Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Thái Ái Lan về chứng vàng da do thuốc chống trần cảm gây ra
Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Thái Ái Lan, ở bang Massachusetts về chứng vàng da do thuốc chống trần cảm gây ra.
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc của bà Lan cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Vàng da do thuốc chống trầm cảm gây ra. (Jaundice induced by anti depressants)
Bà Thái Ái Lan được bác sĩ chữa bịnh trầm cảm bằng 3 thứ thuốc cùng một lượt.Bà thấy tay chân bị vàng sau một thời gian dùng thuốc. Câu trả lời đầu tiên là bà nên đi khám bác sĩ ngay để bác sĩ của bà đánh giá tình hình bịnh lý, xem da tay chân bà vàng vì lý do gì, thử máu để xem chức năng gan như thế nào, và quyết định xem có phải thay đổi trị liệu bà hay không. Nếu bịnh nhân thấy thuốc không hiệu nghiệm như ý muốn, cần hỏi bs, không được tự mình đổi qua một thứ thuốc khác, nhất là khi bịnh nhân đang có thể bị bịnh ở gan.
(Để nghe toàn bộ phần câu hỏi của bà Lan và giải đáp của bác sĩ, xin bấm vào nút play hình tam giác ở dưới).
Bịnh nhân thấy mình vàng da có thể do nhiều lý do khác nhau:
1) có thể do da vàng (jaundice) thật, thường do chất bilirubin (hoàng đản) trong máu lên quá cao
(a) do các ống mật bị nghẽn , làm mật bị ứ trong gan không thải ra trong mật được (cholestasis)
(b)các tế bào gan bị viêm (hepatitis)
(c) vỡ hồng cầu (huyết tán, hemolysis) làm sản xuất quá nhiều bilirubin
2) bịnh nhân có cảm tưởng da bị vàng, có thể vì nước da anh xao, hay ăn nhiều trái cây, cà rốt có chất carotene làm da vàng (nhất là ở trẻ em)
Sau đây, tôi xin đi vào một số chi tiết có thể giúp những thính giả đang dùng thuốc chống trầm cảm ý thức về những biến chứng có thể xảy ra lúc mình dùng thuốc. Mặc dù bác sĩ có thể đã cảnh báo về những biến chứng có thể xảy ra, đa số bịnh nhân không chú tâm theo dõi những hướng dẫn của bác sĩ. Hơn nữa một số hiện tượng như viêm gan (hepatitis), chứng ứ mật trong gan mà chúng ta bàn ở đây hiếm xảy ra, và chỉ được báo cáo trong y văn gần đây thôi. Chúng ta bàn về chứng bịnh viêm gan, ứ mật trong gan do thuốc chống trầm cảm (antidepressant induced cholestasis) không có nghĩa là thính giả đang bàn ở đây mắc bịnh đó. Đây chỉ là một cuộc nói chuyện có tính cách tổng quát ngoài lề thôi.
Thuốc trị trầm cảm chủ yếu tác dụng tăng mức các chất dẫn truyền thần kinh [neurotransmitters] trong não bộ. Norepinephrine và serotonin là 2 chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) được tiết ra trong khớp thần kinh (synapse), tạo liên lạc , đưa tín hiệu từ tế bào thần kinh này qua tế bào thần kinh kế tiếp.
Thuốc trị trầm cảm thế hệ thứ nhất làm tăng chất norepinephrine trong các khớp thần kinh (synapses). Ví dụ:
- Loại tricyclic antidepressant [thuốc chống trầm cảm 3 vòng], như amitriptylin [“Elavil”],
- Thuốc ức chế enzym MAO (MAO inhibitors).Người uống thuốc ức chế enzym MAO phải tránh ăn một số thức ăn có chất tyramine, có thể làm áp huyết lên cao nguy hiểm(ví dụ: một số matured fromage, rượu bia, rượu cũ,trái cây chín lên men, thịt xúc xích [fermented sausage]; nước mắm có tyramine nhưng chỉ là gia vi nên thường ăn ít thôi)
Hiện nay, các thuốc trị trầm cảm mới (thế hệ thứ hai, second generation antidepressants), tuy không hiệu nghiệm hơn, được ưa chuộng hơn và rất thịnh hành. Thuốc ít phản ứng phụ hơn các thuốc trị trầm cảm thế hệ trước, nhất là ít tác động lên tim mạch và bịnh nhân khó chết vì thuốc hơn nhiều nếu chẳng may hoặc cố tình uống quá liều.Tuy nhiên, cũng nên nhắc ở đây là FDA cảnh báo các bác sĩ cần chú ý đến hiện tượng gia tăng tự sát ở các trẻ em, thanh thiếu niên dùng thuốc chống trầm cảm, nhất là cần theo dõi chặc chẻ bịnh nhân trong tháng đầu tiên.
