SEOUL —
Nam Triều Tiên là một trong những nước có tỉ lệ tự tử cao nhất trong thế giới phát triển. Giờ đây chính phủ đang tìm kiếm một phương cách mới để giảm bớt những vụ quyên sinh. Từ Seoul, thông tín viên Jason Strother của đài VOA gởi về bài tường thuật sau đây.
Nam Triều Tiên đã mất chỉ có một thế hệ để từ vị thế của một nước nghèo khó tiến lên thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là một xã hội vô cùng bận bịu, nơi người dân khó lòng có được một cuộc sống với những sinh hoạt thư thả.
Một số nhà quan sát nói rằng sự phát triển nhanh chóng này làm cho nhiều người ở Nam Triều Tiên cảm thấy bị cô lập và bị trầm uất.
Bà Kim Hyun Chung, một vị bác sĩ tâm lý của Trung tâm Y học Quốc gia ở Seoul, cho biết trong số các bệnh nhân của bà có hơn phân nửa là những người từng có ý định tự tử.
Bác sĩ Kim cho biết: "Chúng tôi đã phát triển quá nhanh và người dân không có đủ thời gian để thích nghi. Xã hội chúng tôi là một xã hội văn hóa Á châu, nhưng bây giờ chúng tôi ngày càng có tính chất toàn cầu hóa nhiều hơn. Xã hội đã bị Tây hóa và tôi nghĩ rằng người dân đã không có đủ thời giờ để thích nghi với những sự thay đổi quá lớn."
Bác sĩ Kim cho biết sự thay đổi lớn nhất là cơ cấu gia đình. Những đại gia đình, trong đó nhiều thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, giờ đây đã không còn nữa. Bà nói rằng các hệ thống hỗ trợ của xã hội truyền thống đang biến mất.
Bà Kim nói: "Ngày càng có nhiều gia đình mà cả người cha lẫn người mẹ đều phải đi làm ở ngoài. Ngày càng có nhiều người tập trung vào việc cạnh tranh, tranh nhau kiếm tiền cho nhiều. Tôi nghĩ rằng chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc kiếm tiền thay chú ý tới vấn đề phẩm chất của cuộc sống."
Bà Kim cho hay người già là khối người có tỉ lệ tự vẫn cao nhất ở Nam Triều Tiên. Mặc dù vậy, tự tử vẫn là một nguyên do hàng đầu gây tử vong cho thanh niên trẻ tuổi, các em học sinh trung học đệ nhị cấp và thậm chí là các em đang học trung học đệ nhất cấp.
Trong 5 năm qua, ít nhất 100 người Nam Triều Tiên đã từ cây cầu Map ở Seoul nhảy xuống sông Hán, trong đó có phân nửa đã thiệt mạng.
Chính quyền thành phố Seoul đang tìm cách biến địa điểm tự vẫn này thành một nơi mà họ gọi là cây cầu của sự sống. Ông Lee Ducky, một viên chức chính quyền thành phố cho biết như sau:
Ông Lee nói rằng nếu chính quyền chỉ xây tường không thôi thì cũng đủ để ngăn không cho những người chán đời nhảy xuống sông tự tử. Nhưng thay vào đó họ muốn những người này thay đổi ý định tự tử.
Dọc theo lằn đường dành cho người đi bộ trên cây cầu này, giới hữu trách đã treo nhiều biểu ngữ có mục đích làm cho người xem cảm thấy yêu đời hơn, chẳng hạn như “hãy vui lên” hay “bạn đã dùng bữa chưa?” Ngoài ra, có nhiều bức hình của các em bé dễ thương được treo trên thành cầu và ở giữa cầu là một tượng đồng của một người già vỗ về một người trẻ. Chính quyền Seoul hy vọng những thứ đó sẽ làm cho những người có ý định tự tử suy xét lại quyết định của mình.
Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý Kim Hyun Chung không mấy tin tưởng vào hiệu quả của những nỗ lực này.
Bác sĩ Kim nói: "Tôi nghĩ rằng đây chỉ là một biện pháp tạm thời. Chỉ là tạm thời thôi, chứ không thể là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ rằng nỗ lực này có ích, nhưng chỉ có ích chút đỉnh mà thôi, chứ không nhiều lắm."
