PHNOM PENH —
Vào lúc bắt đầu công tác xây dựng đập nước lớn nhất của Campuchia, những người tán thành việc chống lại công trình đã cảnh báo rằng việc vội vã mưu tìm thủy điện sẽ có tác động tai hại đến hàng triệu người dựa vào con sông Mekong để sinh tồn. Từ Phnom Penh, thông tín viên VOA Robert Carmichael gửi về bài tường thuật sau đây.
Tháng trước, công nhân bắt đầu chuẩn bị một khu vực ở vùng đông bắc Campuchia cho một dự án khổng lồ về thủy điện, là Ðập số 2 ở Hạ nguồn Se San với công suất 400 megawatt.
Ðập nước với kinh phí 800 triệu đôla trên con sông Se San, một nhánh chính của sông Mekong, sẽ khiến các công ty của Campuchia, Trung Quốc và Việt tham gia dự án phải mất 5 năm để xây.
Những người chống đối nói tổn phí thực sự của đập nước này sẽ phải trả bởi hàng triệu người dựa vào cá để có được nguồn protein.
Người dân Campuchia ăn nhiều cá nước ngọt hơn bất cứ người dân nước nào trên thế giới, theo ông Erin Baran, nhà nghiên cứu cấp cao của WorldFish, một tổ chức độc lập nghiên cứu về an ninh lương thực.
Ông Baran nói: “Vì thế mà dân chúng dựa rất nhiều vào nguồn protein động vật này. Và cho đến nay cá cũng là nguồn protein động vật hàng đầu.”
Thái Lan và Việt Nam có một khu vực gia súc dồi dào - với sản lượng lớn về gà và heo. Nhưng, tại Campuchia, cá chiếm tới 80 phần trăm nguồn protein động vật của dân chúng.
Các nhà khoa học ước lượng Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San có thể làm cho tổng sản lượng cá trong vùng châu thổ sông Mekong giảm đi 9,3 phần trăm.
Ông Baran nói tiếp: “Như thế có nghĩa là 9,3 phần trăm của 2,1 triệu tấn, một con số khổng lồ. Nói cách khác, sự thất thu theo dự kiến này tiêu biểu cho khoảng 200 ngàn tấn mỗi năm, nghĩa là cao hơn nhiều so với toàn bộ khu vực hải sản của Australia. Và cao gấp 9 lần so với sản lượng cá trong lục địa đánh bắt được ở Ðức hay ở Hoa Kỳ.”
Sự giảm sút theo ước tính được trình bầy trong một cuộc khảo cứu mà ông Baran là đồng tác giả, đăng tải hồi năm ngoái trong tập san “Thành quả của Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia.”
Các nhà khảo cứu nhận thấy rằng trong số hàng chục các đập trên những nhánh sông dự kiến sẽ xây ở Lào, Việt Nam và Campuchia, Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San tính đến nay gây thiệt hại nhiều nhất cho ngư nghiệp.
Sở dĩ như vậy là vì sông Se San là một phần ba trong mạng lưới các con sông ở đông bắc Campuchia hợp thành 3 trong số 4 “xa lộ” mà các loài cá di trú dùng để tiếp cận những địa điểm sinh sôi.
Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San sẽ được xây dựng ở vài dặm thuộc hạ nguồn giao điểm của 2 trong số 3 con sông đó là sông Se San và sông Sre Pok. Các nhà khoa học nói bức tường dài 8 kilomét của đập nước sẽ ngăn loài cá thiên di - vốn chiếm 40 phần trăm tất cả các loài cá trong hệ thống sông ngòi này – không đến được thượng nguồn để đẻ trứng.
Cuộc khảo cứu cũng phát hiện là Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San sẽ giảm thiểu từ 6 đến 8 phần trăm lưu lượng phù sa giầu chất dinh dưỡng, là nguồn cấp thiết để chăm bón cho những cánh đồng lúa nhỏ của hàng trăm ngàn người sống ở mức chỉ đủ để tồn tại.
Cuộc khảo cứu cũng cảnh báo rằng một loạt các đập nước trên dòng chính dự định xây ở Lào và Campuchia sẽ còn gây những tác động tệ hại hơn nữa.
Ông Baran nói: “Nếu 11 đập nước trên dòng chính được xây dựng thì dự kiến có tới 75 phần trăm lượng phù sa sẽ bị các đập này chận lại.”
Các nước xây đập trên dòng chính của sông Mekong trước hết phải thực hiện các cuộc nghiên cứu chi tiết về tác động để đo lường xem những đập này ảnh hưởng như thế nào đến các lân quốc.
