Tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam chấm dứt các phiên tòa bị điều khiển chính trị kết tội những người chỉ trích nhà nước và phóng thích hai nhà hoạt động trẻ sắp ra tòa về tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt từ tháng 10 năm ngoái và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày mai 16/5.
Việt Nam cáo buộc Uyên và Kha xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước sau khi họ tham gia rải truyền đơn có nội dung kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống lại Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Human Rights Watch nói đưa ra tòa những người phát truyền đơn chỉ trích nhà nước là hành động đáng mỉa mai cho thấy sự bất an của nhà cầm quyền Việt Nam. Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nhấn mạnh việc chỉ trích nhà nước chỉ trở thành tội trong một chế độ độc tài.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân. Chiến dịch đàn áp ngày càng gia tăng đối phó với những người cổ võ cho thay đổi cải cách. Cái điều luật mà nhà nước Việt Nam dùng để buộc tội các nhà hoạt động ôn hòa hoàn toàn đi ngược lại cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia khi ký vào Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Luật pháp nội địa của Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam vững mạnh trong đường lối kinh tế-chính trị thì họ đã không tống giam những sinh viên rải truyền đơn chỉ trích nhà nước.”
Các tờ truyền đơn ký tên Nhóm Tuổi trẻ Yêu nước tố cáo đảng cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, đất đai, và khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia.
Trước khi phiên xử diễn ra, luật sư Nguyễn Thanh Lương, đại diện pháp lý của Nguyễn Phương Uyên, đã gửi kiến nghị lên cơ quan chức năng yêu cầu xem xét lại một số điểm trong cáo trạng mà ông cho là “không thể chấp nhận được”.
Luật sư Lương cho biết:
“Về vấn đề ‘phỉ báng đảng cộng sản’ mà bị truy tố theo điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tôi cho là không đúng, không phù hợp. Theo những quy định trong pháp luật hiện hành mà tôi đã trích những điều luật, những căn cứ pháp lý do chính nhà nước và đảng cộng sản ban hành, tôi cho là việc của đảng và việc của nhà nước là hai việc khác nhau. Trong Bộ Luật Hình sự có điều 258 quy định việc xâm phạm lợi ích các tổ chức hay cá nhân. Cho nên, áp dụng điều 88 (trong vụ án này)là quá nặng nề.”
Trong cáo trạng buộc tội Uyên và Kha cũng đề cập đến các mảnh vải ghi khẩu hiệu “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông” mà cáo trạng gọi là “có nội dung không hay về Trung Quốc”.
Luật sư Lương cho rằng:
“Chống Trung Quốc có thể là nghĩa vụ của công dân. Cáo trạng có ghi những tình tiết đó (về chống Trung Quốc), tôi đề nghị họ rút phần đó đi, nhưng tôi không được họ trả lời. Thật ra việc đó phản ảnh ý thức và sự phản đối của Nguyễn Phương Uyên đối với hành vi Trung Quốc xâm phạm Biển Đông mà dư luận thế giới ai cũng đều biết. Nhưng (việc chống Trung Quốc) lại bị đưa và cáo trạng thì tôi cho là không hợp lý. Việc phản đối khi có hiện tượng ngoại xâm là bổn phận của công dân được luật pháp công nhận. Theo luật an ninh quốc gia, đó là bổn phận thực thi của công dân. Nếu mà vấn đề này trở thành một hành vi cáo buộc thì thật là phi lý,không thể chấp nhận được.”
Luật sư Lương nói dù không tin là kiến nghị của mình được giới hữu trách phúc đáp, nhưng với trách nhiệm của người bảo vệ công lý, ông phải lên tiếng vì sự tiến bộ của xã hội:
“Vấn đề thành công, tôi cũng không tin tưởng. Nhưng tôi phải nói vì trách nhiệm của luật sư và lương tâm nghề nghiệp, tôi phải nói những điều mà luật pháp cho phép. Còn kết quả là một vấn đề khác, tôi biết điều đó và tôi cũng không có gì ngạc nhiên vì nó phụ thuộc vào nhà cầm quyền, những người tiến hành tố tụng.”
