Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Thính giả Nguyễn Thị Chương ở Quảng Nam email đến câu hỏi như sau:
“Kính thưa bác sĩ,
Tôi tên Nguyễn Thị Chương ở Quảng Nam, Việt Nam. Tôi bị sỏi mật 12mm đã hơn 10 năm, uống thuốc tây, thuốc nam liên tục nhưng không thấy khỏi. Xin Bác sĩ cho biết có thuốc nào chữa bệnh sỏi mật, xin chỉ dẫn cách chữa trị.
Xin cảm ơn Bác sĩ”
Chúng tôi đã chuyển thư email này cho Bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của Bác sĩ Hiền:
Sạn túi mật (biliary stones, cholelithiasis).
Túi mật (gallbladder) là một túi nhỏ nằm dưới gan, tích trữ mật do gan sản xuất và cô đọng mật trước khi mật được bơm vào ruột qua ống dẫn mật chung (common bile duct) nối liền với ống tuỵ tạng (pancreatic duct) và cùng đi vào đầu ruột non (duodenum, thập nhị chỉ tràng) ở Ampulla of Vater. Ruột cần mật để tiêu hoá những chất mỡ trong thức ăn, sau khi thức ăn đã được xử lý trong dạ dày và đẩy xuống ruột non. Nhờ mật mà các hạt mỡ trong thức ăn được chế biến thành những hạt bụi mỡ li ti gọi là micelles, do đó men lipase tuỵ tạng (pancreatic lipase) mới tiêu hoá mỡ được trước khi mỡ được hấp thụ vào máu. Kích thước: chừng 4cmx8cm, to hơn lúc bụng đói vì còn đầy mật, nhỏ hơn lúc đã ăn no vì mật đã được bóp ra vào ruột. Túi mật có sạn to hơn túi mật thường.
Sạn có thể thành hình trong túi mật, phần đông là do chất cholesterol tạo nên, có thể do những chất màu mật (biliary pigments, vd bilirubin), cũng như chất khoáng (calcium).Tuổi càng cao thì càng dễ bị sạn túi mật (người già có thể 50% là có sạn mật). Người mập, phái nữ (nhiều gấp đôi gấp ba phái nam), đàn bà từng có bầu nhiều lần là những nhóm dễ bị sạn mật hơn. Ngoài ra di truyền, nếp sống, cách ăn uống theo tây phương (Western diet), uống rượu nhiều, ký sinh trùng gan (Á châu bị nhiều sán gan/liver flukes), những bệnh khác (ví dụ máu bị bệnh huyết tán/hemolysis) cũng như thuốc men mình dùng (ví dụ thuốc ức chế bơm proton chữa bệnh đau bao tử ) có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc sạn túi mật. Sạn mật một năm to thêm chừng 1mm, và mất 5-20 năm mới gây ra triệu chứng. Sạn có thể nhỏ như hạt cát, và có thể lớn bằng trái banh golf. Có thể chừng 10% người lớn mắc sạn túi mật, nhưng trong 50 người có sạn chỉ 10 người có triệu chứng (20% are symptomatic).
Triệu chứng:
Thường nhất là đau gọi là "biliary colic" (cơn đau bụng do mật).
Định bệnh: Chủ yếu bằng siêu âm.
Điều trị: Mỗi năm chừng 2% sạn sinh ra triệu chứng. Người tiểu đường(diabetes), nếu có sạn túi mật, dù không có triệu chứng, các bác sĩ cũng khuyên nên cắt bỏ túi mật. Ở người bình thường, nếu không có triệu chứng thì không cần mổ.Nếu sạn sinh ra triệu chứng hay biến chứng, thường giải pháp tốt nhất là giải phẫu cắt bỏ túi mật (cholecystectomy). Nói chung, thiếu túi mật không ảnh hưởng đến tiêu hoá của bệnh nhân. Giải phẫu nội soi (laparoscopic cholecystectomy) làm bệnh nhân phục hồi nhanh hơn, vết mổ đẹp hơn mà kết quả vẫn tốt như phẫu thuật mổ bụng ra.
