Trong chương trình hỏi đáp y học kỳ này, Bác Sĩ Hồ Văn Hiền trả lời thắc mắc của bà Huỳnh Thân, ở Pháp, về Ung thư tế bào lâm ba (lymphocytes).
Chuyên gia phụ trách giải đáp thắc mắc y học kỳ này là Bác sĩ Hồ Văn Hiền, chuyên khoa nhi và y khoa tổng quát, có phòng mạch và đang làm việc cho các bệnh viện ở Bắc Virginia.
Bà Huỳnh Thân, ở Pháp, có thắc mắc như sau:
"Xin kính chào bác sĩ! Bệnh nhân năm nay 44 tuổi, bị bệnh lymphoma, ung thư hạch. Theo bác sĩ chẩn đoán là ở giai đoạn 3,4 gì đó. Xin bác sĩ tư vấn là có bắt buộc phải làm chemotherapy hay không và có hại gì đến gan không? Vì bệnh nhân bị viêm gan B Hepatitis B cũng khá nặng. Ngoài chemotherapy và các điều trị như vậy, thì chị em ruột có thể ghép tủy sống để giúp bệnh nhân không? Tôi cũng có đến gặp bác sĩ gia đình để trình bày về việc em tôi bị như vậy, thì bác sĩ nói sẵn lòng giới thiệu tôi lên nhà thương lấy tủy sống để phân tích bạch huyết cầu và sang Mỹ để giúp em ghép tủy sống hoặc có thể đưa người em sang đây. Tôi không biết hiện giờ ở Los Angeles là phải đi gặp những bác sĩ nào? Thưa bác sĩ, tôi cũng muốn hỏi thêm là dùng linh chi hoặc những loại sâm có thể giúp thuyên giảm bệnh không ạ? Còn điều nữa là trong cuộc sống, có phải kiêng cữ gì không, có phải kiêng thịt hay đồ ăn gì không ạ?"
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Lymphoma - Ung thư tế bào lâm ba (lymphocytes)
Trước tiên tôi xin nói là tôi không đóng vai trò tư vấn ở đây. Chúng ta chỉ cùng nhau tìm hiểu môt số tin tức liên hệ đến câu hỏi của thính giả và cùng học hỏi để có thể hiểu một số điểm căn bản về bệnh, từ đó cộng tác tốt hơn với bác sĩ của mình hoặc bác sĩ của người thân.
1) Hệ lâm ba là gì (lymphatic system):
Trong cơ thể chúng ta, có hệ tuần hoàn nhờ tim là một cái máy bơm đem máu đi đến các bộ phận rồi đem về tim, gồm một hệ thống ống mà chúng ta dễ thấy như các tĩnh mạch màu xanh dưới da, dễ sờ như những động mạch nhảy liên hồi, mà bs bắt mạch để theo dõi tim.
Có một hệ thống drainage thứ hai, không đóng kín như hệ tuần hoàn máu, mà là một hệ thống mở. Trong các bộ phận cơ thể, nếu có dư thừa nước ở một nơi nào đó, nước sẽ theo ngưng kênh gọi là lymph vessels, (kênh lâm ba, lympho), rồi gom góp thành những kênh lớn hơn đổ vào ống ngực ( thoracic duct) rồi đi vào một tĩnh mạch lớn bên vai trái (left brachiocephalic vein). Trong kênh đó, dịch màu trắng chứa những tế bào bạch cầu (bạch=màu trắng) gọi là tế bào lâm ba (hay tế bào “lympho”=lymphatic cells), mà hai nhóm quan trọng cho hệ miễn nhiễm là tế bào T và tế bào B [T cells and B cells]).Hai loại tế bào này thanh toán những vi khuẩn tấn công cơ thể (T cell) hoặc sản xuất những kháng thể [antibodies] chống lại chúng (B cell).
