SEOUL —
Lần đầu tiên, Nam Triều Tiên đã thành công khi phóng một vệ tinh vào không gian từ lãnh thổ của mình, và như thế là đã gia nhập một câu lạc bộ đặc biệt mà chỉ có 12 quốc gia khác trong lịch sử đã gia nhập. Từ Seoul, thông tín viên VOA Steve Herman gửi về bài tường thuật sau đây.
Nam Triều Tiên trước đây đã thất bại trong việc thực hiện một cuộc phóng toàn hảo, khiến cho Bắc Triều Tiên nghèo khó lại thắng được đối thủ trong cuộc chạy đua vào không gian.
Trong những lần phóng của Nam Triều Tiên vào những năm 2009 và 2010, hàng rào bảo vệ quanh khối thiết bị mang theo không tách được đúng cách ra khỏi hỏa tiễn.
Lần này, tất cả dường như đã theo đúng kế hoạch sau khi hỏa tiễn KSLV-1, với tầng đầu do Nga chế tạo, cất cánh khỏi Trung tâm Không gian Nago, cách Seoul 480 kilomet về phía nam.
Khối lượng mà hỏa tiễn chở theo gần như là tiêu biểu: một vệ tinh nặng 100 kilogram có hiệu năng dự kiến trong một năm chứa một máy phát tín hiệu thử nghiệm phát ra những tia laser cực ngắn.
Bộ trưởng Bộ Khoa học Nam Triều Tiên, ông Lee Ju-ho, cho biết vệ tinh hiện đang ở trong quỹ đạo.
Ông Lee tuyên bố phi vụ là một thành công. Ông nói hai lần thử trước không gây thất vọng, mà thực ra đã tạo thêm nguồn khích lệ đưa tới thành quả tốt đẹp cho vụ phóng thứ ba này.
Các giới chức nói họ hy vọng có thể xác nhận vào sáng sớm mai, giờ châu Á, liệu vệ tinh có hoạt động đầy đủ chức năng hay không.
Vụ phóng này đang được ca ngợi là một dấu mốc quan trọng của niềm tự hào dân tộc cho nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á, hiện đã đạt được danh tiếng vững vàng về việc sản xuất các thiết bị điện tử chất lượng hạng nhất, chế tạo xe hơi và đóng tàu. Nhưng khác với các đối thủ kinh tế và các nước láng giềng Nhật Bản và Trung Quốc, Nam Triều Tiên chưa hề có khả năng đưa một vật thể vào không gian từ chính lãnh thổ của mình.
Vụ phóng diễn ra chưa đầy 2 tháng sau khi đối thủ Bắc Triều Tiên đưa một vệ tinh vào quỹ đạo.
Nhà nghiên cứu kỳ cựu Kang Kyung-in tại Trung tâm Khảo cứu Kỹ thuật Nam Triều Tiên KAIST nêu ra rằng Bắc Triều Tiên đã liên tục đầu tư vào hỏa tiễn từ năm 1998.
Ông Kang nói trong khi các kỹ thuật về hỏa tiễn của hai nước có điểm tương đồng, chương trình của Nam Triều Tiên thuần túy nhắm vào các mục tiêu khoa học.
Vụ phóng hỏa tiễn Unha-3 của Bắc Triều Tiên đã bị cộng đồng quốc tế lên án là vi phạm các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc và là một cuộc thử nghiệm hạt nhân trá hình. Nó đã khiến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt thêm các biện pháp chế tài đối với Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên nói họ đã bố trí một vệ tinh quan sát trái đất mang tính cách hòa bình. Các nhà khoa học bên ngoài đất nước khép kín này nói chưa có dấu hiệu là vệ tinh này đã chuyển đi một tín hiệu nào.
Nam Triều Tiên trước đây đã thất bại trong việc thực hiện một cuộc phóng toàn hảo, khiến cho Bắc Triều Tiên nghèo khó lại thắng được đối thủ trong cuộc chạy đua vào không gian.
Trong những lần phóng của Nam Triều Tiên vào những năm 2009 và 2010, hàng rào bảo vệ quanh khối thiết bị mang theo không tách được đúng cách ra khỏi hỏa tiễn.
Lần này, tất cả dường như đã theo đúng kế hoạch sau khi hỏa tiễn KSLV-1, với tầng đầu do Nga chế tạo, cất cánh khỏi Trung tâm Không gian Nago, cách Seoul 480 kilomet về phía nam.
Khối lượng mà hỏa tiễn chở theo gần như là tiêu biểu: một vệ tinh nặng 100 kilogram có hiệu năng dự kiến trong một năm chứa một máy phát tín hiệu thử nghiệm phát ra những tia laser cực ngắn.
Bộ trưởng Bộ Khoa học Nam Triều Tiên, ông Lee Ju-ho, cho biết vệ tinh hiện đang ở trong quỹ đạo.
Ông Lee tuyên bố phi vụ là một thành công. Ông nói hai lần thử trước không gây thất vọng, mà thực ra đã tạo thêm nguồn khích lệ đưa tới thành quả tốt đẹp cho vụ phóng thứ ba này.
Các giới chức nói họ hy vọng có thể xác nhận vào sáng sớm mai, giờ châu Á, liệu vệ tinh có hoạt động đầy đủ chức năng hay không.
Vụ phóng này đang được ca ngợi là một dấu mốc quan trọng của niềm tự hào dân tộc cho nền kinh tế lớn thứ tư ở châu Á, hiện đã đạt được danh tiếng vững vàng về việc sản xuất các thiết bị điện tử chất lượng hạng nhất, chế tạo xe hơi và đóng tàu. Nhưng khác với các đối thủ kinh tế và các nước láng giềng Nhật Bản và Trung Quốc, Nam Triều Tiên chưa hề có khả năng đưa một vật thể vào không gian từ chính lãnh thổ của mình.
Vụ phóng diễn ra chưa đầy 2 tháng sau khi đối thủ Bắc Triều Tiên đưa một vệ tinh vào quỹ đạo.
Nhà nghiên cứu kỳ cựu Kang Kyung-in tại Trung tâm Khảo cứu Kỹ thuật Nam Triều Tiên KAIST nêu ra rằng Bắc Triều Tiên đã liên tục đầu tư vào hỏa tiễn từ năm 1998.
Ông Kang nói trong khi các kỹ thuật về hỏa tiễn của hai nước có điểm tương đồng, chương trình của Nam Triều Tiên thuần túy nhắm vào các mục tiêu khoa học.
Vụ phóng hỏa tiễn Unha-3 của Bắc Triều Tiên đã bị cộng đồng quốc tế lên án là vi phạm các biện pháp chế tài của Liên Hiệp Quốc và là một cuộc thử nghiệm hạt nhân trá hình. Nó đã khiến Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt thêm các biện pháp chế tài đối với Bình Nhưỡng.
Bắc Triều Tiên nói họ đã bố trí một vệ tinh quan sát trái đất mang tính cách hòa bình. Các nhà khoa học bên ngoài đất nước khép kín này nói chưa có dấu hiệu là vệ tinh này đã chuyển đi một tín hiệu nào.