Từ xa xưa, nhân dân ta có câu châm ngôn dân dã, rằng «hòn đất mà biết nói năng, thì thầy địa lý hàm răng chẳng còn».
Câu châm ngôn thâm thúy này chỉ ra tội lỗi của một số thầy địa lý dỏm, chuyên lừa gạt nhân dân, khi được nhân dân mời đến xem hướng xây nhà, đặt mộ, mở cổng, trồng cây, đào ao …
Bên cạnh một số thầy địa lý giỏi, tinh thông khoa học địa lý – phong thủy, có không ít kẻ gian tham, phỏng đoán mơ hồ nhăng nhít chỉ để lừa lọc, kiếm tiền, bị bà con ta lên án, vạch mặt, cảnh tỉnh những người nhẹ dạ cả tin. Trí khôn của người dân chỉ ra rằng nếu như hòn đất mà biết nói như con người thì hòn đất sẽ lấy kìm bẻ hết răng những ông thầy địa lý ba hoa hàm hồ, đoán mò nói bậy, cho chừa cái thói tham lam lừa lọc.
Nhân nói chuyện về đất đai, không thể không nhắc tình hình đất đai nóng bỏng hiện nay. Ruộng đất nước ta xưa nay là đầu nguồn sinh sống của xã hội. Hạt lúa củ khoai là sản phẩm nuôi dân tộc ta khôn lớn và trường tồn. Nông nghiệp là nguồn vốn cơ bản để công nghiệp hóa. Hiện nay nông dân vẫn còn chiếm đến 70% số dân cư. Chuyện ruộng đất đang là vấn đề hàng đầu của thời sự. Vấn đề sở hữu ruộng đất, vấn đề thu hồi, trưng thu, bồi thừơng, cưỡng chế …đang biến thành vấn đề kiện cáo, khiếu nại, khiếu kiện đông người ở khắp nơi, từ đồng bằng sông Hồng qua Trung bộ, Cao nguyên, vào tận đồng bằng sông Cửu Long, đâu đâu cũng sôi nổi, đôi co, giằng dai, phức tạp, chưa thấy đâu là lối ra.
Từ xa xưa, trong cảnh hoang vu, rừng rú, đầm lầy, đầy thú dữ hoang dã, đầy rắn rết thuồng luồng, người cổ xưa đã đổ máu và mồ hôi để khai phá thành đồng ruộng phì nhiêu. Phần thưởng cho người có công khai phá là quyền sở hữu chính đáng được ghi thành sắc chỉ pháp lệnh lâu bền. Quyền sở hữu tư nhân được xã hội công nhận, được pháp luật bảo vệ là nền tảng vững bền cho ổn định và phát triển nông thôn, nông nghiệp, qua mọi chế độ phong kiến và thực dân.
Quyền sở hữu ruộng đất truyền thống gồm có 3 loại: trước hết là hình thức sở hữu tư nhân của từng hộ gia đình nông dân do cá nhân chủ hộ nắm giữ, là hình thức sở hữu nền tảng, bao trùm nhất. Thứ đến là hình thức sở hữu của tập thể nhỏ, của một giòng họ, một hội từ thiện, một hội khuyến học, thường được gọi là “tự điền”, “học điền», “từ điền” nhằm khuyến khích việc học hành, đóng góp vào việc thờ cúng, việc từ thiện. Cuối cùng là có một ít “ruộng công”, do chính quyền xã đứng ra quản lý, nhằm làm các việc công cộng, sửa chữa đường, cầu, dự trữ lương thực phòng thiên tai, giữ trật tự trị an làng xã.
Từ khi đảng cộng sản cầm quyền, hỗn loạn đã diễn ra, bão táp Cải cách Ruộng đất dội máu lửa khắp ruộng đồng, quyền sở hữu tư nhân điên đảo, rồi chỉ còn có sở hữu duy nhất là “tập thể” của hợp tác xã. Ruộng đồng là của chung – cha chung không ai khóc - cả nước đói nghèo xơ xác, chỉ có ông chủ tịch, ông bí thư đảng có nhà, có đài, có xe. Ruộng tư, ruộng công, “tự điền”, “học điền”, “từ điền” đều bị xóa bỏ. Trường học tiêu điều, đình chùa xiêu vẹo, câu đối, tượng Phật bị quẳng xuống ao, cho đến khi họ bị buộc trở lại với khoán 10, khôi phục phần nào tự do lao động và thu hoạch của tư nhân.
