BANGKOK —
Hôm nay, các nhà lãnh đạo và các vị ngoại trưởng của Châu Á và Châu Âu bắt đầu các cuộc thương nghị ở thủ đô Vientiane của Lào trước khi diễn ra các cuộc đàm phán chính thức tập trung vào quan hệ kinh tế và chính trị giữa hai khu vực. Theo tường thuật của thông tín viên VOA Ron Corben từ Bangkok, sức mạnh của các nền kinh tế Châu Á là sự thuyết phục chính để các nhà lãnh đạo Âu Châu đối phó với các vấn đề kinh tế và tài chính của Châu Âu.
Cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo của trên 50 quốc gia Âu Á khai mạc hôm nay ở thủ đô Vientiane của Lào, chính thức thu nhận các thành viên mới là Bangladesh, Thuỵ Sĩ, và Na Uy vào Hội nghị Âu Á.
Khai mạc cuộc họp thượng đỉnh tại trung tâm hội nghị toàn quốc, Thủ tướng Lào Thonsing Thammavong loan báo việc thêm 3 quốc gia, đánh dâu sự bành trướng thêm của nhóm đã mở cuộc họp đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1996.
Các vị nguyên thủ Âu Á đến phó hội gồm các nhà lãnh đạo của Pháp, Italia và Nga, cũng như các chủ tịch Hội đồng Châu Âu và Uỷ hội Châu Âu. Từ Châu Á, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc, Thủ tướng Yoshihiko Noda của Nhật Bản có mặt nhưng theo dự trù sẽ không mở các cuộc họp riêng vì có cuộc tranh chấp về các hòn đảo trong vùng Biển Ðông Trung Quốc.
Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố Châu Âu thừa nhận “tầm quan trọng vĩ đại” của các quan hệ với Châu Á.
Ông Hague nói ông hiểu rõ tầm quan trọng rộng lớn của các quan hệ về chính sách đối ngoại, chính trị và kinh tế với Châu Á. Nước Anh đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường quan hệ với các nước ASEAN cũng như các quan hệ tốt với toàn bộ Châu Á.
Cuộc họp Âu Á, tức ASEM diễn ra hai năm một lần trong bố cảnh các nền kinh tế Âu châu đang trong cơn khó khăn và phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm chạp và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Ông Carl Thayer, một giáo sư môn chính trị tại trường Ðại học New South Wales của Australia, nói rằng các nhà lãnh đạo Á châu sẽ tìm cách học tập thêm về tình hình kinh tế của Châu Âu.
Theo giáo sư Thayer, lần này là tình trạng kinh tế Châu Âu và triển vọng hồi phục bổi vì mặc dầu tỷ lệ tăng trưởng đang lấy lại đà đôi chút ở Ðông Á, một sự phục hồi mạnh hơn của Châu Âu sẽ dẫn tới các tỷ lệ tăng trưởng mạnh hơn. Tìm hiểu về những diễn biến trong thị trường Âu Châu sẽ là điều rất quan trọng để các nhà lãnh đạo quyết định.
Tổng thống Thein Sein của Miến Ðiện sẽ tham dự lần đầu tiên trong tư cách lãnh đạo nhưng có phần chắc sẽ phải đối mặt với mối quan ngại của cả các nhà lãnh đạo Âu Châu lẫn Á Châu về tình trạng bạo động ở bang Rakhine miền tây Miến Ðiện.
Bạo động giữa những người theo Phật giáo và những người Hồi giáo Rohingya vô tổ quốc đã dẫn tới hàng chục cái chết và khiến tới 100.000 người bị thất tán. Các mối quan ngại trái ngược với sự lạc quan mới đây về những cải cách chính trị và kinh tế - trong đó có các đạo luật mới về đầu tư nước ngoài ở Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar.
Giữa thời điểm đang có những thay đổi quan trọng về lãnh đạo, Trung Quốc cũng là một trọng điểm đối với Châu Âu, theo nhận định của ông Panitan Wattanayagorn, một nhà khoa học chính trị của trường Ðại học Chulalongkorn.
Giáo sư Panitan nói sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia Âu châu chú ý cho dù Trung Quốc có đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế và chính trị trên thế giới hay không. Do đó sẽ có thêm đối thoại về những vấn đề này.
Theo dự kiến, các quốc gia Châu Âu cũng nêu ra những mối quan ngại về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và nhất là những cuộc biểu tình đang tiếp diễn tại Tây Tạng do Trung Quốc kiểm soát, nơi đã có thêm nhiều vụ tự thiêu trong năm vừa qua để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.
