Chính phủ Hoa Kỳ chắc sẽ kháng cáo phán quyết của một chánh thẩm nói rằng việc Cơ quan An Ninh Quốc Gia bí mật thâu thập hồ sơ điện thoại của hằng triệu công dân Mỹ có nhiều phần chắc là vi hiến.
Phán quyết vừa kể đã gây ra phỏng đoán mới về tính cách hợp pháp trong việc theo dõi của Hoa Kỳ.
Cựu nhân viên khế ước của cơ quan an ninh quốc gia, Edward Snowden, người đã tiết lộ một khối lượng to lớn những chi tiết về việc theo dõi của Hoa Kỳ trước khi chạy lánh và xin tị nạn tại Nga, đã ca ngợi phán quyết này, nhưng hôm thứ Ba, hai chuyên gia pháp lý của cơ quan an ninh quốc gia đã nói với đài VOA rằng các tòa án cuối cùng có thể giữ nguyên việc theo dõi của chính phủ.
Ông Robert Turner thuộc Trung Tâm Luật Pháp An Ninh Quốc Gia của Trường Đại Học Virginia nói rằng một phán quyết của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ năm 1979 đã giữ nguyên việc thâu thập dữ liệu điện thoại vẫn còn thích đáng dù rằng lúc đó điện thoại cầm tay còn chưa được phát minh, cũng như thậm chí chưa thể tưởng tượng được việc sử dụng điện thoại rộng rãi trên khắp thế giới.
Ông đã so sánh việc thâu thập hồ sơ điện thoại có giới hạn của chính phủ -- các số điện thoại được gọi, cùng với chiều dài cuộc điện đàm và ngày thực hiện nhưng không có nội dung—đối với các cuộc lục soát xâm nhập sâu xa hơn nhiều các hành khách tại phi trường.
Những cuộc lục soát đó đã được phán quyết là hợp pháp, chứ không phải là vi phạm lệnh cấm các cuộc lục soát bất hợp pháp những cá nhân của hiến pháp Hoa Kỳ. Ông nói:
“Mỗi một tòa án xem xét tới vấn đề này đã nói rằng đây là những cuộc lục soát hợp pháp … Chúng hợp pháp bởi vì trong những tình huống có nhu cầu đặc biệt, chúng quân bình với quyền lợi của chính phủ chống lại quyền lợi của cá nhân. Các tòa án đã nhất trí phán quyết rằng khả năng một máy bay có thể bị phá hủy hay bị cướp, vượt quá quyền lợi đời tư để không lục soát các cá nhân.”
Chuyên gia an ninh quốc gia David Pozen thuộc Phân Khoa Luật Trường Đại Học Columbia ở New York cũng nói rằng, phán quyết hôm thứ Hai của Chánh thẩm Richard Leon có thể không được giữ nguyên bởi một tòa án cao hơn, nhưng có thể ảnh hưởng tới các vụ án khác, cũng như ảnh hưởng tới việc các nhà lập pháp xem xét về quy mô theo dõi của chính phủ Hoa Kỳ. Ông Pozen nói:
“Đây là loại hợp pháp hóa thêm nữa ý niệm cho rằng Cơ quan An ninh Quốc Gia đã lên tới mức sai trái sâu xa, và tôi nghĩ rằng có thể - trước các tòa án cuối cùng quyết định về tính hợp pháp của chương trình này –có thể thật sự chỉ giúp thúc đẩy Hạ Viện duyệt xét lại chương trình này.”
Trong phán quyết của ông, chánh thẩm Leon nói rằng ông không thể tưởng tượng được một cuộc xâm phạm đời tư bừa bãi và tùy tiện hơn việc chính phủ thâu thập những thông tin như vậy mà không có sự chấp thuận của tòa án.
Trong khi phán quyết về một thách thức của tòa án đối với việc theo dõi này, ông Leon nói rằng việc theo dõi này “chắc chắn” vi phạm lệnh cấm của hiến pháp Hoa Kỳ nhắm vào các cuộc lục soát bất hợp pháp.
Ông Leon không thi hành phán quyết của ông ngay lập tức, để cho chính phủ một cơ hội kháng cáo lên tòa trên.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hội họp với những người đứng đầu các công ty kỹ thuật như Google, Yahoo, Apple, và AT&T, những người đã lên tiếng e ngại về quy mô các chương trình theo dõi của Hoa Kỳ.
Tòa Bạch Ốc nói rằng ông Obama sẽ thảo luận với người đứng đầu các công ty như Google, Yahoo, Apple, and AT&T để bàn về những e ngại liên quan tới đời tư cũng như là phương cách để cải thiện trang Web của chính phủ HealthCare.gov.
Snowden tiết lộ thông tin về việc thâu thập dữ liệu điện thoại hồi đầu năm nay. Đây là một trong số những tiết lộ đầu tiên của một đợt sóng dò rỉ từ 1,7 triệu hồ sơ. Cơ quan An Ninh Quốc Gia, nói rằng Snowden đã lấy cắp thông tin trước khi trốn qua Hong Kong và rồi tới Nga.
Một giới chức NSA thẩm định sự tổn hại trong những dò rỉ của Snowden, ông Rick Ledgett, đã nói với chương trình TV 60 phút hôm Chủ Nhật rằng Snowden đã “vội vã chuồn đi với chìa khóa để mở kho tàng bí mật.”