Những thuốc này được gọi là SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors, “thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin.) Serotonin là một chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) được tiết ra trong khớp thần kinh (synapse). Thuốc loại SSRI ngăn chặn không cho serotonin bị thu hồi trở ngược lại vào tế bào thần kinh phía trước (presynaptic cell), do đó tăng serotonin ở khe khớp thần kinh (synaptic cleft). Những thuốc thường gặp là fluoxetin (Prozac, Sarafem), sertralin (Zoloft), paroxetin (Paxil), fluvoxamin (Luvox).
Biến chứng gan:
Đa số các thuốc chống trẩm cảm đều không ít thì nhiều tuỳ thuộc vào chức năng gan (liver function). Nếu gan yếu, có thể ảnh hưởng đến khả năng gan biến dưỡng (chế biến) các thuốc đó, làm cho mức thuốc trong máu người bịnh có thể cao hơn mức mà bs dự tính lúc áp dụng liều thông thường. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây tổn thương cho gan, như gây viêm gan, làm chết một số tế bào gan (liver cell necrosis) và nghẽn các ống dẫn mật là ứ mật trong gan (cholestasis).
Nói tóm lại,nếu bịnh nhân vàng da, đây có thể là dấu hiệu gan bị tổn thương, có thể liên hệ đến thuốc chống trầm cảm bịnh nhân đang dùng. Cần đi khám bs gia đình hay bs chuyên khoa tâm thần của mình gấp để bs có biện pháp đối phó nếu cần.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
--------------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc của bà Lan cho bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Vàng da do thuốc chống trầm cảm gây ra. (Jaundice induced by anti depressants)
Bà Thái Ái Lan được bác sĩ chữa bịnh trầm cảm bằng 3 thứ thuốc cùng một lượt.Bà thấy tay chân bị vàng sau một thời gian dùng thuốc. Câu trả lời đầu tiên là bà nên đi khám bác sĩ ngay để bác sĩ của bà đánh giá tình hình bịnh lý, xem da tay chân bà vàng vì lý do gì, thử máu để xem chức năng gan như thế nào, và quyết định xem có phải thay đổi trị liệu bà hay không. Nếu bịnh nhân thấy thuốc không hiệu nghiệm như ý muốn, cần hỏi bs, không được tự mình đổi qua một thứ thuốc khác, nhất là khi bịnh nhân đang có thể bị bịnh ở gan.
(Để nghe toàn bộ phần câu hỏi của bà Lan và giải đáp của bác sĩ, xin bấm vào nút play hình tam giác ở dưới).
Your browser doesn’t support HTML5
Bịnh nhân thấy mình vàng da có thể do nhiều lý do khác nhau:
1) có thể do da vàng (jaundice) thật, thường do chất bilirubin (hoàng đản) trong máu lên quá cao
(a) do các ống mật bị nghẽn , làm mật bị ứ trong gan không thải ra trong mật được (cholestasis)
(b)các tế bào gan bị viêm (hepatitis)
(c) vỡ hồng cầu (huyết tán, hemolysis) làm sản xuất quá nhiều bilirubin
2) bịnh nhân có cảm tưởng da bị vàng, có thể vì nước da anh xao, hay ăn nhiều trái cây, cà rốt có chất carotene làm da vàng (nhất là ở trẻ em)
Sau đây, tôi xin đi vào một số chi tiết có thể giúp những thính giả đang dùng thuốc chống trầm cảm ý thức về những biến chứng có thể xảy ra lúc mình dùng thuốc. Mặc dù bác sĩ có thể đã cảnh báo về những biến chứng có thể xảy ra, đa số bịnh nhân không chú tâm theo dõi những hướng dẫn của bác sĩ. Hơn nữa một số hiện tượng như viêm gan (hepatitis), chứng ứ mật trong gan mà chúng ta bàn ở đây hiếm xảy ra, và chỉ được báo cáo trong y văn gần đây thôi. Chúng ta bàn về chứng bịnh viêm gan, ứ mật trong gan do thuốc chống trầm cảm (antidepressant induced cholestasis) không có nghĩa là thính giả đang bàn ở đây mắc bịnh đó. Đây chỉ là một cuộc nói chuyện có tính cách tổng quát ngoài lề thôi.