Nếu bệnh nhân không đủ sức để chịu mổ, hoặc không muốn mổ, bác sĩ có thể dùng thuốc là những acid mật (bile acids) uống trong nhiều tháng để làm tan những sạn bằng cholesterol ((đa số sạn mật do cholesterol tạo nên), với điều kiện sạn không làm tắc nghẽn ống mật (trường hợp này cần giải toả tắc nghẽn). Vd:Thuốc ursodiol (ursodeoxycholic acid) có khả năng làm giảm cholesterol tiết trong mật do đó sạn cholesterol tan từ từ. 80% sạn nhỏ dưới 5mm có thể tan trong sáu tháng. Sạn lớn hơn, ví dụ 1cm, sau hai năm uống thuốc chỉ có kết quả tan sạn trong 40% trường hợp, thêm vào đó sau 5 năm hết 50% bệnh sạn tái lại (theo The Merck Manual).
Về tác dụng của thuốc dân tộc vị thính giả dùng tôi không thể có ý kiến được vì không biết là thuốc gì. Ngoài ra, như đã nói ở trên, nếu không có triệu chứng (ăn khó tiêu không được xem là một triệu chứng sạn mật) thì có thể không cần chữa, nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn.
Chúc thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
----------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Thính giả Nguyễn Thị Chương ở Quảng Nam email đến câu hỏi như sau:
“Kính thưa bác sĩ,
Tôi tên Nguyễn Thị Chương ở Quảng Nam, Việt Nam. Tôi bị sỏi mật 12mm đã hơn 10 năm, uống thuốc tây, thuốc nam liên tục nhưng không thấy khỏi. Xin Bác sĩ cho biết có thuốc nào chữa bệnh sỏi mật, xin chỉ dẫn cách chữa trị.
Xin cảm ơn Bác sĩ”
Chúng tôi đã chuyển thư email này cho Bác sĩ Hồ văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của Bác sĩ Hiền:
Your browser doesn’t support HTML5
Sạn túi mật (biliary stones, cholelithiasis).
Túi mật (gallbladder) là một túi nhỏ nằm dưới gan, tích trữ mật do gan sản xuất và cô đọng mật trước khi mật được bơm vào ruột qua ống dẫn mật chung (common bile duct) nối liền với ống tuỵ tạng (pancreatic duct) và cùng đi vào đầu ruột non (duodenum, thập nhị chỉ tràng) ở Ampulla of Vater. Ruột cần mật để tiêu hoá những chất mỡ trong thức ăn, sau khi thức ăn đã được xử lý trong dạ dày và đẩy xuống ruột non. Nhờ mật mà các hạt mỡ trong thức ăn được chế biến thành những hạt bụi mỡ li ti gọi là micelles, do đó men lipase tuỵ tạng (pancreatic lipase) mới tiêu hoá mỡ được trước khi mỡ được hấp thụ vào máu. Kích thước: chừng 4cmx8cm, to hơn lúc bụng đói vì còn đầy mật, nhỏ hơn lúc đã ăn no vì mật đã được bóp ra vào ruột. Túi mật có sạn to hơn túi mật thường.
Sạn có thể thành hình trong túi mật, phần đông là do chất cholesterol tạo nên, có thể do những chất màu mật (biliary pigments, vd bilirubin), cũng như chất khoáng (calcium).Tuổi càng cao thì càng dễ bị sạn túi mật (người già có thể 50% là có sạn mật). Người mập, phái nữ (nhiều gấp đôi gấp ba phái nam), đàn bà từng có bầu nhiều lần là những nhóm dễ bị sạn mật hơn. Ngoài ra di truyền, nếp sống, cách ăn uống theo tây phương (Western diet), uống rượu nhiều, ký sinh trùng gan (Á châu bị nhiều sán gan/liver flukes), những bệnh khác (ví dụ máu bị bệnh huyết tán/hemolysis) cũng như thuốc men mình dùng (ví dụ thuốc ức chế bơm proton chữa bệnh đau bao tử ) có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc sạn túi mật. Sạn mật một năm to thêm chừng 1mm, và mất 5-20 năm mới gây ra triệu chứng. Sạn có thể nhỏ như hạt cát, và có thể lớn bằng trái banh golf. Có thể chừng 10% người lớn mắc sạn túi mật, nhưng trong 50 người có sạn chỉ 10 người có triệu chứng (20% are symptomatic).
