Tỷ lệ thất nghiệp trong khối 17 quốc gia sử dụng đồng euro của châu Âu lại vượt qua ngưỡng mới, nhích lên đến 12,1% trong tháng Ba.
Giới chức châu Âu hôm nay cho biết rằng 19,2 triệu người đang thất nghiệp ở khu vực đồng euro, với một 62.000 công nhân bị sa thải vào tháng trước.
Các nhà phân tích cho biết tin tức mới nhất về thị trường lao động khu vực châu Âu có khả năng sẽ gia tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất cơ bản khi các nhà hoạch định chính sách họp bàn vào cuối tuần này.
Lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục 0,75%, nhưng ngân hàng có thể cắt thêm 1/4 của 1 điểm phần trăm nữa trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trì trệ của châu lục này.
Giá tiêu dùng trên toàn khu vực châu Âu đã tăng thêm 1,2% trong năm qua, là mức thấp nhất trong hơn 3 năm và thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiềm chế lạm phát chỉ dưới mức 2% của ngân hàng trung ương.
Với nền kinh tế đình trệ, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đang kêu gọi chính sách mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bớt các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã được thông qua hòng cắt giảm công chi, một cách để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ chính phủ kéo dài 3 năm ở châu lục này.
Ở Ý, nơi tỷ lệ thất nghiệp là 11,5%, tân Thủ tướng Enrico Letta nói giảm tỷ lệ thất nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chương trình làm việc của mình.
Tỷ lệ thất nghiệp khác biệt khá nhiều trên toàn khu vực châu Âu trong tháng Ba. Tỷ lệ này ổn định ở mức 5,4% tại Ðức, là nước có nền kinh tế mạnh nhất trong khối. Nhưng ở Hy Lạp và Tây Ban Nha, hơn 1/4 lực lượng lao động đang thất nghiệp, và tỷ lệ thất nghiệp tăng đến mức 14,2% ở Síp sau khi quốc đảo này buộc phải thương thảo để xin gói cứu trợ quốc tế.
Theo lịch, quốc hội Síp đã bỏ phiếu về gói giải cứu vào hôm nay, trong đó bao gồm việc trưng thu một phần lớn những tài khoản ngân hàng lớn nhất ở nước này.
Giới chức châu Âu hôm nay cho biết rằng 19,2 triệu người đang thất nghiệp ở khu vực đồng euro, với một 62.000 công nhân bị sa thải vào tháng trước.
Các nhà phân tích cho biết tin tức mới nhất về thị trường lao động khu vực châu Âu có khả năng sẽ gia tăng áp lực lên Ngân hàng Trung ương châu Âu cắt giảm lãi suất cơ bản khi các nhà hoạch định chính sách họp bàn vào cuối tuần này.
Lãi suất đang ở mức thấp kỷ lục 0,75%, nhưng ngân hàng có thể cắt thêm 1/4 của 1 điểm phần trăm nữa trong nỗ lực thúc đẩy nền kinh tế trì trệ của châu lục này.
Giá tiêu dùng trên toàn khu vực châu Âu đã tăng thêm 1,2% trong năm qua, là mức thấp nhất trong hơn 3 năm và thấp hơn nhiều so với mục tiêu kiềm chế lạm phát chỉ dưới mức 2% của ngân hàng trung ương.
Với nền kinh tế đình trệ, nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đang kêu gọi chính sách mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm bớt các biện pháp thắt lưng buộc bụng đã được thông qua hòng cắt giảm công chi, một cách để giải quyết cuộc khủng hoảng nợ chính phủ kéo dài 3 năm ở châu lục này.
Ở Ý, nơi tỷ lệ thất nghiệp là 11,5%, tân Thủ tướng Enrico Letta nói giảm tỷ lệ thất nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong chương trình làm việc của mình.
Tỷ lệ thất nghiệp khác biệt khá nhiều trên toàn khu vực châu Âu trong tháng Ba. Tỷ lệ này ổn định ở mức 5,4% tại Ðức, là nước có nền kinh tế mạnh nhất trong khối. Nhưng ở Hy Lạp và Tây Ban Nha, hơn 1/4 lực lượng lao động đang thất nghiệp, và tỷ lệ thất nghiệp tăng đến mức 14,2% ở Síp sau khi quốc đảo này buộc phải thương thảo để xin gói cứu trợ quốc tế.
Theo lịch, quốc hội Síp đã bỏ phiếu về gói giải cứu vào hôm nay, trong đó bao gồm việc trưng thu một phần lớn những tài khoản ngân hàng lớn nhất ở nước này.