Trao đổi với VOA Việt ngữ tối 15/5, bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của sinh viên Phương Uyên, cho biết gia đình bà không hề nhận được giấy thông báo về phiên xử diễn ra vào sáng 16/5. Tuy nhiên, bà Nhung khẳng định:
“Cho dù không được thông báo cũng như không có bất cứ một giấy mời nào, gia đình chúng tôi vẫn đến phiên tòa.”
Bà Nhung cho hay gia đình bà đã có buổi thăm gặp với Phương Uyên 1 ngày trước khi phiên xử diễn ra. Vẫn theo bà Nhung, những sự bất nhất, khuất tất từ phía chính quyền kể từ khi Uyên bị bắt tới nay khiến Uyên và gia đình không tin tưởng rằng công lý sẽ được thực thi trong phiên xử ngày 16/5:
“Tinh thần Uyên vững vàng. Uyên hầu như không tin tưởng vào phiên tòa sắp tới. Uyên nói sẽ làm những gì cho là đúng chứ Uyên không đặt niềm tin vào phiên tòa. Mình đây cảm thấy rất là mất lòng tin, không dám đặt niềm tin vào phiên tòa này, chỉ cầu mong cho công lý và công bằng trong vụ xử ngày mai.”
Lần thăm gặp con gái trước đây hôm 26/4, bà Nhung được Uyên thông báo bị hành hung trong trại giam và sau khi bị ngất cô mới được cán bộ trại giam can thiệp, đưa đi cấp cứu.
Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992 là sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, là sinh viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.
Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha bị bắt từ tháng 10 năm ngoái và sẽ bị đưa ra xét xử tại Tòa án Nhân dân tỉnh Long An vào ngày mai 16/5.
Việt Nam cáo buộc Uyên và Kha xuyên tạc chính sách của đảng và nhà nước về vấn đề tôn giáo, đất đai, biên giới-chủ quyền, và kích động dân chúng chống lại đảng và nhà nước sau khi họ tham gia rải truyền đơn có nội dung kêu gọi tự do-dân chủ, phản đối độc tài, và chống lại Trung Quốc xâm lược Biển Đông.
Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân...Phil Robertson, HRW.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á trong Human Rights Watch, ông Phil Robertson, phát biểu với VOA Việt ngữ:
“Hoạt động của Uyên và Kha là phát tán truyền đơn, tức thực thi quyền tự do ngôn luận, quyền tự do căn bản của con người. Đây không phải là tội phải bị bỏ tù. Việt Nam ngày càng trở nên độc tài và vi phạm nhân quyền của công dân. Chiến dịch đàn áp ngày càng gia tăng đối phó với những người cổ võ cho thay đổi cải cách. Cái điều luật mà nhà nước Việt Nam dùng để buộc tội các nhà hoạt động ôn hòa hoàn toàn đi ngược lại cam kết tôn trọng nhân quyền với quốc tế mà Việt Nam đã tự nguyện tham gia khi ký vào Công ước Quốc tế về Quyền dân sự và chính trị của công dân. Luật pháp nội địa của Việt Nam không tuân thủ các tiêu chuẩn của quốc tế. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam vững mạnh trong đường lối kinh tế-chính trị thì họ đã không tống giam những sinh viên rải truyền đơn chỉ trích nhà nước.”
Your browser doesn’t support HTML5
Các tờ truyền đơn ký tên Nhóm Tuổi trẻ Yêu nước tố cáo đảng cộng sản Việt Nam để cho Trung Quốc xâm chiếm biển đảo, đất đai, và khai thác tài nguyên thiên nhiên quốc gia.
