Đợt nóng mới đây và hạn hán tại Hoa Kỳ đã làm giảm sút mạnh mẽ mức thu hoạch của một số mùa vụ lương thực trong năm nay, đưa đến việc tăng giá một số mặt hàng lương thực như bắp và đậu nành. Các nhà phân tích nói người tiêu dùng sẽ chứng kiến giá cả lên cao tại các siêu thị. Tuy nhiên theo như tường trình của Thông tín viên Mil Arcega, thu hoạch kém và giá cả cao có thể gây hậu quả lâu dài tại những khu vực khác trên thế giới, đặc biệt tại các nước đang phát triển.
Chỉ mới cách đây vài tuần, mùa hè 2012 sẽ là một trong những mùa hè được ghi trong những sách kỷ lục. Và có thể là một năm khó khăn đặc biệt đối với nông gia Mỹ.
Chuyên gia về ngũ cốc Terry Roggensack nói: “Rõ ràng đây là một trong những mùa khô hạn nhất kể từ năm 1988, và có ảnh hưởng lớn đến thời gian kết trái của bắp, và trong 3 tuần lễ tới- ảnh hưởng đến đậu nành.”
Điều kiện thời tiết nóng, khô có thể ảnh hưởng mạnh đến thu hoạch. Nếu không sớm được cứu vãn, trại chủ Matt Hughes, có thể mất đến một phần ba mùa vụ.
Ông nói: “Chúng tôi có một cảm giác nặng nề là hiện chúng tôi đang ở giữa cơn hạn hán này, và chúng tôi nhìn thấy bắp xoăn lại giữa ban ngày, và đậu thì tăng trưởng một cách chậm chạp, và tôi nghĩ lại mình đã bỏ nhiều thời gian và nỗ lực vào mùa vụ và hiện nay tất cả đều là con số không.”
Thu hoạch kém có nghĩa là giá cả cao.
Giá bắp trong tương lai đã tăng hơn 30% kể từ tháng Năm và giá đậu nành tăng hơn 20%. Điều này có nghĩa là giá bánh mì, các sản phẩm của sữa và thịt cũng sẽ cao - nhưng không chỉ đối với người tiêu dùng Mỹ.
Ông Srinivas Thiruvadanthai là một kinh tế gia Thuộc trung tâm Dự đoán Jerome Levy nói:
“Nếu nuôi lợn tại Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất trên thế giới, giá thịt heo sẽ tùy thuộc vào thức ăn gia súc được sử dụng.”
Đây có thể là một vấn đề đối với những nước mới phồn thịnh từ châu Á cho đến Trung Đông, nơi việc tiêu thụ thịt đã gia tăng một cách đáng kể. Ngay cả những quốc gia được xem như tự túc về lương thực cũng bị ảnh hưởng.
Ông Thiruvadanthai nói tiếp: “Lấy ví dụ Ấn Độ chẳng hạn. Bình thường trong một năm được mùa, Ấn Độ xuất khẩu đường nhưng trong một năm mất mùa, nước này cần nhập khẩu đường vì là nước sản xuất đường đứng hàng thứ hai trên thế giới nhưng cũng là một trong những nước tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Nhưng chính xác năm mà Ấn Độ cần phải nhập khẩu—là khi thị trường thế giới không thân thiện, và làm gia tăng những áp lực.”
Bất ổn chính trị và kinh tế trên toàn thế giới chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Với tình hình không mưa hay giảm bớt cái nóng khủng khiếp tại nhiều vùng nông nghiệp của Hoa Kỳ, ông Thiruvadanthai không loại trừ khả năng thiếu lương thực hay phải hạn chế khẩu phần - ngay cả đói kém tại một số quốc gia…những quốc gia càng ngày càng phụ thuộc vào mức cung cấp bình ổn và đồi dào của quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất trên thế giới.
Chỉ mới cách đây vài tuần, mùa hè 2012 sẽ là một trong những mùa hè được ghi trong những sách kỷ lục. Và có thể là một năm khó khăn đặc biệt đối với nông gia Mỹ.
Chuyên gia về ngũ cốc Terry Roggensack nói: “Rõ ràng đây là một trong những mùa khô hạn nhất kể từ năm 1988, và có ảnh hưởng lớn đến thời gian kết trái của bắp, và trong 3 tuần lễ tới- ảnh hưởng đến đậu nành.”
Điều kiện thời tiết nóng, khô có thể ảnh hưởng mạnh đến thu hoạch. Nếu không sớm được cứu vãn, trại chủ Matt Hughes, có thể mất đến một phần ba mùa vụ.
Ông nói: “Chúng tôi có một cảm giác nặng nề là hiện chúng tôi đang ở giữa cơn hạn hán này, và chúng tôi nhìn thấy bắp xoăn lại giữa ban ngày, và đậu thì tăng trưởng một cách chậm chạp, và tôi nghĩ lại mình đã bỏ nhiều thời gian và nỗ lực vào mùa vụ và hiện nay tất cả đều là con số không.”
Thu hoạch kém có nghĩa là giá cả cao.
Giá bắp trong tương lai đã tăng hơn 30% kể từ tháng Năm và giá đậu nành tăng hơn 20%. Điều này có nghĩa là giá bánh mì, các sản phẩm của sữa và thịt cũng sẽ cao - nhưng không chỉ đối với người tiêu dùng Mỹ.
Ông Srinivas Thiruvadanthai là một kinh tế gia Thuộc trung tâm Dự đoán Jerome Levy nói:
“Nếu nuôi lợn tại Trung Quốc, một trong những nước tiêu thụ thịt heo lớn nhất trên thế giới, giá thịt heo sẽ tùy thuộc vào thức ăn gia súc được sử dụng.”
Đây có thể là một vấn đề đối với những nước mới phồn thịnh từ châu Á cho đến Trung Đông, nơi việc tiêu thụ thịt đã gia tăng một cách đáng kể. Ngay cả những quốc gia được xem như tự túc về lương thực cũng bị ảnh hưởng.
Ông Thiruvadanthai nói tiếp: “Lấy ví dụ Ấn Độ chẳng hạn. Bình thường trong một năm được mùa, Ấn Độ xuất khẩu đường nhưng trong một năm mất mùa, nước này cần nhập khẩu đường vì là nước sản xuất đường đứng hàng thứ hai trên thế giới nhưng cũng là một trong những nước tiêu thụ lớn nhất trên thế giới. Nhưng chính xác năm mà Ấn Độ cần phải nhập khẩu—là khi thị trường thế giới không thân thiện, và làm gia tăng những áp lực.”
Bất ổn chính trị và kinh tế trên toàn thế giới chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Với tình hình không mưa hay giảm bớt cái nóng khủng khiếp tại nhiều vùng nông nghiệp của Hoa Kỳ, ông Thiruvadanthai không loại trừ khả năng thiếu lương thực hay phải hạn chế khẩu phần - ngay cả đói kém tại một số quốc gia…những quốc gia càng ngày càng phụ thuộc vào mức cung cấp bình ổn và đồi dào của quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất trên thế giới.