Nhưng các đập nước xây trên các nhánh sông – như Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San – thì không đòi hỏi phải tiến hành những cuộc nghiên cứu như thế.
Bà Ame Trandem là Giám đốc Chương trình Ðông Nam Á của Các Dòng sông Quốc tế, một tổ chức độc lập về môi trường. Bà nói việc đánh giá tác động đối với môi trường của Ðập số 2 ở Hạ nguồn sông Se San “hoàn toàn thiếu sót.”
Bà Trandem cho biết: “Bởi vì đó là một dự án chi nhánh sông nên chưa bao giờ phải trải qua mức độ tham vấn tương tự. Và, vì thế mà thông tin do các chuyên gia đưa ra chưa đến được chính phủ qua những kênh tương tự. Theo tôi, nếu có thêm chi tiết thông tin đến được với chính phủ, thì chính phủ sẽ xem xét lại.”
VOA đã tìm cách nói chuyện với giới hữu trách Campuchia về tác động của đập nước, nhưng được cho biết là người chịu trách nhiệm về các đập thủy điện - Bộ trưởng Công Nghiệp, Mỏ và Năng lượng Suy Sem, quá bận rộn nên không thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn cho đến sau cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia vào tháng 7. Các nhân viên khác của bộ không muốn phát biểu và danh sách các câu hỏi gửi cho ông bộ trưởng không được phúc đáp.
Trong khi đó, công trình ở Ðập số 2 trên hạ nguồn sông Se San đã khởi đầu và hàng ngàn người sống trong những khu vực sẽ bị ngập dưới hồ chứa nước rộng 300 kilomet vuông đã được thông báo phải di dời.
Một trong những người đó là ông Pa Tou 37 tuổi. Ông nói không có ai trong số 400 gia đình thuộc sắc tộc thiểu số ở xã Srekor trên bờ sông Se San muốn rời bỏ khu này.
Ông Pa Tou nói đập nước sẽ khiến họ mất hết - những cánh đồng ruộng, những mảnh vườn trồng cây và nhà cửa. Hiện nay, họ có thể trồng đủ lúa trong 1 năm để tự nuôi sống cho năm tiếp theo và họ có thể nuôi một số gia súc để ăn thịt và để bán.
Có 3 người con gái, ông Pa Tou nói sẽ không còn các điều kiện như thế ở địa điểm định cư mới, cách con sông nhiều dặm. Ông nói đất ở đó rất cằn cỗi không trồng trọt được - phần lớn là đá sỏi hay đầy cây lớn – và không có các chẩn y viện và trường học. Ông lo sợ tất cả sẽ bị bỏ mặc trong tình trạng tệ hại hơn.
Tháng trước, công nhân bắt đầu chuẩn bị một khu vực ở vùng đông bắc Campuchia cho một dự án khổng lồ về thủy điện, là Ðập số 2 ở Hạ nguồn Se San với công suất 400 megawatt.
Ðập nước với kinh phí 800 triệu đôla trên con sông Se San, một nhánh chính của sông Mekong, sẽ khiến các công ty của Campuchia, Trung Quốc và Việt tham gia dự án phải mất 5 năm để xây.
Những người chống đối nói tổn phí thực sự của đập nước này sẽ phải trả bởi hàng triệu người dựa vào cá để có được nguồn protein.
Người dân Campuchia ăn nhiều cá nước ngọt hơn bất cứ người dân nước nào trên thế giới, theo ông Erin Baran, nhà nghiên cứu cấp cao của WorldFish, một tổ chức độc lập nghiên cứu về an ninh lương thực.
Ông Baran nói: “Vì thế mà dân chúng dựa rất nhiều vào nguồn protein động vật này. Và cho đến nay cá cũng là nguồn protein động vật hàng đầu.”
Thái Lan và Việt Nam có một khu vực gia súc dồi dào - với sản lượng lớn về gà và heo. Nhưng, tại Campuchia, cá chiếm tới 80 phần trăm nguồn protein động vật của dân chúng.
Các nhà khoa học ước lượng Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San có thể làm cho tổng sản lượng cá trong vùng châu thổ sông Mekong giảm đi 9,3 phần trăm.
Ông Baran nói tiếp: “Như thế có nghĩa là 9,3 phần trăm của 2,1 triệu tấn, một con số khổng lồ. Nói cách khác, sự thất thu theo dự kiến này tiêu biểu cho khoảng 200 ngàn tấn mỗi năm, nghĩa là cao hơn nhiều so với toàn bộ khu vực hải sản của Australia. Và cao gấp 9 lần so với sản lượng cá trong lục địa đánh bắt được ở Ðức hay ở Hoa Kỳ.”
