Luật sư Lê Văn Thiệp, thành viên của Đoàn Luật sư Hà Nội, cùng ít nhất hai luật sư khác sẽ bào chữa cho ông Trịnh Xuân Thanh, cựu Chủ tịch Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí PVC, trong một phiên tòa dự kiến diễn ra vào tháng 1/2018.
Truyền thông trong nước trích lời luật sư Thiệp, Văn phòng Luật sư Toàn cầu, hôm 15/12 nói rằng ông đã được cấp chứng nhận bào chữa cho ông Thanh vào ngày 8/12.
"Trong quá trình làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Thanh tôi được cơ quan an ninh điều tra tạo điều kiện thuận lợi," ông Thiệp nói báo Tuổi Trẻ Online.
Trong quá trình làm các thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa cho ông Thanh tôi được cơ quan an ninh điều tra tạo điều kiện thuận lợi.Luật sư Lê Văn Thiệp nói với báo Tuổi trẻ
Ông nói các giấy tờ thủ tục đều được thực hiện trước hạn, theo trang mạng Zing cho biết. Luật sư Thiệp nói ông đã được cấp giấy chứng nhận bào chữa theo đơn mời của ông Trịnh Xuân Thanh.
Trước đó, vào ngày 9/8, báo Tuổi trẻ nói Cơ quan An ninh điều tra đã cấp giấy chứng nhận cho 2 luật sư thuộc Văn Phòng Luật sư Nguyễn Chiến để tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Trịnh Xuân Thanh từ giai đoạn hỏi cung.
Hôm 17/10, nữ luật sư người Đức Petra Schlagenhauf cho VOA biết là một luật sư cộng sự của bà ở Việt Nam đã vào trại giam tiếp xúc với ông Thanh trước đó vài ngày và cho biết “tình hình sức khỏe của ông Thanh bình thường.”
Nữ luật sư này còn nói thân chủ của bà “bị chính quyền Việt Nam thẩm vấn,” tại một nhà tù ở Hà Nội.
Chính quyền Việt Nam nói ông Trịnh Xuân Thanh, cựu chủ tịch tỉnh Hậu Giang, được xác định là người chịu trách nhiệm chính về các vi phạm và thua lỗ gần 3.300 tỉ đồng ở Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) trong giai đoạn từ 2011- 2013, đã ra “đầu thú” tại Hà Nội vào cuối tháng 7/2017, sau khi bị truy nã quốc tế từ tháng 9/2016 về “tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng theo Điều 165 Bộ luật hình sự.”
Tòa án Nhân dân Thành phố Hà Nội cho biết sẽ xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh vào tháng 1/2018.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, hôm 25/11 đã yêu cầu “khẩn trương" đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh” ra xét xử.
Ông Trọng muốn ‘khẩn trương’ xử vụ Trịnh Xuân Thanh
Thứ trưởng Bộ Nội vụ ‘đẩy’ trách nhiệm vụ mất hồ sơ Trịnh Xuân Thanh
Bộ Ngoại giao Đức trước đó ra thông báo nói Việt Nam đã bắt cóc ông Thanh hôm 23/7 tại Berlin và yêu cầu cho phép ông trở lại Đức “ngay lập tức” để nhà chức trách Đức xem xét việc dẫn độ theo yêu cầu của Việt Nam, cũng như xem xét đơn xin tị nạn ở Đức của ông Thanh.
Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, kể cả phiên xử ông ấy phải được tiến hành theo pháp quyền, và phải mở cửa cho các quan sát viên quốc tế.Bộ Ngoại giao Đức công bố hôm 22/9.
Nhưng sau đó phía Đức dường như đã thay đổi yêu cầu Hà Nội “trả” ông Trịnh Xuân Thanh.
Tuyên bố bằng tiếng Anh hôm 22/9, thông báo về việc Đức tạm ngưng mối quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam cũng như trục xuất nhân viên ngoại giao thứ hai của Hà Nội, có đoạn viết:
“Chúng tôi đã đưa ra các yêu cầu liên quan tới ông Trịnh Xuân Thanh, kể cả phiên xử ông ấy phải được tiến hành theo pháp quyền, và phải mở cửa cho các quan sát viên quốc tế”.
Your browser doesn’t support HTML5