Phương cách châu Âu hỗ trợ các nước sau cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập là đề tài của hội nghị của tổ chức Những Nước Bạn của châu Âu tại Brussels. Tổ chức vô vị lợi này đã qui tụ nhiều đại diện tới dự hội nghị gọi là Thượng đỉnh.
Bà Shada Islam, người đứng đầu về chính sách của tổ chức Những Người Bạn của châu Âu nói châu Âu cần cắt đứt với quá khứ:
”Liên Hiệp châu Âu,(EU) quả thực đã từng cổ súy những chế độ rất tệ hại trong khu vực nhân danh ổn định. EU đã ủng hộ những chế độ độc tài, chuyện thực như thế nào thì chúng ta nói ra như vậy. Và hiện nay đang có những thay đổi diễn ra trong thế giới Ả Rập, việc xuất hiện của xã hội dân sự, những người trẻ, phụ nữ và cả những người Hồi giáo trong khu vực đều đòi hỏi EU nên thay đổi đường lối.”
Hội nghị Thượng đỉnh Brussels thu hút được rất nhiều diễn giả, kể cả người lãnh đạo Liên Hiệp Ai Cập vì Thay đổi, ông Mohamed El-Baradei, và ủy viên Mâu dịch EU, ông Karel De Gucht.
Hội nghị nhắm nêu rõ mối tương thuộc giữa châu Âu và thế giới Ả Rập. Bà Shada Islam nói châu Âu nên tìm cách tạo ra những liên hệ chặt chẽ hơn và khuyến khích ổn định tại các quốc gia Ả Rập bằng cách trước tiên hãy cung ứng hỗ trợ tài chánh, thứ hai là khích lệ mậu dịch. Theo bà vấn đề di dân cũng rất quan trọng. Bà nhận định:
“Điểm quan yếu thứ 3, theo tôi là hãy cởi mở trong vấn đề di dân. Hiện giờ châu Âu là một xã hội già nua, nói rõ hơn, châu Âu có một khiếm khuyết về dân số. Châu Âu cần thêm lao động chuyên lẫn không chuyên từ phương Nam.”
Bà Islam nói thêm một trong những trở ngại khiến khó tiến tới những liên hệ chặt chẽ hơn với các nước Ả Rập là vì châu Âu không tin tưởng những chính đảng Hồi giáo, theo bà đó là một định kiến cần phải thay đổi. Bà nói:
“Tại châu Âu, và trên 1 bình diện lớn tại châu Mỹ nữa, mọi người thường cho rằng Hồi giáo đồng nghĩa với cực đoan. Không phải như vậy, Hồi giáo không cực đoan. Chúng ta không thể trở thành đối tác với thế giới Ả Rập nếu chúng ta tiếp tục ôm ấp mối ngờ vực với thế giới Hôì giáo.”
Ông Nicolas Beger là giám đốc Văn phòng các Định chế châu Âu tại Brussels của tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên tiếng:
“EU đặc biệt có rất nhiều ảnh hưởng trong những nước đó, bởi họ có quan hệ mậu dịch rất mật thiết. Có rất nhiều tương tác chính trị, có Chính sách Láng Giềng châu Âu. Cho nên đây là 1 trong các khu vực nơi chúng tôi cho rằng quí vị có lực đẩy đáng kể.
Và chúng ta cần đảm bảo rằng trong tương lai châu Âu sẽ không lập lại những sai lầm của nhiều thập niên trước, khi mà chúng ta chỉ chăm chăm nghĩ tới lợi ích riêng mà chẳng bao giờ quan tâm tới tình hình nhân quyền cũng như tự do của người dân.”
Hội Nghị Thượng Đỉnh kéo dài 1 ngày hôm thứ Năm, mang tên ‘Châu Âu và Mùa Xuân Ả Rập: Đáp Ứng với Trật tự đang Đổi thay trong thế giới Ả Rập.’
Bà Shada Islam, người đứng đầu về chính sách của tổ chức Những Người Bạn của châu Âu nói châu Âu cần cắt đứt với quá khứ:
”Liên Hiệp châu Âu,(EU) quả thực đã từng cổ súy những chế độ rất tệ hại trong khu vực nhân danh ổn định. EU đã ủng hộ những chế độ độc tài, chuyện thực như thế nào thì chúng ta nói ra như vậy. Và hiện nay đang có những thay đổi diễn ra trong thế giới Ả Rập, việc xuất hiện của xã hội dân sự, những người trẻ, phụ nữ và cả những người Hồi giáo trong khu vực đều đòi hỏi EU nên thay đổi đường lối.”
Hội nghị Thượng đỉnh Brussels thu hút được rất nhiều diễn giả, kể cả người lãnh đạo Liên Hiệp Ai Cập vì Thay đổi, ông Mohamed El-Baradei, và ủy viên Mâu dịch EU, ông Karel De Gucht.
Hội nghị nhắm nêu rõ mối tương thuộc giữa châu Âu và thế giới Ả Rập. Bà Shada Islam nói châu Âu nên tìm cách tạo ra những liên hệ chặt chẽ hơn và khuyến khích ổn định tại các quốc gia Ả Rập bằng cách trước tiên hãy cung ứng hỗ trợ tài chánh, thứ hai là khích lệ mậu dịch. Theo bà vấn đề di dân cũng rất quan trọng. Bà nhận định:
“Điểm quan yếu thứ 3, theo tôi là hãy cởi mở trong vấn đề di dân. Hiện giờ châu Âu là một xã hội già nua, nói rõ hơn, châu Âu có một khiếm khuyết về dân số. Châu Âu cần thêm lao động chuyên lẫn không chuyên từ phương Nam.”
Bà Islam nói thêm một trong những trở ngại khiến khó tiến tới những liên hệ chặt chẽ hơn với các nước Ả Rập là vì châu Âu không tin tưởng những chính đảng Hồi giáo, theo bà đó là một định kiến cần phải thay đổi. Bà nói:
“Tại châu Âu, và trên 1 bình diện lớn tại châu Mỹ nữa, mọi người thường cho rằng Hồi giáo đồng nghĩa với cực đoan. Không phải như vậy, Hồi giáo không cực đoan. Chúng ta không thể trở thành đối tác với thế giới Ả Rập nếu chúng ta tiếp tục ôm ấp mối ngờ vực với thế giới Hôì giáo.”
Ông Nicolas Beger là giám đốc Văn phòng các Định chế châu Âu tại Brussels của tổ chức Ân Xá Quốc Tế lên tiếng:
“EU đặc biệt có rất nhiều ảnh hưởng trong những nước đó, bởi họ có quan hệ mậu dịch rất mật thiết. Có rất nhiều tương tác chính trị, có Chính sách Láng Giềng châu Âu. Cho nên đây là 1 trong các khu vực nơi chúng tôi cho rằng quí vị có lực đẩy đáng kể.
Và chúng ta cần đảm bảo rằng trong tương lai châu Âu sẽ không lập lại những sai lầm của nhiều thập niên trước, khi mà chúng ta chỉ chăm chăm nghĩ tới lợi ích riêng mà chẳng bao giờ quan tâm tới tình hình nhân quyền cũng như tự do của người dân.”
Hội Nghị Thượng Đỉnh kéo dài 1 ngày hôm thứ Năm, mang tên ‘Châu Âu và Mùa Xuân Ả Rập: Đáp Ứng với Trật tự đang Đổi thay trong thế giới Ả Rập.’