu trên thế giới về ứng dụng công nghệ cao, hơn 39 triệu người truy cập mạng Internet.
Google nói những người Nam Triều Tiên đã cung cấp thông tin cho dự án vẽ bản đồ Bắc Triều Tiên, và Google kêu gọi thêm những đóng góp để giúp cho dự án. Nhưng cho đến bây giờ, hầu như sẽ không có một ai sống trong quốc gia bị cô lập và nghèo khó Bắc Triều Tiên sẽ được nhà cầm quyền cho phép hỗ trợ cho Google.
Trong các trang Internet, trang Google nổi tiếng về các bản đồ chi tiết của hầu như mọi nơi có con người sinh sống trên trái đất. Tuy nhiên cho đến nay, Bắc Triều Tiên vẫn là một lãnh thổ rất ít được biết đến trong các bản đồ được phổ biến trên mạng.
Jayanth Mysore, nhà quản lý cấp cao về công cụ bản đồ của Google, nói trong một bài blog vừa được phổ biến rằng một nhóm chuyên viên mà ông gọi là “một cộng đồng gồm các chuyên gia vẽ bản đồ” đã phải làm việc nhiều năm liền mới hoàn thành bản đồ chi tiết về Bắc Triều Tiên.
Giới hữu trách Bắc Triều Tiên chưa đưa ra phản ứng tức thời nào về bản đồ đang gây chú ý này.
Ông Kim Hung-kwang, trước đây là giáo sư giảng dạy tại Ðại học Công nghệ Vi tính Hamheung của Bắc Triều Tiên, nay đã đào tị sang miền nam, nói với đài VOA rằng bản đồ mới này cuối cùng có thể sẽ được lưu vào mạng nội bộ của quốc gia cô lập này hoặc có thể truy cập được bằng điện thoại di động.
Ông Kim nói rằng thậm chí có thể nhà nước Bắc Triều Tiên sẽ cấp giấy phép cho người dân sử dụng bản đồ của Google.
Tuy nhiên nhiều người nghi ngờ khả năng đó.
Bản đồ chỉ ra các trạm xe điện ngầm, trường học, bệnh viện trong thủ đô Bình Nhưỡng. Và đồng thời bản đồ cũng chỉ ra những địa điểm xa xôi mà miền Bắc gọi là “trại cải tạo.”
Các nhà hoạt động nhân quyền nói có đến 200.000 người có thể đang bị giam giữ tại các trại lao cải này.
Giáo sư Yang Moo-jin của Ðại học chuyên Nghiên cứu về Bắc Triều Tiên ở Seoul ước đoán rằng giới hữu trách ở Bình Nhưỡng sẽ không hài lòng với việc Google vẽ chi tiết các địa điểm như các trại lao cải và các căn cứ quân sự.
Giáo sư Yang nói Bắc Triều Tiên rất nhạy cảm về những cơ sở đó. Do đó ông sẽ không lấy làm ngạc nhiên khi Bình Nhưỡng phản đối Google về bản đồ chi tiết đó.
Hồi đầu tháng này, Chủ tịch Google Eric Schmidt đã đi thăm Bình Nhưỡng trong phái đoàn còn có ông Bill Richardson, cựu thống đốc bang New Mexico và là cựu đại sứ Mỹ tại Liên hiệp quốc .
Tất cả mọi người ở Bắc Triều Tiên đều không được phép truy cập Internet, ngoại trừ những người có đặc quyền và ảnh hưởng lớn. Dư luận tin rằng toàn bộ số người được phép truy cập Internet ở Bắc Triều Tiên ít hơn một ngàn người.
Ngược lại, ở Nam Triều Tiên, một trong những nước đi đầu trên thế giới về ứng dụng công nghệ cao, hơn 39 triệu người truy cập mạng Internet.
Google nói những người Nam Triều Tiên đã cung cấp thông tin cho dự án vẽ bản đồ Bắc Triều Tiên, và Google kêu gọi thêm những đóng góp để giúp cho dự án. Nhưng cho đến bây giờ, hầu như sẽ không có một ai sống trong quốc gia bị cô lập và nghèo khó Bắc Triều Tiên sẽ được nhà cầm quyền cho phép hỗ trợ cho Google.