Nhưng các chuyên gia cho rằng các nhà lãnh đạo Châu Âu cũng nóng lòng muốn củng cố quan hệ đầu tư với Châu Á và nhất là với Trung Quốc, trong cố gắng nâng các nền kinh tế èo uột đang gặp khó khăn ra khỏi tình trạng suy thoái. http://www.youtube.com/embed/IWZvksd20hc
Cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo của trên 50 quốc gia Âu Á khai mạc hôm nay ở thủ đô Vientiane của Lào, chính thức thu nhận các thành viên mới là Bangladesh, Thuỵ Sĩ, và Na Uy vào Hội nghị Âu Á.
Khai mạc cuộc họp thượng đỉnh tại trung tâm hội nghị toàn quốc, Thủ tướng Lào Thonsing Thammavong loan báo việc thêm 3 quốc gia, đánh dâu sự bành trướng thêm của nhóm đã mở cuộc họp đầu tiên tại Thái Lan vào năm 1996.
Các vị nguyên thủ Âu Á đến phó hội gồm các nhà lãnh đạo của Pháp, Italia và Nga, cũng như các chủ tịch Hội đồng Châu Âu và Uỷ hội Châu Âu. Từ Châu Á, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc, Thủ tướng Yoshihiko Noda của Nhật Bản có mặt nhưng theo dự trù sẽ không mở các cuộc họp riêng vì có cuộc tranh chấp về các hòn đảo trong vùng Biển Ðông Trung Quốc.
Ngoại trưởng Anh William Hague tuyên bố Châu Âu thừa nhận “tầm quan trọng vĩ đại” của các quan hệ với Châu Á.
Ông Hague nói ông hiểu rõ tầm quan trọng rộng lớn của các quan hệ về chính sách đối ngoại, chính trị và kinh tế với Châu Á. Nước Anh đặc biệt chú trọng đến việc tăng cường quan hệ với các nước ASEAN cũng như các quan hệ tốt với toàn bộ Châu Á.
Cuộc họp Âu Á, tức ASEM diễn ra hai năm một lần trong bố cảnh các nền kinh tế Âu châu đang trong cơn khó khăn và phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng chậm chạp và tỷ lệ thất nghiệp cao.
Ông Carl Thayer, một giáo sư môn chính trị tại trường Ðại học New South Wales của Australia, nói rằng các nhà lãnh đạo Á châu sẽ tìm cách học tập thêm về tình hình kinh tế của Châu Âu.
Theo giáo sư Thayer, lần này là tình trạng kinh tế Châu Âu và triển vọng hồi phục bổi vì mặc dầu tỷ lệ tăng trưởng đang lấy lại đà đôi chút ở Ðông Á, một sự phục hồi mạnh hơn của Châu Âu sẽ dẫn tới các tỷ lệ tăng trưởng mạnh hơn. Tìm hiểu về những diễn biến trong thị trường Âu Châu sẽ là điều rất quan trọng để các nhà lãnh đạo quyết định.
Tổng thống Thein Sein của Miến Ðiện sẽ tham dự lần đầu tiên trong tư cách lãnh đạo nhưng có phần chắc sẽ phải đối mặt với mối quan ngại của cả các nhà lãnh đạo Âu Châu lẫn Á Châu về tình trạng bạo động ở bang Rakhine miền tây Miến Ðiện.
Bạo động giữa những người theo Phật giáo và những người Hồi giáo Rohingya vô tổ quốc đã dẫn tới hàng chục cái chết và khiến tới 100.000 người bị thất tán. Các mối quan ngại trái ngược với sự lạc quan mới đây về những cải cách chính trị và kinh tế - trong đó có các đạo luật mới về đầu tư nước ngoài ở Miến Ðiện, còn gọi là Myanmar.
Giữa thời điểm đang có những thay đổi quan trọng về lãnh đạo, Trung Quốc cũng là một trọng điểm đối với Châu Âu, theo nhận định của ông Panitan Wattanayagorn, một nhà khoa học chính trị của trường Ðại học Chulalongkorn.
Giáo sư Panitan nói sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến nhiều quốc gia Âu châu chú ý cho dù Trung Quốc có đóng vai trò quan trọng hơn trong nền kinh tế và chính trị trên thế giới hay không. Do đó sẽ có thêm đối thoại về những vấn đề này.
Theo dự kiến, các quốc gia Châu Âu cũng nêu ra những mối quan ngại về các vấn đề nhân quyền ở Trung Quốc và nhất là những cuộc biểu tình đang tiếp diễn tại Tây Tạng do Trung Quốc kiểm soát, nơi đã có thêm nhiều vụ tự thiêu trong năm vừa qua để phản đối sự cai trị của Trung Quốc.
Nhưng các chuyên gia cho rằng các nhà lãnh đạo Châu Âu cũng nóng lòng muốn củng cố quan hệ đầu tư với Châu Á và nhất là với Trung Quốc, trong cố gắng nâng các nền kinh tế èo uột đang gặp khó khăn ra khỏi tình trạng suy thoái. http://www.youtube.com/embed/IWZvksd20hc