Luật sư Lương cho biết:
“Về vấn đề ‘phỉ báng đảng cộng sản’ mà bị truy tố theo điều 88 ‘tuyên truyền chống nhà nước’ tôi cho là không đúng, không phù hợp. Theo những quy định trong pháp luật hiện hành mà tôi đã trích những điều luật, những căn cứ pháp lý do chính nhà nước và đảng cộng sản ban hành, tôi cho là việc của đảng và việc của nhà nước là hai việc khác nhau. Trong Bộ Luật Hình sự có điều 258 quy định việc xâm phạm lợi ích các tổ chức hay cá nhân. Cho nên, áp dụng điều 88 (trong vụ án này)là quá nặng nề.”
Trong cáo trạng buộc tội Uyên và Kha cũng đề cập đến các mảnh vải ghi khẩu hiệu “Tàu khựa hãy cút khỏi Biển Đông” mà cáo trạng gọi là “có nội dung không hay về Trung Quốc”.
Luật sư Lương cho rằng:
“Chống Trung Quốc có thể là nghĩa vụ của công dân. Cáo trạng có ghi những tình tiết đó (về chống Trung Quốc), tôi đề nghị họ rút phần đó đi, nhưng tôi không được họ trả lời. Thật ra việc đó phản ảnh ý thức và sự phản đối của Nguyễn Phương Uyên đối với hành vi Trung Quốc xâm phạm Biển Đông mà dư luận thế giới ai cũng đều biết. Nhưng (việc chống Trung Quốc) lại bị đưa và cáo trạng thì tôi cho là không hợp lý. Việc phản đối khi có hiện tượng ngoại xâm là bổn phận của công dân được luật pháp công nhận. Theo luật an ninh quốc gia, đó là bổn phận thực thi của công dân. Nếu mà vấn đề này trở thành một hành vi cáo buộc thì thật là phi lý,không thể chấp nhận được.”
Luật sư Lương nói dù không tin là kiến nghị của mình được giới hữu trách phúc đáp, nhưng với trách nhiệm của người bảo vệ công lý, ông phải lên tiếng vì sự tiến bộ của xã hội:
“Vấn đề thành công, tôi cũng không tin tưởng. Nhưng tôi phải nói vì trách nhiệm của luật sư và lương tâm nghề nghiệp, tôi phải nói những điều mà luật pháp cho phép. Còn kết quả là một vấn đề khác, tôi biết điều đó và tôi cũng không có gì ngạc nhiên vì nó phụ thuộc vào nhà cầm quyền, những người tiến hành tố tụng.”
Cho dù không được thông báo cũng như không có bất cứ một giấy mời nào, gia đình chúng tôi vẫn đến phiên tòa...Bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ của Phương Uyên.
“Cho dù không được thông báo cũng như không có bất cứ một giấy mời nào, gia đình chúng tôi vẫn đến phiên tòa.”
Bà Nhung cho hay gia đình bà đã có buổi thăm gặp với Phương Uyên 1 ngày trước khi phiên xử diễn ra. Vẫn theo bà Nhung, những sự bất nhất, khuất tất từ phía chính quyền kể từ khi Uyên bị bắt tới nay khiến Uyên và gia đình không tin tưởng rằng công lý sẽ được thực thi trong phiên xử ngày 16/5:
“Tinh thần Uyên vững vàng. Uyên hầu như không tin tưởng vào phiên tòa sắp tới. Uyên nói sẽ làm những gì cho là đúng chứ Uyên không đặt niềm tin vào phiên tòa. Mình đây cảm thấy rất là mất lòng tin, không dám đặt niềm tin vào phiên tòa này, chỉ cầu mong cho công lý và công bằng trong vụ xử ngày mai.”
Lần thăm gặp con gái trước đây hôm 26/4, bà Nhung được Uyên thông báo bị hành hung trong trại giam và sau khi bị ngất cô mới được cán bộ trại giam can thiệp, đưa đi cấp cứu.
Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992 là sinh viên trường Đại học Công Nghệ Thực phẩm TPHCM, và Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, là sinh viên trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An.