Những tưởng từ nay đồng ruộng sẽ được trở về tay chủ cũ, được nông dân tự do chăm sóc như chăm bẵm con cái mình đẻ ra, sẽ trở lại thành “bờ xôi ruộng mật». Nhưng than ôi, tai họa lại ập xuống còn kinh hoàng hơn trước. Đó là quyết định độc đoán của đảng CS, rằng từ nay, bước vào cách mạng xã hội chủ nghĩa, toàn thể rừng rú, ao hồ, ruộng đồng là thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Ai nấy ngỡ ngàng vì không biết toàn dân là ai? ở đâu? là ông hay bà, cô hay cậu? sống ở địa chỉ nào?
Nhà nước CS bịa ra cái khái niệm toàn dân, hoàn toàn không có giá trị pháp lý, vì không thể có địa vị pháp nhân. Theo định nghĩa, pháp nhân phải là một con người có tên tuổi, có ngày sinh, nơi sinh, có bố mẹ, quê quán, sinh quán, có địa chỉ trú ngụ, có nghề nghiệp. Do đó «toàn dân» là một danh từ ảo, một tưởng tượng hư vô, không có thật, không có hình ảnh, căn cước, giấy khai sinh, giấy chứng minh. Họ lợi dụng sự mờ ảo hư vô đó để độc chiếm vị trí chủ sở hữu ruộng đất khắp nơi cho đảng CS, với lời khẳng định: sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Ai ủy nhiệm cho họ, ai giao quyền cho họ, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm đâu? Ma giáo, lừa lọc, bịp bợm là ở chỗ đó.
Từ khi nằm trong vòng cường tỏa của đảng CS theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai bị quan chức nhà nước CS buôn bán, đầu cơ, xâu xé. Họ tự đề ra các khái niệm xa lạ với sản xuất nông nghiệp, không một nước nông nghiệp nào quanh ta như Thái Lan, Philippines, Indonesia … biết đến, như thu hồi, đền bù, cưỡng chế, nghĩa là cưỡng đoạt, cướp đất công khai bằng vũ lực. Chính phủ từ trung ương đến huyện xã là đảng viên, quốc hội 90% là đảng viên, quan tòa, thẩm phán, kiểm sát viên là đảng viên, hùa nhau, bênh che nhau, gây oán hờn trong nông dân thấp cổ bé miệng, căm giận khắp nơi cùng trời cuối đất. Hiện quốc hội đang họp vẫn khẳng định ruộng đất là sở hữu «toàn dân», một điều hoàn toàn xa lạ với pháp luật thế giới. Đảng viên, quan chức, ăn cánh với nhau, hùn hạp với tư bản nước ngoài, thu hồi đất, bỏ tiền đền bù nhiều lắm là 200 ngàn đồng/1 mét vuông, để kinh doanh, xây dựng trên đó rồi bán từ 5 triệu đến 50 triệu đồng/1 mét vuông, thu về 1 vốn đến 40 hay 50 lần lợi nhuận. Có nơi đâu đất đai bị đầu cơ phi pháp, vô hạn độ đến vậy”.
Bị cướp trắng trợn ruộng đất quý yêu, bị bức xúc tột cùng, mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ chỉ còn cách tự lột hết quần áo để bảo vệ mảnh đất của mình, để chửi thẳng vào mặt bọn quan chức chuyên ăn bẩn, phơi trần sự thật vào giữa mặt kẻ lãnh đạo - 14 ông vua tập thể - một mực thủ tiêu quyền sở hữu cá nhân về ruộng đất của nông dân lương thiện.
Thế là Gíáo sư Võ Tòng Xuân, người bạn thân thiết của hòn đất đồng bằng Cửu Long, cũng như Giáo sư Đặng Hùng Võ, nhà trí thức gắn bó với hòn đất sông Hồng, tuy trổ hết khả năng thuyết phục nhưng không sao cảnh tỉnh được chính quyền mù quáng, một chính quyền vì tham tiền, tham đất, đã phản bội nông dân, phản bội hòn đất từng nuôi sống bao thế hệ dân tộc từ thời tiền sử đến nay. Hai trí thức tâm huyết với hòn đất coi nạn địa chủ cộng sản thời hiện đại là nguy cơ khủng khiếp nhất đang khuynh đảo đất nước này. Vậy mà gần 500 đại biểu Quốc hội đang họp vẫn cứ im re, như không nghe thấy tiếng thét của nông dân.