Trên hệ thống các kênh đó còn có những hạch (lymph nodes) là những nơi tích tụ tế bào lympho gọi là những hạch lympho, có nhiều ở cổ, nách, ngực, bụng, háng. Nếu có u bướu trong bụng, dấu hiệu đầu tiên có thể là một khối u do hạch sưng lên (Vỉchow's node) sờ được trên vai trái, gần cổ. Lúc chúng ta bị nhiễm trùng họng chẳng hạn, hạch dưới cổ sẽ sưng to lên, nếu nhiễm trùng vùng bộ phận sinh dục thì hạch ở háng có thể sưng to lên, vì tế bào lympho được huy động để chống "xâm lăng " ở vùng đó.
Ngoài ra có những trung tâm phòng thủ khác ở họng (tonsils=hạch ami đan), lá lách (spleen,[Pháp: rate] trong bụng) và thymus trong ngực.
2) Lymphoma là ung thư của tế bào hệ lympho. [Thường gọi là Non Hodgkin’s Lymphoma (NHL) để phân biệt với một loại ung thư bạch cầu khác là bệnh Hodgkin’s disease (bệnh Hodgkin ít gặp hơn, có thể xảy ra ở người trẻ hơn, 20-30 t, trên 55 tuổi); đa số bệnh nhân NHL thường trên 60 tuổi; phải xét nghiệm tế bào mới phân biệt được]. Do chúng ta vừa giải thích, hệ lympho đi khắp mọi nơi, cho nên trong bệnh lymphoma, triệu chứng có thể phát ra, có thể xuất hiện từ nhiều nơi trong cơ thể. Các tế bào lympho bất bình thường, sinh sản quá nhiều làm các hạch và các bộ phận lympho sưng to lên.
Triệu chứng:
1 sưng hạch ở cổ, nách, háng mà không thấy đau
2 mệt mỏi, xuống cân
3 mồ hôi trộm ban đêm (night sweat)
4 ho, đau ngực
5 đau bụng, đầy bụng, sưng bụng
6 ngứa da
Định bệnh:
Thường do sinh thiết (biopsy) của các hạch sưng, nếu cần sinh thiết tuỷ xương (bone marrow biopsy), sau khi bs loại bỏ các khả năng thông thường hơn có thể gây sưng hạch lympho, nhất là do bệnh nhiễm vi trùng. Ngoài ra có thể dùng quang tuyến, CT, MRI, Pet scan để phân loại, nghĩa là xem tế bào ung thư chỉ giới hạn vào một hạch, bộ phận hay đã lan qua nhiều vùng, di căn qua các bộ phận khác, từ đó chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Ở Stage 3: ung thư hiện diện trên và dưới hoành cách mô (diaphragm), phía trên là lồng ngực, phía dưới là xoang bụng và có thể đã lan qua một bộ phận kế cận.
Trị liệu:
Thính giả hỏi rằng lymphoma stage 3 có cần dùng chemotherapy không, tôi không thể trả lời được vì do bác sĩ chuyên môn quyết định tuỳ trường hợp cá biệt từng bệnh nhân.
Nói chung, trường hợp nặng bs có thể dùng những phương pháp sau:
a) Chemotherapy (Hoá trị liệu pháp): thuốc chích hoặc uống tiêu diệt tế bào ung thư
b) Chemotherapy cộng với monoclonal antibody therapy: dùng những kháng thể bám vào các tế bào B cell, để hệ miễn nhiễm chúng ta dễ tấn công và tiêu diệt các tế bào này hơn (tế bào B cell ung thư hay lành mạnh đều bị tấn công, sau đó được thay thế bằng tế bào B mới) (vd Rituximab/"Rituxan")
c) Chemotherapy+monoclonal antibody therapy+radiation therapy
Radiation therapy: dùng các tia có năng lượng cao (vd tia X) phá huỷ tế bào ung thư
d) Trong một số bệnh khó trị, có thể áp dụng ghép tế bào gốc (stem cell)
1) người ta để dành tế bào gốc (tế bào còn non nớt, chưa phân hoá ;stem cells) của bệnh nhân (đông lạnh),
2) sau đó dùng chemotherapy liều cao để phá huỷ các tế bào B cells của bệnh nhân,
3) sau đó chích stem cell của bệnh nhân [đã được để dành] lại vào cơ thể bệnh nhân để tái lập lại B cells mới,
4) Thay vì dùng stem cells của bệnh nhân, có thể người ta dùng stem cell của bà con, anh chị em để gây dòng tế bào mới cho bệnh nhân.