Sự giảm sút theo ước tính được trình bầy trong một cuộc khảo cứu mà ông Baran là đồng tác giả, đăng tải hồi năm ngoái trong tập san “Thành quả của Hàn lâm viện Khoa học Quốc gia.”
Các nhà khảo cứu nhận thấy rằng trong số hàng chục các đập trên những nhánh sông dự kiến sẽ xây ở Lào, Việt Nam và Campuchia, Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San tính đến nay gây thiệt hại nhiều nhất cho ngư nghiệp.
Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San sẽ được xây dựng ở vài dặm thuộc hạ nguồn giao điểm của 2 trong số 3 con sông đó là sông Se San và sông Sre Pok. Các nhà khoa học nói bức tường dài 8 kilomét của đập nước sẽ ngăn loài cá thiên di - vốn chiếm 40 phần trăm tất cả các loài cá trong hệ thống sông ngòi này – không đến được thượng nguồn để đẻ trứng.
Cuộc khảo cứu cũng phát hiện là Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San sẽ giảm thiểu từ 6 đến 8 phần trăm lưu lượng phù sa giầu chất dinh dưỡng, là nguồn cấp thiết để chăm bón cho những cánh đồng lúa nhỏ của hàng trăm ngàn người sống ở mức chỉ đủ để tồn tại.
Cuộc khảo cứu cũng cảnh báo rằng một loạt các đập nước trên dòng chính dự định xây ở Lào và Campuchia sẽ còn gây những tác động tệ hại hơn nữa.
Ông Baran nói: “Nếu 11 đập nước trên dòng chính được xây dựng thì dự kiến có tới 75 phần trăm lượng phù sa sẽ bị các đập này chận lại.”
Các nước xây đập trên dòng chính của sông Mekong trước hết phải thực hiện các cuộc nghiên cứu chi tiết về tác động để đo lường xem những đập này ảnh hưởng như thế nào đến các lân quốc.
Nhưng các đập nước xây trên các nhánh sông – như Ðập số 2 ở hạ nguồn sông Se San – thì không đòi hỏi phải tiến hành những cuộc nghiên cứu như thế.
Bà Ame Trandem là Giám đốc Chương trình Ðông Nam Á của Các Dòng sông Quốc tế, một tổ chức độc lập về môi trường. Bà nói việc đánh giá tác động đối với môi trường của Ðập số 2 ở Hạ nguồn sông Se San “hoàn toàn thiếu sót.”
Bà Trandem cho biết: “Bởi vì đó là một dự án chi nhánh sông nên chưa bao giờ phải trải qua mức độ tham vấn tương tự. Và, vì thế mà thông tin do các chuyên gia đưa ra chưa đến được chính phủ qua những kênh tương tự. Theo tôi, nếu có thêm chi tiết thông tin đến được với chính phủ, thì chính phủ sẽ xem xét lại.”
VOA đã tìm cách nói chuyện với giới hữu trách Campuchia về tác động của đập nước, nhưng được cho biết là người chịu trách nhiệm về các đập thủy điện - Bộ trưởng Công Nghiệp, Mỏ và Năng lượng Suy Sem, quá bận rộn nên không thể sắp xếp một cuộc phỏng vấn cho đến sau cuộc tổng tuyển cử ở Campuchia vào tháng 7. Các nhân viên khác của bộ không muốn phát biểu và danh sách các câu hỏi gửi cho ông bộ trưởng không được phúc đáp.
Trong khi đó, công trình ở Ðập số 2 trên hạ nguồn sông Se San đã khởi đầu và hàng ngàn người sống trong những khu vực sẽ bị ngập dưới hồ chứa nước rộng 300 kilomet vuông đã được thông báo phải di dời.
Một trong những người đó là ông Pa Tou 37 tuổi. Ông nói không có ai trong số 400 gia đình thuộc sắc tộc thiểu số ở xã Srekor trên bờ sông Se San muốn rời bỏ khu này.
Ông Pa Tou nói đập nước sẽ khiến họ mất hết - những cánh đồng ruộng, những mảnh vườn trồng cây và nhà cửa. Hiện nay, họ có thể trồng đủ lúa trong 1 năm để tự nuôi sống cho năm tiếp theo và họ có thể nuôi một số gia súc để ăn thịt và để bán.
Có 3 người con gái, ông Pa Tou nói sẽ không còn các điều kiện như thế ở địa điểm định cư mới, cách con sông nhiều dặm. Ông nói đất ở đó rất cằn cỗi không trồng trọt được - phần lớn là đá sỏi hay đầy cây lớn – và không có các chẩn y viện và trường học. Ông lo sợ tất cả sẽ bị bỏ mặc trong tình trạng tệ hại hơn.