DAR ES SALAAM —
-Nhắm mục đích tăng gấp đôi số người có điện sử dụng ở Châu Phi phía nam sa mạc Sahara.
-Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế nói vùng này sẽ cần hơn 300 tỷ đôla đầu tư để tất cả mọi người có điện sử dụng vào năm 2030.
-Ðiện lực Phi Châu thoạt đầu sẽ gia tăng mức tiếp cận điện cho ít nhất thêm 20 triệu hộ gia đình và thực thể thương mại.
-Hoa Kỳ và các đối tác sẽ bắt đầu làm việc với Ethiopia, Ghana, Kenya, Liberia, Nigeria và Tanzania.
-Hoa Kỳ cam kết 7 tỷ đô la cho 5 năm sắp tới.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đến Dar es Salaam, Tanzania, là chặng dừng chót trong chuyến công du 3 quốc gia ở châu Phi. Ông Obama sẽ mở các cuộc hội đàm với tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete, và sẽ tiếp tục thúc đẩy việc cải thiện quan hệ kinh doanh với các nền kinh tế Phi Châu đang bộc phát. Từ Dar es Salaam, thông tín viên VOA Gabe Joselow gửi về bài tường thuật sau đây.
“Obamamania” là hàng tít trên nhật báo Citizen của Tanzania hôm nay vào lúc nước này đang tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ.
Chân dung ông Obama được treo trên các cột đèn khắp thành phố, cùng với lời chào mừng bằng tiếng Swahili “Karibu Tanzania.”
Cư dân thành phố xếp hàng dọc theo những con đường từ phi trường để được nhìn thấy đoàn xe của tổng thống.
Anh Boniface Deogratius là một sinh viên tại Viện Kỹ thuật Salaam, đặt hy vọng cao vào chuyến thăm của ông Obama.
Anh Deogratius nói: “Chúng tôi đang chuẩn bị để đón tiếp ông và thậm chí còn cùng chia sẻ nhiều điều với nhân dân Hoa Kỳ, về kinh tế, xã hội, để chúng tôi có thể đẩy đất nước tiến tới.”
Tanzania nằm trong số các nuớc nhận được nhiều ngoại viện nhất của Hoa Kỳ, đa số từ một dự án 700 triệu đô la để phát triển hạ tầng cơ sở của Tổng công ty Thách thức Thiên niên Kỷ.
Nhưng Tổng thống Hoa Kỳ hy vọng gia tăng đầu tư tư nhân tại Tanzania. Nền kinh tế nước này đang tăng trưởng ở mức 7 phần trăm mỗi năm, và hy vọng sẽ được hưởng lợi ích từ những vụ phát hiện mới về khí đốt thiên nhiên ngoài khơi.
Ông Obama sẽ mở một cuộc thảo luận bàn tròn với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và Phi Châu trong khi ông tiếp tục vận động cho việc tăng cường thương mại với các nước Phi Châu.
Ðầu tư của Hoa Kỳ ở châu Phi đang kém xa Trung Quốc, là nước nói rằng thương mại với châu lục này đạt tới mức gần 200 tỷ đôla hồi năm ngoái.
Các công ty Trung Quốc hiện diện hùng hậu tại Tanzania, với các hợp đồng về xây dựng cầu đường và các dự án cải tiến cảng Dar es Salaam.
Chuyến công du của ông Obama đến Tanzania diễn ra 4 tháng sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm nước này, ngay sau khi nhậm chức.
Ông Amedeus Shayo là một trong số những người chờ để được nhìn thấy đoàn xe của Tổng thống. Ông nói sự cạnh tranh với Trung Quốc là một yếu tố chính trong quyết định của ông Obama đến thăm nước này.
Ông Shayo nói: “Trung Quốc đã áp đảo Hoa Kỳ ở Châu Phi. Nói một cách thành thức, tôi đã đọc tất cả tin tức, tôi đã thấy tất cả các vụ đầu tư đang diễn ra ở đây, đó chính là bởi vì Trung Quốc đã chiếm ngự nước này.”
Ông Obama đến Tanzania sau khi đến Nam Phi, là nơi ông đã loan báo trong một bài diễn văn quan trọng ở Cape Town rằng Hoa Kỳ sẽ đóng góp 7 tỷ đôla vào một chương trình gọi là “Ðem Ðiện lực cho Châu Phi” mà Tổng thống nói là sẽ tìm cách tăng gấp đôi số người có điện sử dụng ở Châu Phi phía nam sa mạc Sahara.