Theo một nghiên cứu ở Nam Hàn năm 2010, người ta thấy có sự liên hệ (nhỏ) giữa NHL và bệnh viêm gan B, có nghĩa là người bị viêm gan B dễ mắc lymphoma hơn người không bị viêm gan B.
Về trị liệu, người nhiễm siêu vi viêm gan B có những vấn đề về gan, làm chemotherapy có thể gặp khó khăn và dễ gây biến chứng hơn do bệnh gan bộc phát trở lại; bs cần xét đến việc dùng thuốc chống siêu vi để ngăn ngừa bệnh nhiễm virus này bộc phát.
(Engels EA, Cho ER, Jee SH. Hepatitis B virus infection and risk of non-Hodgkin lymphoma in South Korea: a cohort study. The Lancet Oncology [early online publication]. August 4, 2010).
Mặc dù một số quảng cáo trên internet nấm linh chi (reishi) và các loại nấm khác có tác dụng như corticoid, aspirin, giảm choleaterol hay dùng để trị một số ung thư, theo những tài liệu tôi đọc được FDA không chấp nhận giá trị trị liệu của các dược thảo trên và không cho phép dùng như là thuốc men chữa bệnh.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 9 tháng 10 năm 2012
-------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.
Bà Huỳnh Thân, ở Pháp, có thắc mắc như sau:
"Xin kính chào bác sĩ! Bệnh nhân năm nay 44 tuổi, bị bệnh lymphoma, ung thư hạch. Theo bác sĩ chẩn đoán là ở giai đoạn 3,4 gì đó. Xin bác sĩ tư vấn là có bắt buộc phải làm chemotherapy hay không và có hại gì đến gan không? Vì bệnh nhân bị viêm gan B Hepatitis B cũng khá nặng. Ngoài chemotherapy và các điều trị như vậy, thì chị em ruột có thể ghép tủy sống để giúp bệnh nhân không? Tôi cũng có đến gặp bác sĩ gia đình để trình bày về việc em tôi bị như vậy, thì bác sĩ nói sẵn lòng giới thiệu tôi lên nhà thương lấy tủy sống để phân tích bạch huyết cầu và sang Mỹ để giúp em ghép tủy sống hoặc có thể đưa người em sang đây. Tôi không biết hiện giờ ở Los Angeles là phải đi gặp những bác sĩ nào? Thưa bác sĩ, tôi cũng muốn hỏi thêm là dùng linh chi hoặc những loại sâm có thể giúp thuyên giảm bệnh không ạ? Còn điều nữa là trong cuộc sống, có phải kiêng cữ gì không, có phải kiêng thịt hay đồ ăn gì không ạ?"
Chúng tôi đã chuyển thắc mắc cho bác sĩ Hồ Văn Hiền, và sau đây là phần giải đáp của bác sĩ Hiền:
Lymphoma - Ung thư tế bào lâm ba (lymphocytes)
Your browser doesn’t support HTML5
Trước tiên tôi xin nói là tôi không đóng vai trò tư vấn ở đây. Chúng ta chỉ cùng nhau tìm hiểu môt số tin tức liên hệ đến câu hỏi của thính giả và cùng học hỏi để có thể hiểu một số điểm căn bản về bệnh, từ đó cộng tác tốt hơn với bác sĩ của mình hoặc bác sĩ của người thân.
1) Hệ lâm ba là gì (lymphatic system):
Trong cơ thể chúng ta, có hệ tuần hoàn nhờ tim là một cái máy bơm đem máu đi đến các bộ phận rồi đem về tim, gồm một hệ thống ống mà chúng ta dễ thấy như các tĩnh mạch màu xanh dưới da, dễ sờ như những động mạch nhảy liên hồi, mà bs bắt mạch để theo dõi tim.
