Không lực Indonesia đã triển khai 4 máy bay chiến đấu ra Biển Đông hôm thứ Ba 7/1 trong một vụ đối đầu với Bắc Kinh sau khi Jakarta mạnh mẽ phản đối hành động của Trung Quốc vi phạm khu dặc quyền kinh tế của Indonesia.
Xích mích bắt đầu từ trung tuần tháng 12 khi một tàu hải cảnh Trung Quốc hộ tống một đoàn tàu cá tiến vào các vùng biển ngoài khơi đảo Natuna của Indonesia. Jakarta lập tức triệu tập đại sứ Trung Quốc.
Vụ việc này đã làm xấu đi mối quan hệ tương đối hữu hảo giữa hai nước trong bối cảnh Trung Quốc là đối tác thương mại và cũng là nhà đầu tư lớn của Indonesia, quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á.
Người phát ngôn của Không quân Indonesia, ông Fajar Adriyanto, xác nhận 4 phản lực cơ F16 đang thực hiện các phi vụ trên đảo Natuna, mặc dù ông tìm cách trấn an những lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ với Bắc Kinh.
"Các chiến đấu cơ đó đang thực hiện các cuộc tuần tra để bảo vệ chủ quyền của đất nước chúng tôi. Cũng chỉ là ngẫu nhiên khi máy bay thi hành nhiệm vụ trên đảo Natuna. Chúng tôi không được lệnh bắt đầu một cuộc chiến tranh với Trung Quốc", ông Adriyanto nói.
“Tôi sẽ không bán chủ quyền của chúng tôi cho đầu tư, không bao giờ,” ông nói: “Tôi đâu có ngu.”Bộ trưởng Nội các Indonesia Luhut Pandjaitan, đặc trách tài nguyên và đầu tư.
Biển Đông là tuyến hàng hải thương mại huyết mạch của thế giới, có nguồn hải sản phong phú và trữ lượng dầu lớn. Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, viện những lý do ‘lịch sử’. Nhưng được sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ và phần lớn các nước còn lại trên thế giới, các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là 'không có cơ sở pháp lý'.
Hôm thứ Ba, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng nói Bắc Kinh đã “mở các kênh ngoại giao” với Indonesia từ sau vụ xích mích mới nhất, ông nói cả hai nước phải nhận lãnh trách nhiệm là phải duy trì hòa bình và ôn định trong khu vực.
Theo các dữ liệu của Maritime Traffic, một trang mạng theo dõi sự đi lại của tàu bè quốc tế, ít nhất có hai tàu Trung Quốc, chiếc Zhongguohaijing và chiếc Hải Dương 35111, đang ở trong vùng biển gần sát khu dặc quyền kinh tế của Indonesia hôm thứ Ba, cách quần đảo Riau của Indonesia khoảng 200km.
Hải Dương 35111 là một trong các tàu Trung Quốc có liên quan trong vụ đối đầu kéo dài nhiều tháng hồi năm ngoái với các tàu Việt Nam gần một lô dầu ngoài khơi trong các vùng biển tranh chấp, bên trong khu vực dặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Bộ trưởng nội các Indonesia, Luhut Pandjaitan, đặc trách tài nguyên và đầu tư, hôm 7/1 nói với các nhà báo rằng chủ quyền của Indonesia là điều không thể mang ra thương lượng, bất chấp tầm quan trọng của kinh tế Trung Quốc đối với Indonesia.
Bản tin Reuters trích lời phát biểu của ông:
“Tôi sẽ không bán chủ quyền của chúng tôi cho đầu tư, không bao giờ,” ông nói: “Tôi đâu có ngu.”