Bà nói thêm rằng đối với một người thật sự muốn quyên sinh thì có rất nhiều cây cầu bắt ngang sông Hán, chứ không phải chỉ có một cây cầu Map mà thôi.
Nam Triều Tiên đã mất chỉ có một thế hệ để từ vị thế của một nước nghèo khó tiến lên thành một trong những nền kinh tế hàng đầu thế giới. Đây là một xã hội vô cùng bận bịu, nơi người dân khó lòng có được một cuộc sống với những sinh hoạt thư thả.
Một số nhà quan sát nói rằng sự phát triển nhanh chóng này làm cho nhiều người ở Nam Triều Tiên cảm thấy bị cô lập và bị trầm uất.
Bà Kim Hyun Chung, một vị bác sĩ tâm lý của Trung tâm Y học Quốc gia ở Seoul, cho biết trong số các bệnh nhân của bà có hơn phân nửa là những người từng có ý định tự tử.
Bác sĩ Kim cho biết: "Chúng tôi đã phát triển quá nhanh và người dân không có đủ thời gian để thích nghi. Xã hội chúng tôi là một xã hội văn hóa Á châu, nhưng bây giờ chúng tôi ngày càng có tính chất toàn cầu hóa nhiều hơn. Xã hội đã bị Tây hóa và tôi nghĩ rằng người dân đã không có đủ thời giờ để thích nghi với những sự thay đổi quá lớn."
Bác sĩ Kim cho biết sự thay đổi lớn nhất là cơ cấu gia đình. Những đại gia đình, trong đó nhiều thế hệ sống chung với nhau dưới một mái nhà, giờ đây đã không còn nữa. Bà nói rằng các hệ thống hỗ trợ của xã hội truyền thống đang biến mất.
Bà Kim nói: "Ngày càng có nhiều gia đình mà cả người cha lẫn người mẹ đều phải đi làm ở ngoài. Ngày càng có nhiều người tập trung vào việc cạnh tranh, tranh nhau kiếm tiền cho nhiều. Tôi nghĩ rằng chúng tôi tập trung nhiều hơn vào việc kiếm tiền thay chú ý tới vấn đề phẩm chất của cuộc sống."
Bà Kim cho hay người già là khối người có tỉ lệ tự vẫn cao nhất ở Nam Triều Tiên. Mặc dù vậy, tự tử vẫn là một nguyên do hàng đầu gây tử vong cho thanh niên trẻ tuổi, các em học sinh trung học đệ nhị cấp và thậm chí là các em đang học trung học đệ nhất cấp.
Chính quyền thành phố Seoul đang tìm cách biến địa điểm tự vẫn này thành một nơi mà họ gọi là cây cầu của sự sống. Ông Lee Ducky, một viên chức chính quyền thành phố cho biết như sau:
Ông Lee nói rằng nếu chính quyền chỉ xây tường không thôi thì cũng đủ để ngăn không cho những người chán đời nhảy xuống sông tự tử. Nhưng thay vào đó họ muốn những người này thay đổi ý định tự tử.
Dọc theo lằn đường dành cho người đi bộ trên cây cầu này, giới hữu trách đã treo nhiều biểu ngữ có mục đích làm cho người xem cảm thấy yêu đời hơn, chẳng hạn như “hãy vui lên” hay “bạn đã dùng bữa chưa?” Ngoài ra, có nhiều bức hình của các em bé dễ thương được treo trên thành cầu và ở giữa cầu là một tượng đồng của một người già vỗ về một người trẻ. Chính quyền Seoul hy vọng những thứ đó sẽ làm cho những người có ý định tự tử suy xét lại quyết định của mình.
Tuy nhiên, bác sĩ tâm lý Kim Hyun Chung không mấy tin tưởng vào hiệu quả của những nỗ lực này.
Bác sĩ Kim nói: "Tôi nghĩ rằng đây chỉ là một biện pháp tạm thời. Chỉ là tạm thời thôi, chứ không thể là cách duy nhất để giải quyết vấn đề này. Tôi nghĩ rằng nỗ lực này có ích, nhưng chỉ có ích chút đỉnh mà thôi, chứ không nhiều lắm."
Bà nói thêm rằng đối với một người thật sự muốn quyên sinh thì có rất nhiều cây cầu bắt ngang sông Hán, chứ không phải chỉ có một cây cầu Map mà thôi.