Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã bác bỏ một đề nghị nhằm hoãn lại các phiên xử các nhà lãnh đạo hàng đầu của Kenya tại Tòa án Hình sự Quốc tế.
Một dự thảo nghị quyết nhằm hoãn lại trong 12 tháng các phiên xử Tổng thống Uhuru Kenyatta và Phó Tổng thống William Ruto đã bị bác bỏ trong cuộc biểu quyết hôm thứ sáu. Bảy nước trong Hội đồng Bảo an gồm 15 hội viên đã bỏ phiếu tán đồng trong lúc 8 nước còn lại bỏ phiếu trắng.
Để được thông qua, nghị quyết do Phi châu đề nghị này cần có ít nhất 9 phiếu thuận và không bị 5 nước hội viên thường trực phủ quyết.
Ông Kenyatta và ông Ruto bị truy tố về tội ác chống nhân loại vì bị cho là chủ mưu vụ bạo động hậu bầu cử trong năm 2007 và 2008, giết chết hơn 1.100 người. Cả hai bị cáo này đều phủ nhận các cáo giác.
Kenya đã vận động để Tòa án Hình sự Quốc tế đình hoãn hoặc hủy bỏ các vụ xử, với lý do là hai nhà lãnh đạo của họ cần có mặt trong nước để chiến đấu chống khủng bố. Một số các nhà lãnh đạo Phi châu cũng tố cáo Tòa án Hình sự Quốc tế có thiên kiến chống lại người Phi châu.
Những người ủng hộ vụ xử nói rằng nạn nhân của vụ bạo động hậu bầu cử đã chờ đợi quá lâu để có công lý.
Ba nước bảo trợ nghị quyết là Rwanda, Togo và Ma rốc đã bỏ phiếu tán đồng cùng với Nga, Trung Quốc, Azerbaijan và Pakistan. Hoa Kỳ, Anh và Pháp nằm trong số 8 nước bỏ phiếu trắng.
Một dự thảo nghị quyết nhằm hoãn lại trong 12 tháng các phiên xử Tổng thống Uhuru Kenyatta và Phó Tổng thống William Ruto đã bị bác bỏ trong cuộc biểu quyết hôm thứ sáu. Bảy nước trong Hội đồng Bảo an gồm 15 hội viên đã bỏ phiếu tán đồng trong lúc 8 nước còn lại bỏ phiếu trắng.
Để được thông qua, nghị quyết do Phi châu đề nghị này cần có ít nhất 9 phiếu thuận và không bị 5 nước hội viên thường trực phủ quyết.
Ông Kenyatta và ông Ruto bị truy tố về tội ác chống nhân loại vì bị cho là chủ mưu vụ bạo động hậu bầu cử trong năm 2007 và 2008, giết chết hơn 1.100 người. Cả hai bị cáo này đều phủ nhận các cáo giác.
Kenya đã vận động để Tòa án Hình sự Quốc tế đình hoãn hoặc hủy bỏ các vụ xử, với lý do là hai nhà lãnh đạo của họ cần có mặt trong nước để chiến đấu chống khủng bố. Một số các nhà lãnh đạo Phi châu cũng tố cáo Tòa án Hình sự Quốc tế có thiên kiến chống lại người Phi châu.
Những người ủng hộ vụ xử nói rằng nạn nhân của vụ bạo động hậu bầu cử đã chờ đợi quá lâu để có công lý.
Ba nước bảo trợ nghị quyết là Rwanda, Togo và Ma rốc đã bỏ phiếu tán đồng cùng với Nga, Trung Quốc, Azerbaijan và Pakistan. Hoa Kỳ, Anh và Pháp nằm trong số 8 nước bỏ phiếu trắng.