Đất và Nước là thành phần cấu tạo của Quê Hương, Tổ Quốc. Phản bội đất và nước
là phản bội những điều linh thiêng nhất của quốc gia. Đem đất nước đặt vào tay bọn tham nhũng gian manh, thủ tiêu quyền tư hữu thiêng liêng do cha ông bao đời truyền lại, nhóm quan chức cộng sản đã phạm tội tày trời, phá nát đồng ruộng và cuộc sống toàn xã hội, nhất định họ sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của Trời Đất, của lẽ phải, của lòng dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Câu châm ngôn thâm thúy này chỉ ra tội lỗi của một số thầy địa lý dỏm, chuyên lừa gạt nhân dân, khi được nhân dân mời đến xem hướng xây nhà, đặt mộ, mở cổng, trồng cây, đào ao …
Bên cạnh một số thầy địa lý giỏi, tinh thông khoa học địa lý – phong thủy, có không ít kẻ gian tham, phỏng đoán mơ hồ nhăng nhít chỉ để lừa lọc, kiếm tiền, bị bà con ta lên án, vạch mặt, cảnh tỉnh những người nhẹ dạ cả tin. Trí khôn của người dân chỉ ra rằng nếu như hòn đất mà biết nói như con người thì hòn đất sẽ lấy kìm bẻ hết răng những ông thầy địa lý ba hoa hàm hồ, đoán mò nói bậy, cho chừa cái thói tham lam lừa lọc.
Nhân nói chuyện về đất đai, không thể không nhắc tình hình đất đai nóng bỏng hiện nay. Ruộng đất nước ta xưa nay là đầu nguồn sinh sống của xã hội. Hạt lúa củ khoai là sản phẩm nuôi dân tộc ta khôn lớn và trường tồn. Nông nghiệp là nguồn vốn cơ bản để công nghiệp hóa. Hiện nay nông dân vẫn còn chiếm đến 70% số dân cư. Chuyện ruộng đất đang là vấn đề hàng đầu của thời sự. Vấn đề sở hữu ruộng đất, vấn đề thu hồi, trưng thu, bồi thừơng, cưỡng chế …đang biến thành vấn đề kiện cáo, khiếu nại, khiếu kiện đông người ở khắp nơi, từ đồng bằng sông Hồng qua Trung bộ, Cao nguyên, vào tận đồng bằng sông Cửu Long, đâu đâu cũng sôi nổi, đôi co, giằng dai, phức tạp, chưa thấy đâu là lối ra.
Từ xa xưa, trong cảnh hoang vu, rừng rú, đầm lầy, đầy thú dữ hoang dã, đầy rắn rết thuồng luồng, người cổ xưa đã đổ máu và mồ hôi để khai phá thành đồng ruộng phì nhiêu. Phần thưởng cho người có công khai phá là quyền sở hữu chính đáng được ghi thành sắc chỉ pháp lệnh lâu bền. Quyền sở hữu tư nhân được xã hội công nhận, được pháp luật bảo vệ là nền tảng vững bền cho ổn định và phát triển nông thôn, nông nghiệp, qua mọi chế độ phong kiến và thực dân.
Quyền sở hữu ruộng đất truyền thống gồm có 3 loại: trước hết là hình thức sở hữu tư nhân của từng hộ gia đình nông dân do cá nhân chủ hộ nắm giữ, là hình thức sở hữu nền tảng, bao trùm nhất. Thứ đến là hình thức sở hữu của tập thể nhỏ, của một giòng họ, một hội từ thiện, một hội khuyến học, thường được gọi là “tự điền”, “học điền», “từ điền” nhằm khuyến khích việc học hành, đóng góp vào việc thờ cúng, việc từ thiện. Cuối cùng là có một ít “ruộng công”, do chính quyền xã đứng ra quản lý, nhằm làm các việc công cộng, sửa chữa đường, cầu, dự trữ lương thực phòng thiên tai, giữ trật tự trị an làng xã.
Từ khi đảng cộng sản cầm quyền, hỗn loạn đã diễn ra, bão táp Cải cách Ruộng đất dội máu lửa khắp ruộng đồng, quyền sở hữu tư nhân điên đảo, rồi chỉ còn có sở hữu duy nhất là “tập thể” của hợp tác xã. Ruộng đồng là của chung – cha chung không ai khóc - cả nước đói nghèo xơ xác, chỉ có ông chủ tịch, ông bí thư đảng có nhà, có đài, có xe. Ruộng tư, ruộng công, “tự điền”, “học điền”, “từ điền” đều bị xóa bỏ. Trường học tiêu điều, đình chùa xiêu vẹo, câu đối, tượng Phật bị quẳng xuống ao, cho đến khi họ bị buộc trở lại với khoán 10, khôi phục phần nào tự do lao động và thu hoạch của tư nhân.
Những tưởng từ nay đồng ruộng sẽ được trở về tay chủ cũ, được nông dân tự do chăm sóc như chăm bẵm con cái mình đẻ ra, sẽ trở lại thành “bờ xôi ruộng mật». Nhưng than ôi, tai họa lại ập xuống còn kinh hoàng hơn trước. Đó là quyết định độc đoán của đảng CS, rằng từ nay, bước vào cách mạng xã hội chủ nghĩa, toàn thể rừng rú, ao hồ, ruộng đồng là thuộc quyền sở hữu của toàn dân. Ai nấy ngỡ ngàng vì không biết toàn dân là ai? ở đâu? là ông hay bà, cô hay cậu? sống ở địa chỉ nào?