Có một hệ thống drainage thứ hai, không đóng kín như hệ tuần hoàn máu, mà là một hệ thống mở. Trong các bộ phận cơ thể, nếu có dư thừa nước ở một nơi nào đó, nước sẽ theo ngưng kênh gọi là lymph vessels, (kênh lâm ba, lympho), rồi gom góp thành những kênh lớn hơn đổ vào ống ngực ( thoracic duct) rồi đi vào một tĩnh mạch lớn bên vai trái (left brachiocephalic vein). Trong kênh đó, dịch màu trắng chứa những tế bào bạch cầu (bạch=màu trắng) gọi là tế bào lâm ba (hay tế bào “lympho”=lymphatic cells), mà hai nhóm quan trọng cho hệ miễn nhiễm là tế bào T và tế bào B [T cells and B cells]).Hai loại tế bào này thanh toán những vi khuẩn tấn công cơ thể (T cell) hoặc sản xuất những kháng thể [antibodies] chống lại chúng (B cell).
Trên hệ thống các kênh đó còn có những hạch (lymph nodes) là những nơi tích tụ tế bào lympho gọi là những hạch lympho, có nhiều ở cổ, nách, ngực, bụng, háng. Nếu có u bướu trong bụng, dấu hiệu đầu tiên có thể là một khối u do hạch sưng lên (Vỉchow's node) sờ được trên vai trái, gần cổ. Lúc chúng ta bị nhiễm trùng họng chẳng hạn, hạch dưới cổ sẽ sưng to lên, nếu nhiễm trùng vùng bộ phận sinh dục thì hạch ở háng có thể sưng to lên, vì tế bào lympho được huy động để chống "xâm lăng " ở vùng đó.
Ngoài ra có những trung tâm phòng thủ khác ở họng (tonsils=hạch ami đan), lá lách (spleen,[Pháp: rate] trong bụng) và thymus trong ngực.
2) Lymphoma là ung thư của tế bào hệ lympho. [Thường gọi là Non Hodgkin’s Lymphoma (NHL) để phân biệt với một loại ung thư bạch cầu khác là bệnh Hodgkin’s disease (bệnh Hodgkin ít gặp hơn, có thể xảy ra ở người trẻ hơn, 20-30 t, trên 55 tuổi); đa số bệnh nhân NHL thường trên 60 tuổi; phải xét nghiệm tế bào mới phân biệt được]. Do chúng ta vừa giải thích, hệ lympho đi khắp mọi nơi, cho nên trong bệnh lymphoma, triệu chứng có thể phát ra, có thể xuất hiện từ nhiều nơi trong cơ thể. Các tế bào lympho bất bình thường, sinh sản quá nhiều làm các hạch và các bộ phận lympho sưng to lên.
Triệu chứng:
1 sưng hạch ở cổ, nách, háng mà không thấy đau
2 mệt mỏi, xuống cân
3 mồ hôi trộm ban đêm (night sweat)
4 ho, đau ngực
5 đau bụng, đầy bụng, sưng bụng
6 ngứa da
Định bệnh:
Thường do sinh thiết (biopsy) của các hạch sưng, nếu cần sinh thiết tuỷ xương (bone marrow biopsy), sau khi bs loại bỏ các khả năng thông thường hơn có thể gây sưng hạch lympho, nhất là do bệnh nhiễm vi trùng. Ngoài ra có thể dùng quang tuyến, CT, MRI, Pet scan để phân loại, nghĩa là xem tế bào ung thư chỉ giới hạn vào một hạch, bộ phận hay đã lan qua nhiều vùng, di căn qua các bộ phận khác, từ đó chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Ở Stage 3: ung thư hiện diện trên và dưới hoành cách mô (diaphragm), phía trên là lồng ngực, phía dưới là xoang bụng và có thể đã lan qua một bộ phận kế cận.