Các giới chức Hoa Kỳ đã mưu tìm việc dẫn độ Snowden để đưa ra tòa xử về tội làm gián điệp, nhưng Nga đã từ chối.
Phán quyết vừa kể đã gây ra phỏng đoán mới về tính cách hợp pháp trong việc theo dõi của Hoa Kỳ.
Cựu nhân viên khế ước của cơ quan an ninh quốc gia, Edward Snowden, người đã tiết lộ một khối lượng to lớn những chi tiết về việc theo dõi của Hoa Kỳ trước khi chạy lánh và xin tị nạn tại Nga, đã ca ngợi phán quyết này, nhưng hôm thứ Ba, hai chuyên gia pháp lý của cơ quan an ninh quốc gia đã nói với đài VOA rằng các tòa án cuối cùng có thể giữ nguyên việc theo dõi của chính phủ.
Ông Robert Turner thuộc Trung Tâm Luật Pháp An Ninh Quốc Gia của Trường Đại Học Virginia nói rằng một phán quyết của Tòa Án Tối Cao Hoa Kỳ năm 1979 đã giữ nguyên việc thâu thập dữ liệu điện thoại vẫn còn thích đáng dù rằng lúc đó điện thoại cầm tay còn chưa được phát minh, cũng như thậm chí chưa thể tưởng tượng được việc sử dụng điện thoại rộng rãi trên khắp thế giới.
Ông đã so sánh việc thâu thập hồ sơ điện thoại có giới hạn của chính phủ -- các số điện thoại được gọi, cùng với chiều dài cuộc điện đàm và ngày thực hiện nhưng không có nội dung—đối với các cuộc lục soát xâm nhập sâu xa hơn nhiều các hành khách tại phi trường.
Những cuộc lục soát đó đã được phán quyết là hợp pháp, chứ không phải là vi phạm lệnh cấm các cuộc lục soát bất hợp pháp những cá nhân của hiến pháp Hoa Kỳ. Ông nói:
“Mỗi một tòa án xem xét tới vấn đề này đã nói rằng đây là những cuộc lục soát hợp pháp … Chúng hợp pháp bởi vì trong những tình huống có nhu cầu đặc biệt, chúng quân bình với quyền lợi của chính phủ chống lại quyền lợi của cá nhân. Các tòa án đã nhất trí phán quyết rằng khả năng một máy bay có thể bị phá hủy hay bị cướp, vượt quá quyền lợi đời tư để không lục soát các cá nhân.”
Chuyên gia an ninh quốc gia David Pozen thuộc Phân Khoa Luật Trường Đại Học Columbia ở New York cũng nói rằng, phán quyết hôm thứ Hai của Chánh thẩm Richard Leon có thể không được giữ nguyên bởi một tòa án cao hơn, nhưng có thể ảnh hưởng tới các vụ án khác, cũng như ảnh hưởng tới việc các nhà lập pháp xem xét về quy mô theo dõi của chính phủ Hoa Kỳ. Ông Pozen nói:
“Đây là loại hợp pháp hóa thêm nữa ý niệm cho rằng Cơ quan An ninh Quốc Gia đã lên tới mức sai trái sâu xa, và tôi nghĩ rằng có thể - trước các tòa án cuối cùng quyết định về tính hợp pháp của chương trình này –có thể thật sự chỉ giúp thúc đẩy Hạ Viện duyệt xét lại chương trình này.”
Trong phán quyết của ông, chánh thẩm Leon nói rằng ông không thể tưởng tượng được một cuộc xâm phạm đời tư bừa bãi và tùy tiện hơn việc chính phủ thâu thập những thông tin như vậy mà không có sự chấp thuận của tòa án.
Trong khi phán quyết về một thách thức của tòa án đối với việc theo dõi này, ông Leon nói rằng việc theo dõi này “chắc chắn” vi phạm lệnh cấm của hiến pháp Hoa Kỳ nhắm vào các cuộc lục soát bất hợp pháp.
Ông Leon không thi hành phán quyết của ông ngay lập tức, để cho chính phủ một cơ hội kháng cáo lên tòa trên.
Hôm thứ Ba, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hội họp với những người đứng đầu các công ty kỹ thuật như Google, Yahoo, Apple, và AT&T, những người đã lên tiếng e ngại về quy mô các chương trình theo dõi của Hoa Kỳ.
Tòa Bạch Ốc nói rằng ông Obama sẽ thảo luận với người đứng đầu các công ty như Google, Yahoo, Apple, and AT&T để bàn về những e ngại liên quan tới đời tư cũng như là phương cách để cải thiện trang Web của chính phủ HealthCare.gov.
Snowden tiết lộ thông tin về việc thâu thập dữ liệu điện thoại hồi đầu năm nay. Đây là một trong số những tiết lộ đầu tiên của một đợt sóng dò rỉ từ 1,7 triệu hồ sơ. Cơ quan An Ninh Quốc Gia, nói rằng Snowden đã lấy cắp thông tin trước khi trốn qua Hong Kong và rồi tới Nga.
Một giới chức NSA thẩm định sự tổn hại trong những dò rỉ của Snowden, ông Rick Ledgett, đã nói với chương trình TV 60 phút hôm Chủ Nhật rằng Snowden đã “vội vã chuồn đi với chìa khóa để mở kho tàng bí mật.”
Các giới chức Hoa Kỳ đã mưu tìm việc dẫn độ Snowden để đưa ra tòa xử về tội làm gián điệp, nhưng Nga đã từ chối.