Thuốc trị trầm cảm chủ yếu tác dụng tăng mức các chất dẫn truyền thần kinh [neurotransmitters] trong não bộ. Norepinephrine và serotonin là 2 chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) được tiết ra trong khớp thần kinh (synapse), tạo liên lạc , đưa tín hiệu từ tế bào thần kinh này qua tế bào thần kinh kế tiếp.
Thuốc trị trầm cảm thế hệ thứ nhất làm tăng chất norepinephrine trong các khớp thần kinh (synapses). Ví dụ:
- Loại tricyclic antidepressant [thuốc chống trầm cảm 3 vòng], như amitriptylin [“Elavil”],
- Thuốc ức chế enzym MAO (MAO inhibitors).Người uống thuốc ức chế enzym MAO phải tránh ăn một số thức ăn có chất tyramine, có thể làm áp huyết lên cao nguy hiểm(ví dụ: một số matured fromage, rượu bia, rượu cũ,trái cây chín lên men, thịt xúc xích [fermented sausage]; nước mắm có tyramine nhưng chỉ là gia vi nên thường ăn ít thôi)
Hiện nay, các thuốc trị trầm cảm mới (thế hệ thứ hai, second generation antidepressants), tuy không hiệu nghiệm hơn, được ưa chuộng hơn và rất thịnh hành. Thuốc ít phản ứng phụ hơn các thuốc trị trầm cảm thế hệ trước, nhất là ít tác động lên tim mạch và bịnh nhân khó chết vì thuốc hơn nhiều nếu chẳng may hoặc cố tình uống quá liều.Tuy nhiên, cũng nên nhắc ở đây là FDA cảnh báo các bác sĩ cần chú ý đến hiện tượng gia tăng tự sát ở các trẻ em, thanh thiếu niên dùng thuốc chống trầm cảm, nhất là cần theo dõi chặc chẻ bịnh nhân trong tháng đầu tiên.
Những thuốc này được gọi là SSRI (Selective Serotonin Reuptake Inhibitors, “thuốc ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin.) Serotonin là một chất truyền dẫn thần kinh (neurotransmitter) được tiết ra trong khớp thần kinh (synapse). Thuốc loại SSRI ngăn chặn không cho serotonin bị thu hồi trở ngược lại vào tế bào thần kinh phía trước (presynaptic cell), do đó tăng serotonin ở khe khớp thần kinh (synaptic cleft). Những thuốc thường gặp là fluoxetin (Prozac, Sarafem), sertralin (Zoloft), paroxetin (Paxil), fluvoxamin (Luvox).
Biến chứng gan:
Đa số các thuốc chống trẩm cảm đều không ít thì nhiều tuỳ thuộc vào chức năng gan (liver function). Nếu gan yếu, có thể ảnh hưởng đến khả năng gan biến dưỡng (chế biến) các thuốc đó, làm cho mức thuốc trong máu người bịnh có thể cao hơn mức mà bs dự tính lúc áp dụng liều thông thường. Ngoài ra, thuốc cũng có thể gây tổn thương cho gan, như gây viêm gan, làm chết một số tế bào gan (liver cell necrosis) và nghẽn các ống dẫn mật là ứ mật trong gan (cholestasis).
Nói tóm lại,nếu bịnh nhân vàng da, đây có thể là dấu hiệu gan bị tổn thương, có thể liên hệ đến thuốc chống trầm cảm bịnh nhân đang dùng. Cần đi khám bs gia đình hay bs chuyên khoa tâm thần của mình gấp để bs có biện pháp đối phó nếu cần.
Chúc bịnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
--------------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.