Trị liệu:
Thính giả hỏi rằng lymphoma stage 3 có cần dùng chemotherapy không, tôi không thể trả lời được vì do bác sĩ chuyên môn quyết định tuỳ trường hợp cá biệt từng bệnh nhân.
Nói chung, trường hợp nặng bs có thể dùng những phương pháp sau:
a) Chemotherapy (Hoá trị liệu pháp): thuốc chích hoặc uống tiêu diệt tế bào ung thư
b) Chemotherapy cộng với monoclonal antibody therapy: dùng những kháng thể bám vào các tế bào B cell, để hệ miễn nhiễm chúng ta dễ tấn công và tiêu diệt các tế bào này hơn (tế bào B cell ung thư hay lành mạnh đều bị tấn công, sau đó được thay thế bằng tế bào B mới) (vd Rituximab/"Rituxan")
c) Chemotherapy+monoclonal antibody therapy+radiation therapy
Radiation therapy: dùng các tia có năng lượng cao (vd tia X) phá huỷ tế bào ung thư
d) Trong một số bệnh khó trị, có thể áp dụng ghép tế bào gốc (stem cell)
1) người ta để dành tế bào gốc (tế bào còn non nớt, chưa phân hoá ;stem cells) của bệnh nhân (đông lạnh),
2) sau đó dùng chemotherapy liều cao để phá huỷ các tế bào B cells của bệnh nhân,
3) sau đó chích stem cell của bệnh nhân [đã được để dành] lại vào cơ thể bệnh nhân để tái lập lại B cells mới,
4) Thay vì dùng stem cells của bệnh nhân, có thể người ta dùng stem cell của bà con, anh chị em để gây dòng tế bào mới cho bệnh nhân.
Theo một nghiên cứu ở Nam Hàn năm 2010, người ta thấy có sự liên hệ (nhỏ) giữa NHL và bệnh viêm gan B, có nghĩa là người bị viêm gan B dễ mắc lymphoma hơn người không bị viêm gan B.
Về trị liệu, người nhiễm siêu vi viêm gan B có những vấn đề về gan, làm chemotherapy có thể gặp khó khăn và dễ gây biến chứng hơn do bệnh gan bộc phát trở lại; bs cần xét đến việc dùng thuốc chống siêu vi để ngăn ngừa bệnh nhiễm virus này bộc phát.
(Engels EA, Cho ER, Jee SH. Hepatitis B virus infection and risk of non-Hodgkin lymphoma in South Korea: a cohort study. The Lancet Oncology [early online publication]. August 4, 2010).
Mặc dù một số quảng cáo trên internet nấm linh chi (reishi) và các loại nấm khác có tác dụng như corticoid, aspirin, giảm choleaterol hay dùng để trị một số ung thư, theo những tài liệu tôi đọc được FDA không chấp nhận giá trị trị liệu của các dược thảo trên và không cho phép dùng như là thuốc men chữa bệnh.
Chúc bệnh nhân may mắn.
Bác sĩ Hồ Văn Hiền
Ngày 9 tháng 10 năm 2012
-------------------------------------------
Cảm ơn bác sĩ Hồ Văn Hiền. Chúng tôi cũng xin cảm ơn thính giả đã tham gia chương trình Hỏi Đáp Y Học này.
Quý vị có thể nghe lại các bài giải đáp trên mạng Internet ở địa chỉ voatiengviet.com, bấm vào mục Hỏi Đáp Y Học trong phần chuyên mục. Các bài giải đáp y học khác cũng được lưu trữ trong phần này.
Chúng tôi vẫn dành đường dây điện thoại miễn phí để tiếp nhận các thắc mắc khác của quý thính giả về sức khỏe và y học thường thức. Số điện thoại miễn phí dành cho mục Hỏi Đáp Y học là 202-205-7890, ngày giờ nhận câu hỏi là thứ ba và thứ năm mỗi tuần, từ 8 giờ 30 đến 9 giờ 30 tối, giờ Việt Nam. Quý vị cũng có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi qua điện thư ở địa chỉ Vietnamese@voanews.com.