Các cựu giới chức trong chính phủ trước đây của Tổng thống Bush bất đồng ý kiến về chuyện nước Mỹ có nên phê chuẩn công ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc hay không. Sự bất đồng được thể hiện trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ hôm thứ Năm.
Hơn 160 nước đã ký vào Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, UNCLOS, trong đó quy định các quốc gia có quyền sử dụng các đại dương và nguồn lực của chúng như thế nào. Tất cả các nước công nghiệp hóa đều phê chuẩn công ước này, ngoại trừ Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời chính phủ Bush, ông Donald Rumsfeld, muốn nước Mỹ tiếp tục giữ nguyên tình trạng không phê chuẩn:
“Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ nên phê chuẩn công ước này khi mà nó buộc các quốc gia có sức sản xuất cao có nghĩa vụ phải chi tiền cho các nước có mức sản xuất thấp, lấy lý do các đại dương là tài sản chung của nhân loại. Tôi phản đối khái niệm này của UNCLOS bởi vì cơ chế tái phân bổ của nó được thiết kế kém.”
Trái với ông Rumsfeld, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Bush, ông John Negroponte, cho rằng UNCLOS có lợi cho Hoa Kỳ về kinh tế và quân sự:
“Hoa Kỳ có lợi vì được luật pháp bảo vệ chủ quyền và các khu vực ở ngoài khơi, có tự do hành động cho các lực lượng quân sự, được bảo vệ trong các nghiên cứu kinh tế và hàng hải. Các công ty Mỹ có thể xin độc quyền thăm dò và khai thác các đống lắng cặn khoáng sản chiến lược dưới thềm đại dương, bên ngoài khu vực thẩm quyền của quốc gia.”
Chính phủ Bush ủng hộ phê chuẩn, chính phủ Obama cũng thế. Nhưng Thượng Viện Mỹ kéo dài thời gian từ mấy chục năm qua, và đến nay vẫn chưa đi tới đâu.
Thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại nói nếu có biểu quyết cũng phải chờ sau bầu cử tháng 11. Ông ủng hộ phê chuẩn:
“Phê chuẩn cho chúng ta các quyền hải hành thuận lợi mà lợi ích thương mại và quân sự của chúng ta cần mỗi ngày. Nó sẽ củng cố vị thế của chúng ta trước Trung Quốc và những nước đang đòi chủ quyền ở Thái Bình Dương, Bắc Cực, và những nơi khác.”
Các nhà làm luật chống đối UNCLOS nói nó sẽ làm xói mòn chủ quyền của Hoa Kỳ, vì buộc Hoa Kỳ phải chịu sự giám sát của một cơ quan toàn cầu về hàng hải.
Hơn 160 nước đã ký vào Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc, UNCLOS, trong đó quy định các quốc gia có quyền sử dụng các đại dương và nguồn lực của chúng như thế nào. Tất cả các nước công nghiệp hóa đều phê chuẩn công ước này, ngoại trừ Hoa Kỳ.
Bộ trưởng Quốc phòng dưới thời chính phủ Bush, ông Donald Rumsfeld, muốn nước Mỹ tiếp tục giữ nguyên tình trạng không phê chuẩn:
“Tôi không nghĩ rằng Hoa Kỳ nên phê chuẩn công ước này khi mà nó buộc các quốc gia có sức sản xuất cao có nghĩa vụ phải chi tiền cho các nước có mức sản xuất thấp, lấy lý do các đại dương là tài sản chung của nhân loại. Tôi phản đối khái niệm này của UNCLOS bởi vì cơ chế tái phân bổ của nó được thiết kế kém.”
Trái với ông Rumsfeld, nhà ngoại giao hàng đầu của chính phủ Bush, ông John Negroponte, cho rằng UNCLOS có lợi cho Hoa Kỳ về kinh tế và quân sự:
“Hoa Kỳ có lợi vì được luật pháp bảo vệ chủ quyền và các khu vực ở ngoài khơi, có tự do hành động cho các lực lượng quân sự, được bảo vệ trong các nghiên cứu kinh tế và hàng hải. Các công ty Mỹ có thể xin độc quyền thăm dò và khai thác các đống lắng cặn khoáng sản chiến lược dưới thềm đại dương, bên ngoài khu vực thẩm quyền của quốc gia.”
Chính phủ Bush ủng hộ phê chuẩn, chính phủ Obama cũng thế. Nhưng Thượng Viện Mỹ kéo dài thời gian từ mấy chục năm qua, và đến nay vẫn chưa đi tới đâu.
Thượng nghị sĩ John Kerry, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại nói nếu có biểu quyết cũng phải chờ sau bầu cử tháng 11. Ông ủng hộ phê chuẩn:
“Phê chuẩn cho chúng ta các quyền hải hành thuận lợi mà lợi ích thương mại và quân sự của chúng ta cần mỗi ngày. Nó sẽ củng cố vị thế của chúng ta trước Trung Quốc và những nước đang đòi chủ quyền ở Thái Bình Dương, Bắc Cực, và những nơi khác.”
Các nhà làm luật chống đối UNCLOS nói nó sẽ làm xói mòn chủ quyền của Hoa Kỳ, vì buộc Hoa Kỳ phải chịu sự giám sát của một cơ quan toàn cầu về hàng hải.