Nhà nước CS bịa ra cái khái niệm toàn dân, hoàn toàn không có giá trị pháp lý, vì không thể có địa vị pháp nhân. Theo định nghĩa, pháp nhân phải là một con người có tên tuổi, có ngày sinh, nơi sinh, có bố mẹ, quê quán, sinh quán, có địa chỉ trú ngụ, có nghề nghiệp. Do đó «toàn dân» là một danh từ ảo, một tưởng tượng hư vô, không có thật, không có hình ảnh, căn cước, giấy khai sinh, giấy chứng minh. Họ lợi dụng sự mờ ảo hư vô đó để độc chiếm vị trí chủ sở hữu ruộng đất khắp nơi cho đảng CS, với lời khẳng định: sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Ai ủy nhiệm cho họ, ai giao quyền cho họ, giấy chứng nhận, giấy ủy nhiệm đâu? Ma giáo, lừa lọc, bịp bợm là ở chỗ đó.
Từ khi nằm trong vòng cường tỏa của đảng CS theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đất đai bị quan chức nhà nước CS buôn bán, đầu cơ, xâu xé. Họ tự đề ra các khái niệm xa lạ với sản xuất nông nghiệp, không một nước nông nghiệp nào quanh ta như Thái Lan, Philippines, Indonesia … biết đến, như thu hồi, đền bù, cưỡng chế, nghĩa là cưỡng đoạt, cướp đất công khai bằng vũ lực. Chính phủ từ trung ương đến huyện xã là đảng viên, quốc hội 90% là đảng viên, quan tòa, thẩm phán, kiểm sát viên là đảng viên, hùa nhau, bênh che nhau, gây oán hờn trong nông dân thấp cổ bé miệng, căm giận khắp nơi cùng trời cuối đất. Hiện quốc hội đang họp vẫn khẳng định ruộng đất là sở hữu «toàn dân», một điều hoàn toàn xa lạ với pháp luật thế giới. Đảng viên, quan chức, ăn cánh với nhau, hùn hạp với tư bản nước ngoài, thu hồi đất, bỏ tiền đền bù nhiều lắm là 200 ngàn đồng/1 mét vuông, để kinh doanh, xây dựng trên đó rồi bán từ 5 triệu đến 50 triệu đồng/1 mét vuông, thu về 1 vốn đến 40 hay 50 lần lợi nhuận. Có nơi đâu đất đai bị đầu cơ phi pháp, vô hạn độ đến vậy”.
Bị cướp trắng trợn ruộng đất quý yêu, bị bức xúc tột cùng, mẹ con bà Phạm Thị Lài ở Cần Thơ chỉ còn cách tự lột hết quần áo để bảo vệ mảnh đất của mình, để chửi thẳng vào mặt bọn quan chức chuyên ăn bẩn, phơi trần sự thật vào giữa mặt kẻ lãnh đạo - 14 ông vua tập thể - một mực thủ tiêu quyền sở hữu cá nhân về ruộng đất của nông dân lương thiện.
Thế là Gíáo sư Võ Tòng Xuân, người bạn thân thiết của hòn đất đồng bằng Cửu Long, cũng như Giáo sư Đặng Hùng Võ, nhà trí thức gắn bó với hòn đất sông Hồng, tuy trổ hết khả năng thuyết phục nhưng không sao cảnh tỉnh được chính quyền mù quáng, một chính quyền vì tham tiền, tham đất, đã phản bội nông dân, phản bội hòn đất từng nuôi sống bao thế hệ dân tộc từ thời tiền sử đến nay. Hai trí thức tâm huyết với hòn đất coi nạn địa chủ cộng sản thời hiện đại là nguy cơ khủng khiếp nhất đang khuynh đảo đất nước này. Vậy mà gần 500 đại biểu Quốc hội đang họp vẫn cứ im re, như không nghe thấy tiếng thét của nông dân.
Đất và Nước là thành phần cấu tạo của Quê Hương, Tổ Quốc. Phản bội đất và nước
là phản bội những điều linh thiêng nhất của quốc gia. Đem đất nước đặt vào tay bọn tham nhũng gian manh, thủ tiêu quyền tư hữu thiêng liêng do cha ông bao đời truyền lại, nhóm quan chức cộng sản đã phạm tội tày trời, phá nát đồng ruộng và cuộc sống toàn xã hội, nhất định họ sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt đích đáng của Trời Đất, của lẽ phải, của lòng dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.