Tanzania là một trong những nước được nhắm làm mục tiêu trong chương trình này. Ông Obama dự kiến sẽ nói thêm về chương trình này vào ngày mai trong một cuộc đi thăm đã định đến nhà máy điện Ubungo của Tanzania vào ngày cuối của chuyến công du của ông tại Phi Châu.
Sáng kiến Ðiện Châu Phi
Sáng kiến Ðiện Châu Phi-Nhắm mục đích tăng gấp đôi số người có điện sử dụng ở Châu Phi phía nam sa mạc Sahara.
-Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế nói vùng này sẽ cần hơn 300 tỷ đôla đầu tư để tất cả mọi người có điện sử dụng vào năm 2030.
-Ðiện lực Phi Châu thoạt đầu sẽ gia tăng mức tiếp cận điện cho ít nhất thêm 20 triệu hộ gia đình và thực thể thương mại.
-Hoa Kỳ và các đối tác sẽ bắt đầu làm việc với Ethiopia, Ghana, Kenya, Liberia, Nigeria và Tanzania.
-Hoa Kỳ cam kết 7 tỷ đô la cho 5 năm sắp tới.
“Obamamania” là hàng tít trên nhật báo Citizen của Tanzania hôm nay vào lúc nước này đang tiếp đón Tổng thống Hoa Kỳ.
Chân dung ông Obama được treo trên các cột đèn khắp thành phố, cùng với lời chào mừng bằng tiếng Swahili “Karibu Tanzania.”
Cư dân thành phố xếp hàng dọc theo những con đường từ phi trường để được nhìn thấy đoàn xe của tổng thống.
Anh Boniface Deogratius là một sinh viên tại Viện Kỹ thuật Salaam, đặt hy vọng cao vào chuyến thăm của ông Obama.
Anh Deogratius nói: “Chúng tôi đang chuẩn bị để đón tiếp ông và thậm chí còn cùng chia sẻ nhiều điều với nhân dân Hoa Kỳ, về kinh tế, xã hội, để chúng tôi có thể đẩy đất nước tiến tới.”
Tanzania nằm trong số các nuớc nhận được nhiều ngoại viện nhất của Hoa Kỳ, đa số từ một dự án 700 triệu đô la để phát triển hạ tầng cơ sở của Tổng công ty Thách thức Thiên niên Kỷ.
Nhưng Tổng thống Hoa Kỳ hy vọng gia tăng đầu tư tư nhân tại Tanzania. Nền kinh tế nước này đang tăng trưởng ở mức 7 phần trăm mỗi năm, và hy vọng sẽ được hưởng lợi ích từ những vụ phát hiện mới về khí đốt thiên nhiên ngoài khơi.
Ông Obama sẽ mở một cuộc thảo luận bàn tròn với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ và Phi Châu trong khi ông tiếp tục vận động cho việc tăng cường thương mại với các nước Phi Châu.
Ðầu tư của Hoa Kỳ ở châu Phi đang kém xa Trung Quốc, là nước nói rằng thương mại với châu lục này đạt tới mức gần 200 tỷ đôla hồi năm ngoái.
Các công ty Trung Quốc hiện diện hùng hậu tại Tanzania, với các hợp đồng về xây dựng cầu đường và các dự án cải tiến cảng Dar es Salaam.
Chuyến công du của ông Obama đến Tanzania diễn ra 4 tháng sau khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đi thăm nước này, ngay sau khi nhậm chức.
Ông Amedeus Shayo là một trong số những người chờ để được nhìn thấy đoàn xe của Tổng thống. Ông nói sự cạnh tranh với Trung Quốc là một yếu tố chính trong quyết định của ông Obama đến thăm nước này.
Ông Shayo nói: “Trung Quốc đã áp đảo Hoa Kỳ ở Châu Phi. Nói một cách thành thức, tôi đã đọc tất cả tin tức, tôi đã thấy tất cả các vụ đầu tư đang diễn ra ở đây, đó chính là bởi vì Trung Quốc đã chiếm ngự nước này.”
Ông Obama đến Tanzania sau khi đến Nam Phi, là nơi ông đã loan báo trong một bài diễn văn quan trọng ở Cape Town rằng Hoa Kỳ sẽ đóng góp 7 tỷ đôla vào một chương trình gọi là “Ðem Ðiện lực cho Châu Phi” mà Tổng thống nói là sẽ tìm cách tăng gấp đôi số người có điện sử dụng ở Châu Phi phía nam sa mạc Sahara.
Tanzania là một trong những nước được nhắm làm mục tiêu trong chương trình này. Ông Obama dự kiến sẽ nói thêm về chương trình này vào ngày mai trong một cuộc đi thăm đã định đến nhà máy điện Ubungo của Tanzania vào ngày cuối của chuyến công du của ông tại Phi Châu.