Triệu chứng:
Thường nhất là đau gọi là "biliary colic" (cơn đau bụng do mật).
- Đau sau khi ăn (do hiện diện của thức ăn trong ruột non kích thích ruột tiết ra chất cholecystokinin làm co bóp túi mật, đồng thời làm tuỵ tạng tiết các chất enzymes vào ruột non).
- Bệnh nhân đau bụng bên tay phải, ngay dưới lồng ngực (right upper quadrant),cơn đau tăng lên dữ dội trong vòng 15-60 phút, đau kéo dài 1-6 tiếng, xong giảm xuống trong vòng 30-90 phút, sau đó chỉ còn ê ẩm mà thôi.
- Tuy nhiên có thể đau lan ra sau lưng, lan xuống cánh tay, đau bụng chỗ khác, nhất là ở người già, người bệnh tiểu đường.
- Trong bệnh này, sạn đi từ túi mật xuống, bít ống dẫn mật (cystic duct obstruction) hoặc ống dẫn dẫn chất tiết từ tuỵ tạng (pancreatic duct obstruction), làm ứ mật trong túi mật và chất tiết trong tuỵ tạng, có thể gây viêm túi mật, viêm ống dẫn mật và viêm tuỳ tạng (cholecystitis, cholangitis, pancreatitis), có thể đem đến nhiễm trùng.
- Biến chứng của sạn thận hiếm nhưng có thể xảy ra là ung thư túi mật, và do hiếm khi sạn thận chạy lọt vào ruột làm tắc ruột, ói mửa, bón (gallstone ileus).
Định bệnh: Chủ yếu bằng siêu âm.
Điều trị: Mỗi năm chừng 2% sạn sinh ra triệu chứng. Người tiểu đường(diabetes), nếu có sạn túi mật, dù không có triệu chứng, các bác sĩ cũng khuyên nên cắt bỏ túi mật. Ở người bình thường, nếu không có triệu chứng thì không cần mổ.Nếu sạn sinh ra triệu chứng hay biến chứng, thường giải pháp tốt nhất là giải phẫu cắt bỏ túi mật (cholecystectomy). Nói chung, thiếu túi mật không ảnh hưởng đến tiêu hoá của bệnh nhân. Giải phẫu nội soi (laparoscopic cholecystectomy) làm bệnh nhân phục hồi nhanh hơn, vết mổ đẹp hơn mà kết quả vẫn tốt như phẫu thuật mổ bụng ra.
Nếu bệnh nhân không đủ sức để chịu mổ, hoặc không muốn mổ, bác sĩ có thể dùng thuốc là những acid mật (bile acids) uống trong nhiều tháng để làm tan những sạn bằng cholesterol ((đa số sạn mật do cholesterol tạo nên), với điều kiện sạn không làm tắc nghẽn ống mật (trường hợp này cần giải toả tắc nghẽn). Vd:Thuốc ursodiol (ursodeoxycholic acid) có khả năng làm giảm cholesterol tiết trong mật do đó sạn cholesterol tan từ từ. 80% sạn nhỏ dưới 5mm có thể tan trong sáu tháng. Sạn lớn hơn, ví dụ 1cm, sau hai năm uống thuốc chỉ có kết quả tan sạn trong 40% trường hợp, thêm vào đó sau 5 năm hết 50% bệnh sạn tái lại (theo The Merck Manual).
Về tác dụng của thuốc dân tộc vị thính giả dùng tôi không thể có ý kiến được vì không biết là thuốc gì. Ngoài ra, như đã nói ở trên, nếu không có triệu chứng (ăn khó tiêu không được xem là một triệu chứng sạn mật) thì có thể không cần chữa, nên hỏi bác sĩ chuyên khoa để biết rõ hơn.
Chúc thính giả may mắn.
Bác sĩ Hồ văn Hiền
----------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.